Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết người bệnh rất may mắn khi được phát hiện và điều trị kịp thời “ổ bệnh” nguy hiểm.
Nếu bệnh nhân không được điều trị, khối u tuyến yên sẽ lớn lên, chèn ép các phần lân cận của não, các dây thần kinh liên quan đến thị giác hoặc các cấu trúc quan trọng khác. Nguy hiểm hơn, khối u tuyến yên có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Ngoài ra, tình trạng suy thận nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến suy thận mức độ nặng và phải chạy thận nhân tạo, lọc máu chu kỳ, biến chứng thận, thần kinh, thị giác, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình tách thành động mạch chủ, suy tim…
Bác sĩ Hương khuyến cáo người dân cần chủ động đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ hằng năm để có thể phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Các bác sĩ cũng giải đáp thắc mắc, tư vấn những vấn đề về việc bệnh nhân COPD nói riêng và người cao tuổi nói chung tự chăm sóc sức khoẻ bản thân, từ đó nâng cao chất lượng sống, giúp người cao tuổi sống vui - sống khỏe - sống có ích, giảm bớt được phần nào gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hải Hà, khoa Bệnh cấp tính và cấp cứu, người cao tuổi thường có xu hướng mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy dinh dưỡng và cả những vấn đề về nhận thức, chức năng hoặc xã hội. Những điều này làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng người cao tuổi.
Khi đến tuổi xế chiều, người cao tuổi thường có nhiều thay đổi về mặt tinh thần và thể chất, biểu hiện ở những yếu tố sau:
Người cao tuổi thường cảm thấy cô đơn vì ít nhận được sự quan tâm, hỏi han từ phía con cháu. Họ dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý như cô đơn, lo âu, hoài cổ, nóng nảy hay bi quan,... Trầm cảm, lo âu và buồn chán càng khiến người cao tuổi thấy thiếu nghị lực và mất dần niềm tin để chống chọi lại với những vấn đề sức khỏe ở tuổi già.
Người cao tuổi phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý và thể chất. Cơ thể không còn nhanh nhẹn, lại thêm việc lớn tuổi phải nghỉ hưu, không còn làm việc như trước nữa nên dễ khiến người già trở nên tủi thân, cảm thấy bản thân vô dụng, không được tôn trọng, dễ cáu gắt, muốn được chú ý đến.
Người cao tuổi thường ăn uống không ngon miệng, hệ tiêu hoá hấp thu kém, thường mắc nhiều bệnh lý về tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, thận càng khiến sức khỏe suy yếu, sức đề kháng kém, gầy sụt. Vì vậy khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ chất.
Trong Chương trình Hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ, trợ giúp y tế, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là nhiệm vụ và giải pháp đầu tiên.
Cụ thể, triển khai kịp thời chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý theo dõi sức khỏe người cao tuổi ở y tế tuyến xã…; Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người cao tuổi.
" alt=""/>Thầy thuốc đồng hành, chia sẻ kiến thức chăm sóc người cao tuổiTại Lạng Sơn, Trường Trung học phổ thông Hòa Bình xã Hòa Bình (huyện Chi Lăng) và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lộc Bình vừa phối hợp cơ quan y tế tổ chức các buổi giáo dục truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh. Tham gia 2 chương trình có hơn 1.000 học sinh và đại diện Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo của các nhà trường.
Tại buổi truyền thông, các cán bộ khoa Sức khỏe sinh sản Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn đã truyền đạt đến học sinh những thông tin cơ bản về tuổi dậy thì, tình dục an toàn và đồng thuận; các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục; tảo hôn và hôn nhân cận huyết; phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; một số kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên...
Tại Lạng Sơn, nội dung giáo dục về giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, hệ lụy của việc phá thai, bình đẳng giới, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đưa vào trong chương trình giáo dục trong và ngoài nhà trường, trở thành chủ đề quen thuộc trong hoạt động ngoại khóa của các trường.
Bình quân mỗi năm, các trường THCS, THPT, phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh miền núi phía Bắc này tổ chức được 80 buổi ngoại khóa về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho trên 10.000 lượt học sinh.
Điều đáng nói, tại các buổi tuyên truyền, thay vì thuyết trình tập trung, các trường đã chia học sinh thành 2 nhóm riêng theo giới tính (nam, nữ) và gửi tài liệu để học sinh tự hỏi và trả lời. Nhờ đó, các em bớt tâm lý ngại ngùng, thẳng thắn chia sẻ các vấn đề để được sự tư vấn phù hợp.
Tại các buổi tuyên truyền tại hai trường Trung học phổ thông Hòa Bình xã Hòa Bình (huyện Chi Lăng) và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lộc Bình mới đây, việc truyền thông được tổ chức bằng hình thức sinh động như: đặt câu hỏi, trả lời trực tiếp; trò chơi đuổi hình bắt chữ; giải ô chữ... Điều này đã thu hút sự tham gia hưởng ứng của đông đảo học sinh.
Các buổi truyền thông nhằm giúp cho học sinh có nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu và các mối quan hệ khác giới, trang bị cho học sinh những kỹ năng sống cần thiết, góp phần cải thiện hành vi, thái độ, hình thành lối sống lành mạnh, đúng đắn, tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn lứa tuổi học đường, ngăn phá thai không an toàn và các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe bản thân.
Khảo sát vào năm 2021 của UNICEF cho thấy, tại Việt Nam, tỷ lệ nam thanh niên quan hệ tình dục trước 15 tuổi là 0,2%. Tỷ lệ này ở nữ giới cao hơn, khoảng 0,9%. Thậm chí, có đến 8,9% nữ từ 15-19 tuổi đã quan hệ tình dục với bạn tình hơn mình 10 tuổi.
Trong tất cả hơn 4.700 hồ sơ đình chỉ thai nghén tự nguyện trong năm 2022 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có 51 hồ sơ là trẻ vị thành niên, chiếm hơn 1% tổng số ca phá thai tại viện trong năm. Tuổi thai trung bình của 51 ca này là 13,5; thấp nhất là 6 tuần, cao nhất là 25. Trong số 51 trẻ vị thành niên phá thai này, 27 trường hợp thai 3 tháng đầu, chiếm gần 53%, số còn lại là phá thai to trên 12 tuần.
" alt=""/>Đẩy mạnh truyền thông giáo dục để học sinh hiểu đúng về tâm sinh lý lứa tuổi