Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn của Nhật Bản và Trung Quốc giành thắng lợi lớn trên sàn chứng khoán châu Á năm nay, khi tăng gấp đôi định giá so với năm trước, trong bối cảnh nhu cầu sản xuất công nghệ cao tăng mạnh.
Sau 1 năm bùng nổ với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty kỹ thuật số trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thị trường chứng khoán châu Á năm 2021 đón nhận những tin không vui khi các cổ phiếu quan trọng tại Trung Quốc bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan chức năng. Nhưng nhu cầu chip tăng cao trên thế giới đã trở thành cơ hội với một số công ty ít tên tuổi hơn, trong đó có cả các công ty tài chính và hậu cần đang dần hồi phục sau đại dịch.
Dựa trên dữ liệu QUICK-FactSet (tới ngày 21/12), có tới 50% trong khoảng 600 công ty vốn hoá 10 tỷ USD tại thời điểm cuối năm 2020, đã bị thổi bay giá trị trong năm 2021. 50% công ty còn lại ghi nhận giá trị định giá tăng lên.
Nằm trong nhóm chiến thắng, có công ty Lasertec của Nhật Bản với mức tăng vốn hoá 162%, đạt 26 tỷ USD. Lasertec là công ty thị trường ngách lĩnh vực bán dẫn, chuyên sản xuất thiết bị kiểm tra photomask (linh kiện sử dụng trong sản xuất mạch tích hợp), vốn được dùng để tạo mẫu mạch trên tấm silicon.
Naura Technology Group, nhà sản xuất thiết bị vi xử lý lớn nhất Trung Quốc, tăng 103% giá trị vốn hoá, cán mốc 28 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận ròng công ty đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Nhìn chung, chứng khoán châu Á năm nay kém hiệu quả so với chứng khoán toàn cầu. Chỉ số vốn hoá thị trường MSCI châu Á giảm 1% so với năm 2020, trong khi MSCI thế giới tăng 17%.
“Việc thắt chặt các quy định vĩ mô và vi mô đã gây ra khó khăn đáng kể đối với các nhà đầu tư cổ phiếu, là nguyên nhân chính dẫn tới thị trường tại Trung Quốc kém hiệu quả trong năm 2021”, Chetan Seth, nhà đầu tư chiến lược tại Nomura, Singapore, đề cập tới việc Bắc Kinh kiềm chế lĩnh vực bất động sản cũng như các lĩnh vực giáo dục, thương mại điện tử và công nghệ tài chính.
Do đó, các doanh nghiệp giáo dục Trung Quốc là những người thua lỗ lớn nhất trong năm. Định giá thị trường của các công ty gia sư Gaotu Techedu và TAL Education Group lần lượt giảm tới 96% và 94%. Hàng chục nghìn giáo viên đã bị sa thải sau khi các công ty phải chuyển thành các tổ chức phi lợi nhuận theo chính sách “cắt giảm kép” của chính phủ để giảm tải cho học sinh cũng như gánh nặng tài chính với phụ huynh.
Các doanh nghiệp công nghệ nổi bật của Trung Quốc, Alibaba và Tencent, “bay” ra khỏi top 10 công ty vốn hoá lớn nhất toàn cầu, với mức định giá lần lượt giảm 51% và 22%.
Những công ty này chịu tác động chủ yếu từ việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh chống độc quyền và bảo mật dữ liệu, chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của chính phủ Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung leo thang. Theo Dan Wang, Gavekal Research, các quy định chặt chẽ hơn là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tập trung vào công nghệ cứng (như công nghệ bán dẫn) hơn là tiêu dùng Internet.
Người thắng lớn nhất năm 2021 là China Telecom, một trong ba nhà mạng quốc doanh Trung Quốc, khi vốn hoá tăng kỷ lục 162%. Tuy nhiên, bước nhảy vọt về giá trị của doanh nghiệp chủ yếu đến từ việc công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải hồi tháng 8 với sự hậu thuẫn của nhà nước. Động thái này diễn ra sau khi China Telecom huỷ niêm yết tại sàn New York.
Việc niêm yết tại Đại lục được cho là không giống như niêm yết trên các thị trường khác, khi cơ chế định giá trong nước có sự khác biệt ngay cả đối với cùng một công ty được giao dịch tại nơi khác, ví dụ như ở Hong Kong. Vì vậy, rất khó xác định việc vốn hoá của China Telecom tăng mạnh có phản ánh sự thay đổi cơ bản về giá trị công ty hay không.
Với các cổ phiếu kỹ thuật số ngoài Trung Quốc, tập đoàn thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến Singapore, ghi nhận tăng trưởng 24%, thấp hơn nhiều so với năm 2020. Công ty Kakao của Hàn Quốc tăng 48%, cho thấy dịch vụ kỹ thuật số vẫn được hi vọng sẽ tăng trưởng khi đại dịch đã thay đổi lối sống người dân.
Trong tương lai, các nhà sản xuất bán dẫn và thiết bị sẽ tiếp tục được hưởng lợi khi nhu cầu sử dụng vi xử lý trong máy chủ tăng cao, phản ánh sự đầu tư mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon, Microsoft và Google.
“Nhu cầu đối với các vi xử lý hiệu năng cao sử dụng trong các trung tâm dữ liệu sẽ tăng mạnh”, Hirashi Moriyama, chuyên gia phân tích tại JPMorgan, dự báo năm tới sẽ là năm bận rộn với các hãng đúc chip như TSMC, hiện là công ty vốn hoá lớn nhất tại châu Á.
Seth của Nomura cho biết, mặc dù chính sách “diều hâu” của Cục dự trữ liên bang Mỹ và tình hình biến thể Omicron có thể sẽ tạo ra các biến động trong quý đầu tiên năm tới, nhưng triển vọng đối với chứng khoán châu Á trong năm 2022 là “tích cực”.
Đối với Trung Quốc, chuyên gia của Nomura nhận định rằng chính sách tài khoá và tiền tệ của nước này đang mang tính hỗ trợ hơn khi chính phủ tập trung hỗ trợ tăng trưởng. “Điều này là trợ lực đối với chứng khoán Trung Quốc, thị trường lớn nhất khu vực, từ đó tác động tích cực tới châu Á nói chung”.
Vinh Ngô (Theo Nikkei Asia)
Danh sách các công ty vốn hoá lớn nhất thế giới chứng kiến sự thống trị của các công ty công nghệ Mỹ và vắng bóng đại diện từ Trung Quốc.
" alt=""/>Các hãng công nghệ kém tiếng tỏa sáng trên TTCK châu Á năm 2021Vì sao Sony thất bại?
Những người sinh ra trong thập niên 80 và 90 sẽ luôn nhớ tới Sony và chiến thắng huy hoàng của nó. Cái tên Sony từng đồng nghĩa với công nghệ hiện đại, tinh tế và khao khát. Ngày nay, một tìm kiếm đơn giản trên Google “vì sao Sony thất bại” sẽ trả về hơn 1,7 triệu kết quả để giải thích lý do Sony không còn là thế lực dẫn đầu ngành công nghiệp và sáng tạo nữa. Tác giả Sohrab Vossoughi của tạp chí Harvard Business Review cho rằng, cú ngã từ thiên đường xuống mặt đất của Sony là do “không nhấn mạnh việc cung cấp trải nghiệm người dùng mạnh mẽ và cộng hưởng”, trong khi cây viết Hiroko Tabuchi của Thời báo New York nhấn mạnh “cuộc đấu đá nội bộ thảm khốc” đã cản trở công ty gia nhập cuộc đua máy nghe nhạc kỹ thuật số, tivi màn hình phẳng, điện thoại di động.
Xung đột nội bộ
Với kho tàng âm nhạc và nền tảng trong ngành điện tử, Sony có đầy đủ công cụ và lợi thế để tạo ra chiếc iPod của riêng mình, rất lâu trước thời điểm năm 2001 khi Apple làm chuyện này. Tầm nhìn của đồng sáng lập Sony, ông Akio Morita, vào đầu những năm 1980 là kết hợp công nghệ kỹ thuật số với nội dung giải trí để mang lại trải nghiệm người dùng mới mẻ.
Song, điều đó không xảy ra. Ban đầu, kỹ sư Sony chống lại bộ phận truyền thông. Sau đó, Sony phải vật lộn với việc làm thế nào để phát triển thiết bị cho phép người dùng tải xuống và sao chép nhạc mà không ảnh hưởng đến việc kinh doanh âm nhạc hay thỏa thuận với các nghệ sỹ. Công ty đi theo con đường riêng, đó là dùng các tập tin độc quyền, không tương thích với định dạng MP3.
Cho đến khi các bộ phận tìm được tiếng nói chung, Sony đã đánh mất chỗ đứng trên hai danh mục quan trọng: Tivi và thiết bị nghe nhạc di động. Họ cũng quá trễ trong cuộc chơi màn hình phẳng và máy nghe nhạc như iPod. Do doanh số đáng thất vọng, Sony “rút máy thở” của Sony Connect – câu trả lời của Sony dành cho thư viện nhạc trực tuyến iTunes – chỉ sau 3 năm.
Trong khi đó, các nhà sản xuất giá rẻ từ Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng lấn lướt Sony và các nhà sản xuất điện tử cao cấp khác. Khi thương hiệu Sony mất đi hào quang, họ gặp khó khăn hơn trong việc tính giá cao với sản phẩm của mình. Tác giả cuốn sách “Sony vs. Samsung” Sea Jin Chang viết: “Tới mức này, Sony chỉ cần vài chiến lược, chiến lược nào cũng được, bởi nó tốt hơn là chẳng có chiến lược nào cả”.
Có lẽ, thành công duy nhất của Sony khi chuyển từ điện tử tiêu dùng sang thế giới kỹ thuật số xoay quanh Internet là máy chơi game PlayStation. Nó là hệ thống giải trí tích hợp, phục vụ như một trung tâm trong phòng khách, kết nối Internet và tivi.
Không chịu thích ứng
Một chương trong câu chuyện đi lùi của Sony chính là thất bại khi không điều chỉnh được mô hình kinh doanh, đặc biệt là cách tạo ra giá trị. Khi sáng tạo công nghệ tăng tốc và các ngành nghề thay đổi, doanh nghiệp nên đánh giá lại chiến lược nếu không muốn đối mặt với sự diệt vong. Bài học này được minh chứng bằng câu chuyện kinh điển về sự đổ vỡ của Kodak: Kodak tiếp tục xem mình là nhà sản xuất phim chụp ảnh và cuối cùng phá sản, trong khi Fujifilm chuyển mình thành công ty công nghệ hình ảnh, xoay sang thị trường hình ảnh y tế.
Tương tự Kodak, Sony không nhìn nhận lại chiến lược giữa bối cảnh thay đổi công nghệ. Từ những năm 50, khi Sony bắt đầu đột phá ngành điện tử tiêu dùng, hãng duy trì tập trung vào phần cứng, xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D), mang đến những sáng tạo như máy nghe nhạc Sony Discman và tivi màu Sony Trinitron.
Thành công của Sony từ những năm 50 đến những năm 90 khiến họ xem trọng quá mức bộ phận phần cứng. Đến đầu những năm 2000, trong khi Sony còn mải mê với đổi mới và kinh doanh phần cứng, ngành điện tử tiêu dùng đi theo chiều hướng thương mại hóa vì một số nguyên nhân. Đầu tiên là sự xuất hiện của các nhà sản xuất giá rẻ từ Hàn Quốc, Trung Quốc với năng lực cung ứng thiết bị điện tử chất lượng chấp nhận được với giá bình dân. Thứ hai, ngành công nghiệp bắt đầu chuyển từ phần cứng sang phần mềm để tạo trải nghiệm tốt hơn. Chẳng hạn, Sony không đủ khả năng sản xuất định dạng MP3 nhỏ, nhẹ hơn cho dòng máy nghe nhạc Walkman. Ngược lại, chiếc iPod đầu tiên của Apple không chỉ là máy nghe nhạc mà còn mang đến trải nghiệm mới hoàn toàn, kết hợp giữa phần cứng, phần mềm, cộng đồng và bản sắc xã hội. Sony không nhận ra điều đó và chậm chạp trong việc tận dụng cơ hội.
Nhìn chung, Sony đã thất bại trong việc đánh giá lại cách họ tạo ra giá trị. Điều đó cản trở khả năng chuyển đổi từ phần cứng sang phần mềm. Lý do cơ bản khiến Sony không thể chuyển đổi không mấy rõ ràng, nhưng không thể phủ nhận hậu quả to lớn của nó.
Sự sa sút của Sony phản ánh sự sụt giảm nói chung của toàn ngành điện tử Nhật Bản. Dù các lãnh đạo có thể đổ lỗi cho đồng yên mạnh lên làm ảnh hưởng đến xuất khẩu, vấn đề sâu xa hơn là những công ty từng đi đầu về đổi mới dường như cạn kiệt ý tưởng. Khi một quốc gia không thể cạnh tranh bằng nguồn lao động dồi dào hay tư bản giá rẻ, ý tưởng và đổi mới là điều tối quan trọng.
Thế nhưng, sau giai đoạn thăng trầm, Sony đã tìm ra con đường để tồn tại và hồi sinh. Trong bảng xếp hạng 10 hãng công nghệ lớn nhất thế giới của tạp chí Fortune, Hitachi và Sony là hai đại diện duy nhất đến từ Nhật Bản. Đứng đầu chính là Apple của Mỹ, Samsung Electronics của Hàn Quốc. Doanh thu năm 2020 của Samsung Electronics (197,705 tỷ USD) cao hơn doanh thu của Hitachi (80,639 tỷ USD) và Sony (75,972 tỷ USD) cộng lại.
Du Lam
Một mạng cáp quang hoàn thành nhiều năm trước. Hàng triệu thuê bao 5G. Kết nối băng rộng nhanh nhất và rẻ bậc nhất thế giới. Hàn Quốc có tất cả những điều này trong khi các quốc gia khác có cùng nguồn lực lại đi sau.
" alt=""/>Từng được Harvard lấy làm ví dụ về đột phá, Sony vẫn thảm bạiThủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Chương trình gồm 9 điểm xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 29.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động
Các Bộ, ngành, địa phương, trước hết là ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan báo chí chủ động tổ chức việc học tập và thường xuyên tuyên truyền, giải thích các nội dung của Nghị quyết 29.
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo. Bên cạnh đó, triển khai phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông; phân loại các cơ sở giáo dục đại học theo hướng nghiên cứu, ứng dụng và thực hành.
Ngoài ra, tiếp tục triển khai việc sắp xếp các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp –hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề cấp huyện.
Đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực
Với nhiệm vụ này, các cơ quan chức năng sẽ phải rà soát, hoàn thiện chương trình giáo dục mầm non bảo đảm mục tiêu giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Triển khai chương trình hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình và các nhóm trẻ độc lập, tư thục.
Xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia biên soạn sách giáo khoa (sách in và sách điện tử) trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, sử dụng thống nhất trong toàn quốc.
Cùng với đó, rà soát, điều chỉnh chương trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo và nhân lực của từng ngành, nghề, địa phương, toàn xã hội.
Đổi mới thi cử, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung
Theo đó, hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển.
Trong đó, cần đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đào tạo cao đẳng, đại học; thành lập các trung tâm khảo thí độc lập...
Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà giáo đầu ngành ở các cấp học
Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cần đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách tiền lương nhằm khuyến khích thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành giáo dục và đào tạo: mức lương nhà giáo được hưởng trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; phụ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; phụ cấp thâm niên nghề nghiệp tính cho thời gian trực tiếp giảng dạy. Xây dựng cơ chế tín dụng để tạo điều kiện về nhà ở và học tập nâng cao trình độ cho giáo viên, giảng viên trẻ.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Cần sửa đổi, bổ sung cơ chế đầu tư, ưu đãi về đất đai, vốn để hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề ngoài công lập; cơ chế cho thuê cơ sở vật chất để phát triển giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập.
Khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; phối hợp giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề với các cá nhân, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; bảo đảm sự công bằng về mọi chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên giữa cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Chương trình hành động cũng cho biết, Chính phủ sẽ xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề; trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các Bộ, ngành, địa phương và trách nhiệm của các Hội, Hiệp hội. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực, tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề công lập hiện có, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất rèn luyện thể lực và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Chính phủ xác định, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm của các mô hình giáo dục tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ đổi mới chương trình và chất lượng đào tạo các trình độ phủ hợp với khu vực và quốc tế.
Ngoài ra, xây dựng cơ chế thu hút chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại Việt Nam và cử chuyên gia, giảng viên của Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu, giảng dạy…