Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chia sẻ tại buổi làm việc. |
Chia sẻ trong cuộc làm việc với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2016-2019 chiều nay, 23/6, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định, một trong những nhiệm vụ chiến lược đang đặt ra cho các Tập đoàn, tổng công ty CNTT - VT lớn của Việt Nam là phải "vươn ra biển lớn", mở rộng hoạt động kinh doanh ra các thị trường khu vực, quốc tế.
Tuy nhiên, trong tiến trình đó thì sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ các Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam rất quan trọng, nhất là việc tiếp cận các đối tác nước ngoài thông qua các hoạt động như tổ chức triển lãm, diễn đàn xúc tiến đầu tư. Đặc biệt các Đại sứ quán/lãnh sự quán có thể hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép kinh doanh cũng như các thủ tục hộ chiếu, visa cho người lao động trong lĩnh vực CNTT-TT của Việt Nam tại nước sở tại.
"Hiện Việt Nam đã hoàn thành ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do FTA với các nước và khu vực. Đây là thời điểm và cơ hội lớn cho việc thúc đẩy các hoạt động hội nhập, ngoại giao kinh tế", vị trưởng ngành TT&TT nhấn mạnh. "Chúng ta hiện đang có 500.000 lao động CNTT - VT. Nếu phấn đấu gây dựng được 1 triệu lao động chất lượng cao trong lĩnh vực này, Việt Nam có thể vươn lên có vị thế, tầm cỡ quốc tế".
Bên cạnh đó, các điều kiện phát triển của ngành CNTT - VT trong nước đang hội tụ đầy đủ và chín muồi. Việt Nam đang có tốc độ phát triển viễn thông và Internet hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á với 141 triệu thuê bao điện thoại (trong đó hơn 131 triệu thuê bao là di động), hơn 31 triệu thuê bao Internet (8 triệu thuê bao Internet băng rộng). Công nghiệp CNTT năm 2015 đạt doanh thu 42 tỷ USD, đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước. "Ngành CNTT - VT là ngành công nghiệp sạch, không khói, chỉ dùng trí tuệ, đảm bảo an toàn môi trường, rất cần được khuyến khích phát triển", Bộ trưởng nêu rõ, nhất là khi Việt Nam đang là điểm đến của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về CNTT - điện tử của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...
"Từ lĩnh vực kinh doanh độc quyền nhà nước, Việt Nam đã có một thị trường viễn thông cạnh tranh mạnh mẽ, với các doanh nghiệp thương hiệu Việt làm chủ thị trường trong nước và sẵn sàng vươn ra quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã mở rộng xúc tiến, đầu tư, khai thác mạnh mẽ thị trường viễn thông quốc tế, đặc biệt phải kể đến Viettel đã được xếp trong danh sách 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. VNPT, MobiFone cũng đang xúc tiến ra nước ngoài khá tích cực", Bộ trưởng chia sẻ với các Đại sứ/Tổng lãnh sự quán.
Giúp thế giới hiểu hơn về Việt Nam
Cũng tại cuộc làm việc, Bộ trưởng đã chúc mừng các đồng chí Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016 - 2019 đã được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó trọng trách làm Đại sứ và Tổng Lãnh sự.
"Không chỉ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng" mà còn phải "làm cho các nước hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam, chia sẻ chủ trương của Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, cũng như ủng hộ lập trường của Việt Nam về chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và trong xử lý các vấn đề khu vực có liên quan", ông chia sẻ về vai trò nặng nề của các Đại sứ/Tổng lãnh sự. Trong đó, công tác thông tin, truyền thông có một ý nghĩa rất quan trọng.
Bộ trưởng cũng chia sẻ với đoàn công tác những nét chính về hoạt động quản lý nhà nước của Bộ TT&TT, với 5 lĩnh vực chính gồm báo chí, xuất bản, viễn thông, CNTT, bưu chính với đoàn công tác. Chẳng hạn như trong lĩnh vực báo chí, cả nước đang có 1064 cơ quan báo chí, PTTH, trong đó 862 cơ quan báo in, 135 cơ quan báo, tạp chí điện tử. Một số báo điện tử đã được đầu tư, với phiên bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài như Đảng cộng sản Việt Nam; Vietnam Plus; Vietnamnet; Nhân dân điện tử, Chính phủ Việt Nam; VOV News góp phần đưa thông tin của Việt Nam ra thế giới tương đối nhanh và chính xác.
Đặc biệt, trong công tác thông tin đối ngoại, một mảng việc có sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ TT&TT và Bộ Ngoại giao trong suốt thời gian qua, Bộ trưởng cho biết Bộ đang tích cực triển khai Quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại đến năm 2020, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là quảng bá các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đối ngoại của Việt Nam ra nước ngoài. Bộ TT&TT cũng đang trong lộ trình triển khai Quy hoạch mạng lưới đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2015, 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có văn phòng thường trú thông tấn, báo chí Việt Nam (trong đó dự kiến mở mới tại Ả rập Xê út, Thụy Điển và Brasil). Đến năm 2020, tối đa 34 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có văn phòng thường trú thông tấn, báo chí Việt Nam.
Luôn sát cánh cùng cơ quan ngoại giao
Đánh giá về sự hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian qua, ông Dương Chí Dũng, trợ lý Bộ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao khẳng định Bộ TT&TT luôn đồng hành, gắn bó chặt chẽ cùng Bộ Ngoại giao, nhất là trong hoạt động cung cấp và chỉ đạo thông tin. "Một trong những công tác trọng tâm của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là thực hiện chiến lược thông tin tuyên truyền đối ngoại đến năm 2020, chương trình hành động thông tin tuyên truyền đối ngoại giai đoạn 2013-2020 và Đề án nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài... Nhiệm kỳ 2016-2019 của các Đại sứ/Tổng lãnh sự quán cũng là giai đoạn chúng ta thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12 với hai mảng lớn là xây dựng và đấu tranh - cả hai mảng này đều luôn cần đến sự hợp tác với Bộ TT&TT", Đại sứ nói.
Ông Dương Chí Dũng, trợ lý Bộ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao phát biểu tại buổi làm việc. |
Để sự hợp tác đó phát huy hiệu quả hơn nữa, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã đưa ra một số đề xuất, gợi mở và kiến nghị với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong nhiệm kỳ này, như phối hợp triển khai Quy hoạch mạng lưới đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020; Hỗ trợ các cơ quan báo chí trong việc giới thiệu, quảng bá, đưa các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đối ngoại của Việt Nam tới các nước sở tại cũng như ra cộng đồng quốc tế; Phối hợp tổ chức các sự kiện hoạt động thông tin đối ngoại, triển lãm do Bộ TT&TT chủ trì tại các nước giúp quảng bá hình ảnh đất nước - con người Việt Nam, Phối hợp mời các đoàn PV quốc tế về tìm hiểu, viết bài về đất nước, con người Việt Nam...
"Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động thông tin đối ngoại kết hợp tổ chức triển lãm, trưng bày các tư liệu lịch sử, bằng chứng pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở nước ngoài. Đồng thời, kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế đối với lập trường của Việt Nam về chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia", Bộ trưởng mong mỏi.
Bộ trưởng cũng mong muốn các Đại sứ/Tổng lãnh sự phối hợp theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước sở tại về Bộ TT&TT để tuyên truyền, thúc đẩy quan hệ văn hóa, chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các nước. Hiện các thông tin đối ngoại đang được cập nhật liên tục tại trang tin điện tử đối ngoại Vietnam.vn và Cổng thông tin điện tử ASEAN (Vietnamasean.vn); Ủng hộ các cơ quan chức năng của Bộ TT&TT trong các tổ chức, diễn đàn chuyên ngành quốc tế....
"Bộ TT&TT luôn sẵn sàng sát cánh và cùng phối hợp với các cơ quan ngoại giao, các đồng chí Đại sứ và Tổng lãnh sự để làm tốt công tác ngoại giao, không ngừng nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế", Bộ trưởng kết luận.
T.C
" alt=""/>Đề xuất các ĐSQ Việt hỗ trợ DN CNTTTriển lãm ô tô quốc tế Việt Nam (VIMS 2015) là triển lãm đầu tiên của của các nhà nhập khẩu xe tại Việt Nam với sự tham gia của 9 thương hiệu xe nhập khẩu bao gồm Audi, BMW, Jaguar, Land Rover, Luxgen, MINI, Porsche, Renault và sự xuất hiện lần đầu tiên của thương hiệu xe Trung Quốc BAIC tại thị trường Việt Nam.
VIMS 2015 được tổ chức tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ và chính thức diễn ra trong 5 ngày, từ 9 - 13/10. Trong đó, ngày đầu tiên được tổ chức dành riêng cho báo chí và truyền thông.
Với phương châm hướng đến tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam, VIMS sẽ tạo ra một triển lãm mang bản sắc và thương hiệu riêng cho các thương hiệu xe nhập khẩu tại Việt Nam.
![]() |
Bạn có thể tra cứu mọi thông tin trên Google, như làm phép nhân ở ảnh trên.
Nhiều người khó có thể hình dung công việc của họ sẽ thế nào nếu thiếu sự hỗ trợ của Google
Báo Anh Telegraph đưa tin, các chuyên gia tâm lý học Đại học Yale của Mỹ vừa phát hiện các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing làm cho mọi người nghĩ họ thông minh hơn thực tế, thậm chí tự tin thái quá bởi vì rất đơn giản: kho tàng kiến thức của nhân loại sẵn có ở ngay dưới đầu ngón tay của họ.
Trong một loạt thực nghiệm, những người tham gia đã từng tìm kiếm thông tin trên mạng tin rằng họ có hiểu biết hơn về một chủ đề so với những người đã biết được kiến thực qua các kênh thông thường, như đọc sách hoặc trao đổi với giáo viên, gia sư. Người dùng Internet cũng tin não bộ của họ sắc bén hơn.
"Internet là một môi trường mạnh mẽ, nơi bạn có thể nhập bất kỳ câu hỏi nào và cơ bản là bạn tiếp cận với kiến thức nhân loại ngay dưới ngón tay của mình", ông Matthew Fisher, một nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành tâm lý học ở Đại học Yale nói.
"Rất dễ để chúng ta nhầm lẫn kiến thức của mình với nguồn kiến thức bên ngoài này. Khi mọi người thực sự là chính mình [không có Internet], họ có thể sẽ sốc về mức độ hiểu biết của mình và sự phụ thuộc vào Internet đến mức độ nào", ông Fisher là người đứng đầu nghiên cứu này.
Có hơn 1.000 sinh viên tham gia vào loạt thực nghiệm nhằm đo tác động tâm lý của việc tìm kiếm thông tin trên mạng.
Trong một bài kiểm tra, nhóm tra cứu trên mạng được đưa cho một link website ở đó cho đáp án của câu hỏi"cái khoá phéc mơ tuya hoạt động ra sao?"trong khi một nhóm chỉ được đưa tài liệu trên giấy tương tự.
Khi cả hai nhóm sau đó bị vặn hỏi một câu chẳng liên quan – "tại sao những đêm có mây lại ấm hơn?", nhóm người đã tìm kiếm online tin rằng họ có hiểu biết hơn mặc dù họ không được phép tìm kiếm trên mạng câu trả lời chính xác.
Giáo sư tâm lý Frank Keil của Đại học Yale nói rằng nghiên cứu cho thấy những tác động nhận thức của việc "đang sống trong chế độ tìm kiếm"trên mạng là quá mạnh mẽ đến mức con người vẫn cảm thấy thông minh hơn thậm chí khi những tìm kiếm online của họ không giúp gì được.
Và sự gia tăng sử dụng smartphone có thể làm trầm trọng thêm vấn đề bởi vì tìm kiếm Internet luôn luôn trong tầm tay.
"Với Internet, những ranh giới giữa điều bạn biết và điều bạn nghĩ mình biết trở nên mờ nhạt", ông Fisher nói.
Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng cảm giác hiểu biết cao hơn khả năng thực tế cũng có thể nguy hiểm trong các lĩnh vực chính trị hoặc các lĩnh vực khác liên quan đến việc hoạch định chính sách, ra quyết định.
"Trong trường hợp mà các quyết định có hậu quả lớn thì điều quan trọng đối với người ra quyết định là phải phân biệt được kiến thức của chính bản thân và không cho rằng mình biết điều gì đó khi thực sự mình không biết",ông Fisher bổ sung.
"Internet là một nguồn lợi ích khổng lồ theo nhiều góc độ khác nhau nhưng có thể cũng sẽ có một số cái giá phải trả mà chúng ta không nhìn thấy ngay được, và đây có thể là một trong số chúng".
"Kiến thức cá nhân chính xác không dễ mà đạt được và Internet đang làm cho nhiệm vụ đó càng khó khăn hơn".
Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí nghiên cứu tâm lý học của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ.
" alt=""/>Google 'làm mọi người nghĩ mình thông minh hơn'