Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho biết, sau cuộc thảo luận kéo dài 2 giờ rưỡi đồng hồ, họ đã nhất trí một kế hoạch gồm 5 điểm nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng biên giới giữa hai bên, vốn đang rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều thập niên. |
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar gặp nhau hôm 10/9 ở Moscow. Ảnh: Twitter/@VikramMisri |
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), có vẻ như hai bên đã mở được một lối thoát cho những cuộc đụng độ. Nhưng ngay sau đó, bất đồng lại tái diễn.
Qua nhiều năm, hai bên đã nhất trí tách biệt các vấn đề kinh tế khỏi tranh chấp biên giới song phương. Nhưng giờ đây, Trung Quốc nhận thấy Ấn Độ đang xáo trộn sự hiểu biết này bằng những đòn trừng phạt nhằm vào các công ty Trung Quốc. Còn phía New Delhi cho rằng, Bắc Kinh đang gia tăng lợi thế khi điều thêm quân tới một khu vực mà trước đây được coi là vùng đất không người.
Ở cấp độ ngoại giao, hai quốc gia tỷ dân có vẻ đồng thuận.
Chưa tìm được giải pháp chấp nhận được
Hôm 14/9, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Sun Weidong khẳng định, bất cứ khi nào tình hình trở nên khó khăn thì "điều quan trọng hơn hết là đảm bảo sự ổn định của mối quan hệ tổng thể và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau". Ngay hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh phát biểu trước quốc hội nước này, rằng hai quốc gia láng giềng quyết tâm gìn giữ hòa bình và yên tĩnh dọc biên giới.
Nhưng, ông Singh thừa nhận đôi bên chưa thể tìm ra một giải pháp chấp nhận được, và New Delhi đã tăng gấp đôi ngân sách trong những năm gần đây cho các tuyến đường chiến lược dọc biên giới để theo kịp cơ sở hạ tầng của Trung Quốc phía bên kia.
Giới quan sát cho rằng, sự nghi ngờ lẫn nhau của Trung Quốc và Ấn Độ, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở cả hai nước và những thay đổi nhanh chóng về địa chính trị khu vực đã phủ bóng lên nỗ lực của hai phía nhằm đạt được thỏa thuận và tạo dựng lại lòng tin.
Aman Thakker, một thành viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, mô tả cuộc khủng hoảng mới nhất đã "nổi lên như chất xúc tác khiến các chiến lược gia của Ấn Độ phải suy nghĩ và đánh giá lại chính sách giữa nước này với Trung Quốc".
Theo ông, chính sách của Delhi kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi công du Trung Quốc năm 1988 chủ yếu được xây dựng quanh việc tiếp tục tham gia đàm phán biên giới và đề ra các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm duy trì hòa bình, đồng thời thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, khung chính sách đó hiện phải đối mặt với "sự căng thẳng nghiêm trọng".
"[Trung Quốc] ngày càng trở nên quyết đoán và thể hiện sức mạnh dọc biên giới, dẫn đến nhiều bất ổn" - ông Thakker bình luận, viện dẫn các vụ đụng độ biên giới năm 2013, 2014 và cuộc khủng hoảng Doklam năm 2017.
Tuy nhiên, Liu Zongyi - chuyên gia nghiên cứu về Nam Á tại Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải - lại chỉ ra rằng chính sách về Trung Quốc của New Delhi đã có những thay đổi đáng kể.
"Trung Quốc và Ấn Độ từng có một thỏa thuận ngầm rằng các tranh chấp về ranh giới và chính trị sẽ không ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của hai bên", ông Liu nói. "Lần này, Ấn Độ không chỉ trả đũa về kinh tế [chống lại Trung Quốc] mà còn dùng cả các biện pháp văn hóa, như rà soát các Viện Khổng Tử và các dự án khác giữa các trường đại học Ấn Độ và Trung Quốc".
"Đây là điều rất nghiêm trọng và chưa từng có tiền lệ. Niềm tin vào thỏa thuận ngầm này đã bị phá vỡ", vị chuyên gia bình luận thêm.
"Khi tìm kiếm 'các biện pháp xây dựng lòng tin mới', tôi nghĩ rằng chúng ta không chỉ phải giữ gìn hòa bình và yên tĩnh ở các khu vực biên giới, mà còn phải vá lại những hiểu biết đã bị phá vỡ trong thúc đẩy hợp tác kinh tế", ông Liu nhấn mạnh, đề cập một khía cạnh của thỏa thuận 5 điểm mà hai vị ngoại trưởng đã đạt được ở Moscow.
 |
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc tăng cao trong thời gian gần đây. Ảnh: NDTV |
Sự nghi ngờ lẫn nhau
SCMP dẫn nhận định của giới phân tích cho rằng một loạt diễn biến trong những năm gần đây có thể đã khiến hai bên nghi ngờ lẫn nhau. Chẳng hạn, quyết định của New Delhi hồi tháng 8 năm ngoái bãi bỏ quy chế đặc biệt của Jammu và Kashmir, biến nó và Ladakh thành hai vùng lãnh thổ do liên bang quản lý - trên danh nghĩa bao gồm cả khu vực Aksai Chin hiện do Trung Quốc kiểm soát. Trong khi đó, việc Bắc Kinh xây dựng Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan - đi qua Kashmir do Pakistan kiểm soát - khiến Delhi cảm thấy bất an.
Jagannath Panda, một nhà nghiên cứu của Viện Manohar Parrikar về Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng (có trụ sở tại New Delhi), cho rằng các chính sách đối ngoại của cả hai nước đều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ ở trong nước, khiến đàm phán song phương kém hiệu quả hơn trong giải quyết bất đồng,
"Giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ dường như là trọng tâm hàng đầu của cả hai nước. Do vậy có thể thấy rõ sự thiếu linh hoạt", ông Panda nói thêm.
Theo Aman Thakker, căng thẳng đã khiến Ấn Độ thắt chặt thêm quan hệ với các đối tác chủ chốt, chẳng hạn ràng buộc chặt chẽ và đứng sau hậu trường với Mỹ, ký một hiệp định hậu cần mới với Nhật Bản, khởi động Sáng kiến Phục hồi Chuỗi cung ứng thay thế với Nhật Bản và Australia...
"Mỹ sẽ tiếp tục là một nhân tố trong quan hệ giữa hai nước. Và Trung Quốc không thích điều đó", Rup Narayan Das, thành viên cấp cao của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học xã hội Ấn Độ, bình luận. "Nhưng Trung Quốc cũng biết rõ Ấn Độ theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, không do Mỹ ra lệnh. Điều Ấn Độ cần là sự hỗ trợ của Mỹ để đối phó với Trung Quốc".
"Trong khi quan hệ đối tác Mỹ - Ấn đang trên đà tiến, Washington dường như đã thể hiện sự quan tâm tích cực trong việc xoa dịu căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo ông Panda, Đường Kiểm soát thực tế (LAC) - ranh giới lỏng lẻo giữa vùng lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát và vùng lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát ở biên giới - là một phần phức tạp của lịch sử chung giữa hai nước. Vì vậy, cả hai "không muốn cho bất kỳ bên thứ ba nào can thiệp".
Trung Quốc và Ấn Độ đã ký một loạt thỏa thuận và các biện pháp xây dựng lòng tin từ năm 1993 đến năm 2013, để ngăn tình hình biên giới leo thang. Tuy nhiên, các cơ chế hiện có dường như đang rơi vào bế tắc.
"Giai đoạn sau năm 1962 của mối quan hệ Trung - Ấn đối mặt với nhiều thách thức ở cả cấp độ quân sự và ngoại giao. Các tương tác chính trị đã dẫn dắt [các quan chức] tìm ra hướng đi trong nỗ lực giải quyết tranh chấp", ông Panda nói, nhắc đến mốc cuộc chiến kéo dài một tháng giữa hai nước cách đây 58 năm.
Lin Minwang, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, cho rằng vấn đề hiện giờ là làm thế nào để đưa ra một hệ thống mới tốt hơn, nhằm quản lý và kiểm soát bất đồng trong những hoàn cảnh đã biến đổi.
"Các quy tắc hiện hành được duy trì trong một thời gian dài như vậy đã bị vi phạm. Vẫn cần phải chờ xem hai bên sẽ khởi xướng một cơ chế mới như thế nào", giáo sư Lin bình luận.
Thanh Hảo

Lính Ấn Độ và Trung Quốc bắn hàng trăm phát súng cảnh cáo nhau
Vụ việc xảy ra trước khi Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar cùng người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị gặp nhau ở Nga, nhất trí xuống thang căng thẳng tại Đường Kiểm soát thực tế (LAC) ở Ladakh.
" alt=""/>Thỏa thuận 5 điểm có hóa giải nổi xung đột biên giới Trung

 |
Nhiều cửa hàng ở thị trấn Yuzawa, tỉnh Akita, Nhật đã ngưng hoạt động. Ảnh: Reuters |
Một tòa nhà có tấm biển “Tôi yêu Yuzawa” bị bỏ hoang. Một cửa hàng bách hóa lớn gần đó hầu như không thể sử dụng được vì không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, chống động đất, nhưng chi phí phá dỡ lại quá đắt đỏ.
Theo Reuters, vùng Yuzawa hẻo lánh, nơi ông Suga lớn lên, nằm cách thủ đô Tokyo 480km về phía đông bắc, lột tả đầy đủ những thách thức then chốt mà chính quyền của ông sẽ phải đối mặt: Một nửa cư dân trong vùng đã trên 60 tuổi. Dân số giảm và sự già hóa đồng nghĩa tình trạng sụt giảm đáng kể doanh thu thuế, buộc chính quyền thị trấn, vốn đang dựa vào sự hỗ trợ từ Tokyo phải xem xét sáp nhập với các thị trấn khác ở tỉnh Akita.
“Nhật là quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Akita là tỉnh có tốc độ già hóa nhanh nhất và Yuzawa là một trong những nơi có tình hình nghiêm trọng nhất tỉnh", Toru Abe, một viên chức trong chính quyền thị trấn cho biết. Ông Toru lưu ý, gần 40% tổng số cư dân của Yuzawa trên 65 tuổi, trong khi tỷ lệ này tính trên toàn quốc là 28%.
Theo ông Toru, nếu không nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ trung ương, chính quyền Yuzawa sẽ không thể kiếm đủ tiền để chi dùng. Chỉ có khoảng 1/5 trong tổng 27 tỷ Yên (gần 5.904 tỷ đồng) ngân sách hàng năm của thị trấn là doanh thu từ thuế.
Day dứt về quê hương
Ông Suga, 71 tuổi người giữ chức Chánh văn phòng nội các cho Thủ tướng Abe Shinzo vừa đắc cử ghế Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền hôm nay, 14/9 và dự kiến sẽ chính thức được bầu kế nhiệm ông Abe làm lãnh đạo chính phủ trong ngày 16/9.
 |
Khu vực phía sau ngôi nhà thời thơ ấu của ông Yoshihide Suga tại làng Akinomiya thuộc thị trấn Yuzawa. Ảnh: Reuters |
Yuzawa, vùng đất phải hứng chịu những trận mưa tuyết dày tới 2m đã tôi luyện nên Suga, một chính trị gia tự thân cứng cỏi, có ảnh hưởng giữa đông đảo những chính khách xuất thân từ các gia đình chính trị nhà nòi, giàu có.
Thực trạng của thị trấn quê hương dường như cũng tác động đến các chính sách nổi tiếng nhất của ông Suga, bao gồm quảng bá du lịch trong nước, cải tổ mạng lưới hợp tác xã nông nghiệp rộng khắp và ban hành “thuế quê hương”, một hệ thống cho phép mọi người nộp thuế cho địa phương khác nơi họ đang sinh sống và đổi lại nhận khấu trừ cũng như các sản vật địa phương như thịt bò hoặc gạo.
"Ông ấy đã đề cập tới điều này từ rất lâu trước đó. Ông ấy nói mình lớn lên ở Akita và được hưởng lợi từ nguồn thu thuế địa phương, nhưng sau đó chuyển đi nơi khác và cảm thấy kỳ lạ khi không phải trả bất cứ khoản nào. Ông ấy tự hỏi liệu có tồn tại một hệ thống nào giúp đảo ngược việc này”, Hiromi Okazaki, một quan chức nghỉ hưu từng làm cho Bộ Nội vụ dưới thời ông Suga lãnh đạo và cho ra mắt hệ thống "thuế quê hương" trong những năm 2000, nhớ lại.
Các thách thức
Hầu hết các cư dân ở Yuzawa đổ lỗi sự suy thoái kinh tế cho tình trạng suy giảm dân số nghiêm trọng, chủ yếu vì tỷ lệ sinh thấp và thiếu việc làm tại thị trấn phát triển chủ yếu dựa vào trồng lúa.
Năm 1955, Yuzawa có 80.000 cư dân với một phần trong số đó làm việc cho một mỏ khai thác bạc. Kể từ đó, dân số thị trấn đã giảm đi một nửa. Năm ngoái, tại đây chỉ có 442 học sinh tốt nghiệp trung học.
Với trung bình 16,4 ca tử vong trên mỗi 1.000 cư dân vào năm 2019, tỉnh Akita, bao gồm cả thị trấn Yuzawa, có tỷ lệ tử cao nhất đất nước Mặt trời mọc (tỷ lệ trên toàn quốc là 11,2 ca/1.000 người). Tỷ lệ sinh tại đây là 4,9 trường hợp/1.000 người, mức thấp nhất toàn quốc.
Các quan chức Yuzawa dự kiến thu 400 triệu Yên (gàn 87,5 tỷ đồng) từ “thuế quê hương” trong năm tài khóa tính đến hết tháng 3/2020. Mức đó vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của thị trấn và nhà chức trách đang làm đủ cách để xoay chuyển tình thế.
Bên cạnh một dãy máy bán thuốc lá tự động ở trung tâm thị trấn có treo một tấm biển: “Thuế thuốc lá rất quan trọng đối với khu vực của chúng ta. Hãy mua thuốc lá!”. Năm 2019, khoản thuế từ lĩnh vực này đã mang lại cho Yuzawa 209 triệu Yên (hơn 40,7 tỷ đồng).
 |
Người dân chụp ảnh lưu niệm căn nhà của ông Suga. Ảnh: Reuters |
Nỗ lực
Theo Reuters, gia đình Suga vẫn giữ ngôi nhà ở làng Akinomiya, một vùng hẻo lánh của Yuzawa dù nhà để trống không ai ở kể từ khi mẹ ông chuyển đến sống ở viện dưỡng lão cách đây 3 năm.
Làng Akinomiya từng được biết đến như một vùng thuần nông trồng lúa với nhiều nam thanh niên trưởng thành rời bỏ gia đình vào mỗi mùa đông để lên thủ đô kiếm sống. Song, cha của ông Suga - Wasaburo đã giúp loại bỏ tình trạng này bằng cách đầu tư tạo vùng trồng dâu tây sinh lợi nhiều hơn và thành lập một hợp tác xã.
"Ông Suga có lẽ đã chứng kiến các suy nghĩ cũng như sáng kiến của cha mình và chúng đã lớn dần lên trong ông ấy một cách tự nhiên”, Masashi Yuri, 71 tuổi, người từng sống cách ông Suga chỉ vài căn nhà nhận định.
Trong mắt người hàng xóm này, ông Suga đã giúp đỡ gia đình trên các cánh đồng dâu tây, là một người trầm tính và ngoan cường, sẵn sàng tập luyện bóng chày hàng giờ vào ban đêm để giành được vị trí trong đội tuyển mà ông muốn.
"Ông ấy không thể hiện gì hay các cảm xúc trên khuôn mặt. Nhưng trong bóng tối, ông ấy đang có những nỗ lực cực điểm", ông Yuri nói thêm.
 |
Ông Suga vừa giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bỏ phiếu bầu người kế nhiệm Thủ tướng Abe Shinzo làm Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền hôm 14/9, bước quan trọng đánh dấu ông sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của Chính phủ Nhật. Ảnh: Kyodo |
Tuấn Anh (Theo Reuters)

Nhật Bản chọn được người ngồi vào ghế thủ tướng
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga vừa giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bỏ phiếu bầu người nắm giữ vị trí lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, thay thế ông Abe Shinzo.
" alt=""/>Thị trấn quê hương lột tả thách thức đón đợi tân thủ tướng Nhật