Vô trách nhiệm trong công tác PCCC mới chỉ là 1 trong số rất nhiều những điều "không thể chấp nhận được" tại hàng loạt dự án chung cư giá rẻ do Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư tại Hà Nội.Mới đây, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội đã công bố 38 công trình cao tầng đang được sử dụng nhưng không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong danh sách này có tới 15 công trình do Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản là đơn vị chủ quản.
Trước vấn đề này, tại phiên chất vấn trong kỳ họp thứ 2, HĐND TP khóa XV ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã phải thốt lên rằng: “Bây giờ Tập đoàn Mường Thanh có tới 15/38 công trình sai phạm về phòng cháy chữa cháy là không thể chấp nhận được. Một công trình đã đành, chứ tận 15 công trình thì thời gian tới khắc phục thế nào?”
 |
Chung cư của đại gia Lê Thanh Thản đã nhiều lần xảy ra sự cố cháy nổ khiến người dân hoang mang |
Còn theo Đại tá Tô Xuân Thiều – Phó giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội cũng phải công nhận với giới truyền thông rằng: “Tập đoàn Mường Thanh chấp hành pháp luật về công tác đảm bảo an toàn PCCC chưa nghiêm. Họ chỉ chú ý đến việc phát triển hệ thống nhà cao tầng chứ chưa chú trọng đến việc xây dựng các hệ thống PCCC".
"Đặc biệt nhà thiết kế của Mường Thanh thường gấp đôi lên so với thiết kế. Chẳng hạn ngày trước có 8 căn hộ nhưng sau này thi công họ nhân gấp đôi thành 16 căn hộ. Mỗi một tầng đều nhân đôi như vậy. Vì thế hệ thống điện, nước không đáp ứng được nên dẫn đến tình trạng chập, cháy quá tải. Bên cạnh đó, dân vào các chung cư đó thường là những người không có nhiều tiền, họ ở rất đông. Cho nên cũng tạo nên một sức ép rất lớn cho công tác PCCC”, ông Thiều nhấn mạnh.
Công tác PCCC không đảm bảo là nguyên nhân gây là hàng loạt vụ cháy tại các chung cư của đại gia Lê Thanh Thản, đỉnh điểm có những thời điểm trong vòng chưa đầy 1 tháng các tòa chung cư của vị đại gia này đã cháy 3 lần, nghiêm trọng nhất là vụ cháy tầng hầm chung cư CT4A tại Khu Đô Thị Xa La khiến hàng trăm xe máy bị thiêu trụi.
Ngoài nỗi lo nơm nớp về cháy nổ, hàng chục nghìn người dân sống tại các khu chung cư của vị đại gia này đang hàng ngày phải vật lộn với tình trạng quá tải về các dịch vụ chung như thang máy, nhà để xe, không gian công cộng.
“Tổ hợp lò bát quái” là tên gọi được cư dân ở đây đặt cho 12 tòa nhà HH Linh Đàm của đại gia Lê Thanh Thản. Đánh giá về khu chung cư này ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng từng bức xúc nói: "Không thể có mật độ dày đặc như vậy được, ai cho phép xây dựng như vậy, đúng là “băm nát” quy hoạch. Không thể hình dung được, tại sao có 5ha mà lại được phép xây 12 tòa nhà cao tầng".
Còn theo ông Trần Toàn Thương, Phó chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt cũng từng trả lời báo chí: “Tính riêng dân số 12 tòa HH của ông Lê Thanh Thản bằng cả phường Hoàng Liệt. Mật độ dân số quá cao, không hiểu quy hoạch như thế nào chứ mai này người dân vào ở thì lấy đâu chỗ để xe, không gian sinh hoạt cộng đồng".
Theo ước tính, mỗi thang máy tại các tòa chung cư HH phải cõng 400 người mỗi ngày. Chị Minh Anh, một cư dân sống tại tòa HH4B cho biết: “Tòa nhà tôi ở có 6 thang máy, thì 1 thang chở hàng. Các thang còn lại luôn trong tình trạng quá tải. Giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều tối thì hơn tắc đường, người đợi thang máy đông như trẩy hội. Tính ra, 1 thang máy phải phục vụ tới 116 căn hộ, tương ứng khoảng hơn 400 người mỗi ngày, thử hỏi không ùn tắc sao được”.
Đối với tòa chung cư tại Khu đô thị Xa La, Đại Thanh, Kim Văn Kim Lũ cũng không khá hơn là mấy. Chị Hương, một cư dân sống tại khu đô thị Đại Thanh cho biết: "Khổ nhất là mỗi lần lấy xe phải vật lộn. Hầm để xe máy quá chật, hàng nghìn xe máy chen nhau chỗ, mỗi sáng sớm đi làm lấy được xe ra khỏi hầm không khác gì đánh vật".
Chưa hết bàng hoàng với sự cố vỡ đường ống, nước ngập chung cư tại tòa nhà CT12B, khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ gây mất điện, hư hỏng thang máy nhiều giờ, cô Thúy cư dân của tòa này cho biết dù mới dọn về ở được gần 3 năm nhưng tường và trần nhà đã có dấu hiệu ngấm nước. Các thiết bị nhà vệ sinh cũng đã có dấu hiệu hư hỏng..."Tôi biết tiền nào của nấy nhưng với số tiền gần 1 tỷ gia đình tôi đã bỏ ra mua căn nhà này tôi đã bắt đầu cảm thấy hối hận".
Trước những sai phạm tại hàng loạt dự án chung cư giá rẻ của đại gia Lê Thanh Thản, từ tháng 10/2015 UBND đã có nhiều biện pháp mạnh như quyết định thanh tra toàn diện dự án của ông Lê Thanh Thản hay dừng không xem xét việc giao chủ đầu tư, cấp phép đầu tư đối với các dự án mới trên địa bàn thành phố cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, những biện pháp này dường như vẫn chưa đủ mạnh.
Mới đây, khẳng định một lần nữa tại phiên chất vấn trong kỳ họp thứ 2, HĐND TP khóa XV ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu "Cảnh sát PCCC phải tiếp tục thanh tra, kiểm tra các dự án sai phạm về PCCC của Tập đoàn Mường Thanh để xử lý.....chúng tôi chỉ khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn chân chính, đúng pháp luật chứ chúng tôi không ủng hộ doanh nghiệp làm sai”, ông Chung nhấn mạnh.
Theo Trí thức trẻ
" alt=""/>Những điều 'không thể chấp nhận được' tại loạt dự án chung cư của đại gia Lê Thanh Thản
Việc Hà Nội đồng ý cho doanh nghiệp quảng cáo đầu tư 1.000 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC), đổi lại doanh nghiệp này được khai thác quảng cáo trên các cầu vượt bộ hành và cầu vượt cơ giới trong 10 năm để thu hồi vốn, có ý kiến cho rằng việc này cần xem xét kỹ lưỡng tránh bất cập. |
Các NVSCC của Hà Nội trong tình trạng vừa thiếu, vừa bẩn thỉu. Ảnh: Tú Anh |
UBND thành phố Hà Nội vừa đồng ý về chủ trương để Công ty cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing (Công ty Vinasing), triển khai dự án đầu tư 1.000 NVSCC; 10 xe bồn chuyên dụng; 50 cây lọc nước tự động uống trực tiếp và 200 ghế đặt tại các nơi công cộng để phục vụ cộng đồng. Đổi lại Công ty Vinasing được khai thác quảng cáo trên các cầu vượt bộ hành và cầu vượt cơ giới trên địa bàn thành phố trong 10 năm để thu hồi vốn. Đồng thời, chịu trách nhiệm duy tu, duy trì các cầu vượt theo quy định.
Thành phố đã giao Sở Xây dựng chủ trì cùng các đơn vị liên quan và nhà đầu tư khảo sát địa điểm đặt NVSCC. Còn Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện việc khảo sát, thiết kế quảng cáo tại các địa điểm cụ thể. Đồng thời, rà soát và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định về quảng cáo tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
Trao đổi với Tiền Phong ông Lê Minh Thơ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinasing cho biết, doanh nghiệp sẽ tự bỏ tiền để đầu tư 1.000 NVSCC bàn giao cho Hà Nội. “Chúng tôi chỉ chi tiền còn việc thiết kế, thi công phải thuê các đơn vị có chuyên môn”, ông Thơ cho biết.
Theo lãnh đạo Công ty Vinasing, đơn vị đang gấp rút thực hiện mẫu NVSCC để trình thành phố phê duyệt. Phương án mà doanh nghiệp này đưa ra là có hai loại NVSCC với diện tích gần 7m2 và loại 4 m2. “Số vốn để đầu tư cho 1.000 NVSCC này khoảng trên 100 tỷ đồng, chúng tôi không chỉ thực hiện ở Hà Nội mà còn đề xuất với TPHCM để xây 1.000 NVSCC”, đại diện Công ty Vinasing cho hay.
Tránh nơi thừa, nơi thiếu
Về yêu cầu trang thiết bị của 1.000 NVSCC, Hà Nội đưa ra tiêu chí là phải đồng bộ về trang thiết bị, đảm bảo thẩm mỹ, phù hợp với cảnh quan của từng địa điểm. “Hiện mẫu NVSCC của nhà đầu tư chưa trình thành phố phê duyệt, còn về địa điểm lắp đặt Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc đang khảo sát. Nhưng ở TPHCM, nhà đầu tư đưa ra phương án các NVSCC được thiết kế dạng lắp ghép (bán kiên cố), không phải đào bới đường. Hệ thống xử lý nước, xả thải, môi trường thông qua xe bồn. Thời gian thực hiện dự án khoảng 10-12 tháng”, một quan chức cho biết.
Trao đổi với phóng viên, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, việc Hà Nội cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức xã hội hóa là rất cần thiết trong bối cảnh thành phố rất thiếu NVSCC. “Cho doanh nghiệp làm NVSCC là tốt nhưng cần phải có quy hoạch, bố trí địa điểm lắp đặt khoa học, hợp lý. Con số 1.000 NVSCC là rất lớn nên phải có quy hoạch về địa điểm đặt 1.000 NVSCC này ở đâu, nơi nào. Chứ không rồi sẽ xảy ra tình trạng có nơi nhiều quá, nơi thiếu quá. Hơn nữa, địa điểm này phải do cơ quan chức năng giới thiệu trên cơ sở đúng quy hoạch chứ không để cho doanh nghiệp tự làm”, ông Tùng phân tích.
Theo KTS Tùng, mẫu thiết kế NVSCC cũng cần phải thống nhất, tránh tình trạng mỗi doanh nghiệp làm một kiểu. Trong đó, phải tính đến việc tiết kiệm diện tích lắp đặt NVSCC (10 - 20m2). “Doanh nghiệp bỏ tiền ra họ phải có lợi nhưng cho quảng cáo trên các cầu vượt phải nằm trong sự kiểm soát, không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Hơn nữa, vì Hà Nội đang lập lại trật tự về tình trạng bát nháo trong quảng cáo thì việc cho phép doanh nghiệp khai thác quảng cáo ở những vị trí này phải xem xét kỹ lưỡng”, ông Tùng nói.
Theo Sở Xây dựng, toàn thành phố có 340 NVSCC, trong đó có 236 nhà xây cố định, phân bố trong các ngõ xóm, khu tập thể cũ và 104 nhà vệ sinh bằng thép được đặt trên đường phố, nơi vui chơi giải trí, điểm chờ xe buýt. |
TheoTiền phong
Theo Sở Xây dựng, toàn thành phố có 340 NVSCC, trong đó có 236 nhà xây cố định, phân bố trong các ngõ xóm, khu tập thể cũ và 104 nhà vệ sinh bằng thép được đặt trên đường phố, nơi vui chơi giải trí, điểm chờ xe buýt.
" alt=""/>Đổi 1.000 nhà vệ sinh, Hà Nội có 'loạn' quảng cáo?