Nhận định, soi kèo Newcastle vs Ipswich Town, 21h00 ngày 26/4: Hướng về Top 4
Với diện tích 1.648.000km², dân số khoảng 80 triệu người, khoảng 7 triệu người trong độ tuổi động viên, Cộng hòa Hồi giáo Iran duy trì lực lượng vũ trang gồm quân đội chính quy, vệ binh cách mạng Hồi giáo và cảnh sát.Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là lực lượng hoàn toàn độc lập với quân đội chính quy và có ngân sách riêng, được đào tạo bài bản, phục tùng vô điều kiện và rất trung thành với chế độ. IRGC gồm lục quân, không quân, hải quân, đặc nhiệm và dân quân. Tổng quân số 150.000 người, được tổ chức thành 15 sư đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn dù, 1 lữ đoàn tên lửa Shahab 1/2 và 1 tiểu đoàn tên lửa Shahab 3.
 |
Các thành viên Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Ảnh: Imago Press |
Quân đội chính quy có 4 quân chủng: Lục quân, Hải quân, Phòng không và Không quân.
Lục quân
Lục quân có 350.000 quân, gồm 5 quân đoàn, 6 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn thiết giáp, 1 lữ đoàn tác chiến đặc biệt, 2 sư đoàn đặc công, 1 lữ đoàn đổ bộ đường không và 6 lữ đoàn pháo binh.
Lục quân Iran khá mạnh, có khoảng 1.700 xe tăng các loại; 1.250 xe thiết giáp, xe bọc thép chở quân; 310 pháo tự hành, 2.010 pháo xe kéo từ 120mm, 155mm, 170mm, 175mm đến 203mm; gần 900 giàn hỏa tiễn các loại; 200 rốc-két chống tăng; 1.700 súng phòng không; 650 tên lửa; 230 máy bay trực thăng các loại..
Phần lớn các trang thiết bị mua từ nước ngoài, các linh kiện chủ yếu gặp khó khăn do cấm vận. Iran cũng sản xuất được một số loại pháo như HM41/44/50/51, nhiều loại trang thiết bị điện tử, quang học, thuốc nổ, bom, mìn, lựu đạn đáp ứng cho tác chiến bộ binh.
Tuy nhiên, Iran có lực lượng tên lửa mạnh nhất ở Trung Đông. Một số tên lửa đạn đạo và hành trình của Iran có khả năng tấn công Israel, cũng như vươn tới một phần đông nam châu Âu.
Hải quân
Hải quân Iran (IRIN) có cơ cấu và số lượng ít nhất trong các quân binh chủng, vì mục tiêu ban đầu của lực lượng này chỉ là bảo vệ một số cảng biển nối liền với những tuyến đường biển quan trọng vận chuyển dầu lửa của khu vực rốn dầu Trung Đông.
IRIN có 18.000 quân, tổ chức thành 4 vùng hải quân, mỗi vùng đều được biên chế lực lượng tàu ngầm, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu, xuồng đệm khí, xuồng đổ bộ tiến công, các đơn vị không quân hải quân, hải quân đánh bộ và đặc công nước.
Trong khi đó, hải quân của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo có 20.000 quân, được trang bị tên lửa, ngư lôi, các đơn vị tàu tuần tiễu nhỏ, một số đơn vị tên lửa phòng thủ bờ biển, hải quân đánh bộ và đặc công.
Cả IRIN và hải quân IRGC được biên chế gần 400 tàu tuần tiễu và tiến công ven biển; 5 tàu tiến công mặt nước; 13 tàu đổ bộ; 5 tàu rải và quét mìn; 140 tàu, xuồng tuần tra ven biển; gần 20 tàu ngầm tải trọng 200 tấn đến 1.500 tấn.
Lực lượng không quân hải quân được trang bị nhiều trực thăng tấn công đa năng Mi-8, Mi-171; 3 máy bay chống ngầm; 3 máy bay cảnh báo sớm; 13 máy bay vận tải; 30 máy bay trực thăng; 8 máy bay chiến đấu không người lái..
Ngoài việc tăng cường khả năng tự nghiên cứu và tự đóng mới các loại tàu chiến và trang bị vũ khí hải quân, Iran còn mua sắm, trang bị cho hải quân tàu ngầm lớp Kilo từ Nga, tàu tấn công cao tốc từ Trung Quốc.
Phòng không
Phòng không Iran có khoảng 12.000 quân, chia thành 5 cụm phòng không. Iran chú trọng triển khai các trận địa tên lửa phòng không trang bị các loại tên lửa: I-HAWK, SA-1, SA-5, SA-6, SA-15, FM-80 và Rapier, cùng nhiều trận địa pháo phòng không với các loại pháo 100mm, 57mm, 35mm và 23mm. Ngoài ra, Iran có các loại tên lửa phòng không tầm bắn từ 75km đến 260km…
Iran có thể nhanh chóng triển khai các bệ phóng tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động ở bất cứ nơi nào dọc theo bờ biển của họ; các tên lửa này có hệ thống tự điều khiển và ra-đa tìm mục tiêu. Ý đồ của Iran là dùng các tên lửa phòng thủ bờ biển kết hợp với các dàn phóng rốc-két đa nòng và pháo bờ biển để áp đảo lực lượng đối phương.
Không quân
Không quân chính quy Iran có khoảng 40.000 quân đóng tại 10 căn cứ không quân chiến đấu, 5 liên đội máy bay tiêm kích, 9 liên đội máy bay cường kích, 1 phi đội trinh sát mặt đất, 1 phi đội trinh sát biển, 6 phi đội vận tải, 1 liên đội trực thăng và 21 tiểu đoàn tên lửa đất đối không.
Không quân của IRGC có khoảng 5.000 quân, gồm một số đơn vị làm nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên bộ, huấn luyện và vận tải.
Ở cả hai lực lượng, Iran có 183 máy bay tiêm kích, 43 máy bay cường kích, phần lớn là các máy bay thuộc thế hệ 1970 của Liên Xô và Trung Quốc; 11 máy bay trinh sát; 102 máy bay vận tải; 119 máy bay huấn luyện; 34 trực thăng CH-47 Chinook, Bell 206A và AB-214C.. Iran đã tự chế tạo được máy bay chiến đấu, phần lớn theo mô hình F-5A và F-5E của Mỹ.
Những năm gần đây, Iran tập trung triển khai chương trình chế tạo máy bay không người lái làm nhiệm vụ trinh sát và chiến đấu. Iran cũng sản xuất đạn có điều khiển cho không quân chính quy.
Theo giới phân tích quân sự, chương trình hạt nhân của Iran vẫn còn nhiều điều bí ẩn và những tiến bộ trong lĩnh vực này chưa rõ ràng. Có ý kiến cho rằng Iran có nhiều yếu tố và điều kiện để tạo ra khả năng hạt nhân quân sự, chỉ cần 2-3 tháng để làm giàu uranium ở cấp độ vũ khí.
Nguyên Phong

Mỹ chính thức kích hoạt cơ chế tái trừng phạt Iran
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 20/8 đã đến trụ sở Liên Hợp Quốc để kích hoạt quy trình đảo ngược, nhằm tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran.
" alt=""/>Khái quát về quân đội Iran
Báo The Straits Times dẫn thông tin từ Bộ Y tế Singapore xác nhận số liệu trên vào chiều nay (20/4). Đây là mức tăng cao nhất tính theo ngày kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại đảo quốc này hồi tháng 1. Đến nay, Singapore đã có hơn 8.000 người dương tính với virus corona chủng mới. |
Một góc sân bay Changi hồi tháng 3/2020. (Ảnh: CNN) |
Hồi tháng 3, Singapore từng được ca ngợi như một điển hình trong cuộc chiến chống Covid-19 mà không cần phải áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Với chưa đầy 6 triệu dân và diện tích khoảng 700km2, Singapore chỉ có biên giới chung trên bộ với Malaysia nên có rất nhiều lợi thế kiểm soát dịch bệnh. Các biện pháp như sàng lọc, truy dấu các ca nhiễm và cách li tất cả khách du lịch từ nước ngoài ngay từ giai đoạn đầu đã góp phần giúp Singapore đạt được thành công ấn tượng.
Bên cạnh đó, Singapore còn là nước có hệ thống y tế hàng đầu thế giới. Trong một báo cáo khoa học gần đây, nhóm chuyên gia tại trường Y tế Công thuộc Đại học Harvard Mỹ chỉ ra rằng Singapore có hệ thống hồ sơ theo dõi bệnh rất tốt và khả năng phát hiện các ca bệnh cao gấp 3 lần mức trung bình của thế giới.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 4, xu hướng dịch bệnh bất ngờ đảo ngược khi làn sóng lây nhiễm thứ 2 tấn công Singapore.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Singapore hứng làn sóng lây nhiễm đầu tiên từ du khách Trung Quốc. Tuy nhiên, phần lớn làn sóng lây nhiễm thứ hai lại liên quan đến người Singapore trở về từ các nước như Mỹ và Anh. Sau đó, tình hình càng đáng lo ngại khi xuất hiện một số ca nhiễm không rõ nguồn gốc trong cộng đồng lao động nhập cư.
Hãng tin Mỹ CNN cho rằng, đó là do Singapore chủ quan. Nước này dường như đã bỏ qua các trường hợp nhiễm bệnh trong nhóm lao động nhập cư sống ở các ký túc xá chật chội và đánh giá tháp tốc độ lây nhiễm trong thành phố vốn không hề áp dụng các biện pháp phong tỏa.
Cũng theo CNN, sự thoải mái ở Singapore so với các nước khác chỉ khả thi nếu các ca nhiễm từ nước ngoài được ngăn chặn, và các trường hợp lây bệnh tiềm tàng được phát hiện và xử lý kịp thời. Nhưng nếu biện pháp này thất bại thì tốc độ lây lan của virus từ người này sang người khác sẽ lớn hơn ở những quốc gia chủ trương phong tỏa và cách li nghiêm ngặt.
 |
Đại dịch Covid-19 quay trở lại tấn công Singapore, cảnh báo các quốc gia trong khu vực cần tăng cường phòng, chống dịch. Ảnh minh họa tại sân bay Nội Bài. |
Nhiều ổ dịch liên quan lao động nhập cư, hầu hết đến từ Nam Á và sống trong những ký túc xá đông đúc, dường như đã bị bỏ qua trong chiến dịch xét nghiệm ban đầu.
"Các ký túc xá đó giống như một quả bom hẹn giờ đang chờ phát nổ", CNN dẫn bình luận của Tommy Koh - một luật sư và từng là nhà ngoại giao của Singapore - viết trên Facebook.
Singapore vẫn có cơ hội tốt để kiểm soát tốt tình hình nhờ diện tích đất nước nhỏ, một chính phủ mạnh và hệ thống chăm sóc y tế hiệu quả. Nhưng có thể nói số ca nhiễm mới đang tăng mạnh trở lại ở nước này là một bài học cho phần còn lại của thế giới trong cuộc chiến đẩy lui đại dịch Covid-19, vốn đang quét qua 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Vũ Văn Điệp
" alt=""/>Lý do đại dịch Covid
Vào thời gian này, với sự giúp đỡ của Liên Xô, quân đội Ai Cập đã được xây dựng khá mạnh, nhất là lực lượng không quân và phòng không.Cuộc chiến khốc liệt
12 giờ ngày 6/10/1973, quân đội Ai Cập bắt đầu cuộc chiến bằng màn hoả lực dài 53 phút với 2.000 khẩu pháo, cối, cùng 700 máy bay đánh phá các mục tiêu quan trọng của Israel ở Sinai. Đồng thời, người nhái bơi qua kênh Suez để phá gỡ các xen-xơ, dây điện thoại của Israel.
Sau khi bắn mở màn, pháo binh Ai Cập chuyển làn bắn phá tuyến phòng thủ thứ hai ở sâu về phía đông của Israel. Pháo đi cùng của bộ binh và pháo xe ở bờ phía tây kênh Suez thay thế pháo binh bắn phá tuyến 1.
Trong khi pháo binh bắn phá, từ các trạm bơm nổi ở giữa kênh, công binh dùng vòi rồng bắn những cột nước có áp lực cao để phá con đê cát của Israel, sau gần 5 giờ mở được 77 cửa rộng 6m, dài 200m (chiều rộng con đê), với khối lượng 640.640 tấn cát.
 |
Pháo binh Israel tham chiến. Ảnh: Modern War Institute - West Point |
Khi các cửa mở xong, xe bọc thép chở bộ binh vượt kênh đánh chiếm và mở rộng đầu cầu. Thuyền cao su và phà chở các toán bộ binh mang tên lửa chống tăng sang tăng cường cho lực lượng giữ đầu cầu. Cùng lúc, công binh dùng thuốc nổ và máy húc san hai bờ kênh để chuẩn bị bắc cầu. 15h30, cầu được bắc xong. Đến đêm, quân Ai Cập đã thiết lập được các trận địa đầu cầu vững chắc bên phía bờ đông kênh Suez.
Cũng trong giai đoạn mở đầu này, Ai Cập dùng trực thăng đổ bộ 20 tiểu đoàn biệt kích vào hậu phương Israel, tiến công sở chỉ huy tiền phương, căn cứ không quân, đồng thời phục kích, đánh chặn các đoàn xe của Israel trên các trục đường chính gây hỗn loạn ở hậu phương. Bị tấn công bất ngờ, phải mất 40 phút, không quân Israel mới xuất kích.
Tới ngày thứ 7, thứ 8, Ai Cập vẫn tổ chức vượt sông. Ngày thứ 9, họ đột phá tuyến thứ 2 của Israel (cách bờ kênh khoảng 5-10 dặm), kiểm soát toàn bộ bờ đông kênh đào và thâm nhập sâu vào khu vực phòng ngự từ 3 đến 10 dặm. Sau khi tiến cách xa các ô phòng không cố định, Ai Cập chuyển sang phòng ngự.
Do sơ hở trong phòng ngự giữa quân đoàn II và quân đoàn III của Ai Cập, lợi dụng thu được 15 chiếc tăng T-62 của Ai Cập, Israel đã sử dụng lực lượng này vượt qua cầu mà không bị quân Ai Cập ngăn chặn. Đại đội tăng này tổ chức phòng thủ ngay ở đầu cầu, Ai Cập buộc phải phá huỷ cầu và điều sư thiết giáp đến ngăn chặn. Sau đó đã diễn ra trận bao vây kỳ quặc: 2 lữ đoàn tăng và một lữ đoàn dù của Israel tổ chức bao vây quân đoàn III của Ai Cập gồm 20.000 quân và 2.000 xe tăng (lực lượng bao vây nhỏ hơn nhóm bị bao vây).
Sau khi được Mỹ viện trợ, Israel mở cuộc phản công, phía Ai Cập thiệt hại nặng. Ngày 23/10, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hghị quyết ngừng bắn. Các nước tham chiến lần lượt kí với nhau các hiệp định đình chiến riêng rẽ. Cuộc chiến Ai Cập – Israel kết thúc.
Sự chủ quan, khinh địch
Ai Cập đã hoàn thành dù chưa đầy đủ mục tiêu chiến lược hạn chế của họ, và lần đầu tiên đánh bại quân đội Israel. Còn Israel bị tổn thất nặng nề với 2.552 người chết và mất tích, trong đó có 1 tướng, 2 đại tá, 25 trung tá, 80 thiếu tá; 900 xe tăng bị phá hủy, 220 máy bay bị bắn rơi..
Phía Ai Cập giành được thắng lợi trong giai đoạn đầu, do chuẩn bị chu đáo, tỷ mỉ, xây dựng công sự trận địa vững chắc, tổ chức lực lượng phòng không nhiều tầng, nhiều hướng; Tổ chức tốt hành động nghi binh rộng khắp, tạo bất ngờ cho đối phương, tung hoả mù đánh lừa được tình báo Israel về phán đoán chiến lược, tạo được thế bất ngờ về chiến dịch và chiến lược.
Đặc biệt, Ai Cập đã tiến công vào tháng mà Israel có nhiều ngày lễ, làm cho Israel không kịp tổng động viên lực lượng vì sợ dân chúng hoang mang.
Tuy nhiên, giai đoạn sau Ai Cập đã để mất quyền chủ động, hệ thống phòng không bị phá vỡ một mảng, không làm chủ được chiến trường. Bộ binh có đủ tên lửa phòng không và chống tăng, nhưng kém cơ động linh hoạt so với quân đội Israel. Tổ chức hiệp đồng tác chiến không tốt, do đó một số máy bay Ai Cập đã bị chính quân nhà bắn rơi.
Phía Israel có ưu thế về kỹ thuật nhưng do sai lầm chủ quan khinh địch, tự mãn với thắng lợi giành được trước đây nên đã bị bất ngờ về chiến dịch - chiến thuật. Hội đồng quân sự cũng như Chính phủ Israel đều cho rằng, Ai Cập không đủ sức tiến công Israel, không có khả năng vượt kênh đào và do đó không đủ sức lao vào cuộc chiến.
Mặc dù cơ quan tình báo Israel có báo cáo về sự điều động quân đội Ai Cập – Syria ở biên giới cũng như có hiện tượng chuẩn bị tiến công, song các nhà lãnh đạo và giới quân sự Israel lại đánh giá đó chỉ là hành động “hâm nóng” khu vực biên giới. Chính vì thế, các sĩ quan Israel được phái đi công tác hoặc nghỉ phép.
Thậm chí, khi cuộc chiến đã nổ ra, bộ chỉ huy Israel vẫn chủ quan tính toán rằng, ít nhất Ai Cập phải mất 12 giờ để bộ binh vượt kênh đào và 24 giờ mới bắc xong cầu phao cho xe tăng, chỉ cần một buổi sáng là đủ để không quân Israel phá các cầu phao và đánh chặn các mũi tiến công bằng xe tăng của Ai Cập. Trong khi đó, thực tế quân Ai Cập chỉ mất 3,5 giờ đã hoàn tất việc bắc xong cầu và xe tăng vượt qua kênh.
Nguyên Phong

Israel bị tố dùng siêu tiêm kích, tin tặc tấn công Iran
Nhật báo al-Jarida của Kuwait trích dẫn một nguồn tin cấp cao hé lộ, Israel bị nghi là thủ phạm đứng sau các vụ tấn công hai cơ sở quân sự và hạt nhân của Iran trong một tuần trở lại đây.
" alt=""/>Hé mở lý do Israel thua đau trong chiến tranh Trung Đông 1973