Tưởng chừng không còn hi vọng, gia đình có ý định xin cho người bệnh về. Tuy nhiên, với tinh thần "còn nước còn tát", sau lần thứ 6 tim bệnh nhân đập trở lại, bác sĩ nhanh chóng hội chẩn liên chuyên khoa. Người bệnh được chuyển thẳng lên phòng can thiệp tim mạch với tình trạng hôn mê sâu, đồng tử 2 bên giãn tối đa, huyết áp phụ thuộc 3 thuốc vận mạch liều rất cao.
Kết quả chụp động mạch vành cho thấy tổn thương nặng 3 thân động mạch vành, trong đó có nhánh động mạch vành phải tắc hoàn toàn. Bệnh nhân được đặt stent khẩn trương tái thông dòng máu cấp nuôi cho tim và đặt máy tạo nhịp tạm thời.
Tuy nhiên, sau can thiệp người bệnh tiếp tục ngừng tim lần thứ 7. Bác sĩ tiếp tục cấp cứu ngừng tim trong 10 phút. Khi có tim đập trở lại, người bệnh được chuyển về khoa hồi sức yêu cầu.
Nhận định đây là một trường hợp người bệnh rất nặng, cần được can thiệp các kỹ thuật chuyên sâu, kíp trực đã khẩn trương chuẩn bị máy thở máy lọc máu liên tục, máy thăm dò huyết động xâm lấn, hệ thống bơm tiêm điện… để nhanh chóng hồi sức tích cực cho người bệnh.
Lúc này, bệnh nhân hôn mê sâu, đồng tử giãn tối đa, phản xạ ánh sáng rất yếu, sốc nặng. Các kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh toan chuyển hoá rất nặng, suy đa cơ quan, rối loạn điện giải nặng. Hệ thống hồi sức tim phổi ngoài màng cơ thể (ECMO) cũng được chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống diễn biến xấu hơn.
Sau 24 giờ liên tục hồi sức tích cực, những tín hiệu của sự sống phục hồi dần. Các thuốc vận mạch được giảm liều, chức năng thận dần hồi phục, người bệnh có nước tiểu trở lại. Đặc biệt khi dừng thuốc an thần người bệnh bắt đầu có đáp ứng đau khi kích thích.
Ba ngày sau, người bệnh được rút ống nội khí quản, kết thúc lọc máu và tháo rời các thiết bị y tế hỗ trợ. Đến ngày 5/2, ngày thứ 5 sau điều trị, tình trạng hô hấp, huyết áp ổn định. Đặc biệt người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, không có bất kỳ di chứng thần kinh nào.
Chia sẻ góc nhìn của mình, GS Sir Kostya S.Novoselov (Đại học Manchester và Đại học Quốc gia Singapore) cho rằng, toàn cầu hoá đã mang lại cơ hội lớn cho các nhà khoa học nói riêng và giới khoa học nói chung.
“Rõ ràng nhất là toán học có thể giúp cho quá trình phát triển của các ngành khoa học khác nhờ vào sự phát triển của công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo. Bây giờ không chỉ tách rời mà công nghệ và khoa học đang đi song hành, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển”, GS Sir Kostya S.Novoselov nói.
Theo GS Sir Kostya S.Novoselov, cuộc đua trên toàn cầu hiện nay là săn tìm các tài năng khoa học. Thế giới đã có nhiều nỗ lực để giúp các nhân tài khoa học phát triển. Kết quả nghiên cứu khoa học chính là những tài sản tuyệt vời thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
Chia sẻ bên lề tuần lễ khoa học VinFuture tổ chức tại Việt Nam, theo GS Jennifer Tour Chayes (Trường Đại học California, Berkeley, Mỹ), các tài năng về khoa học có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Dẫn chứng cho điều đó, GS Jennifer Tour Chayes nhắc tới trường hợp của GS Vũ Hà Văn - một tài năng đặc biệt người Việt trong lĩnh vực toán và khoa học dữ liệu.
Cùng bình luận về điều này, GS Gérard Albert Mourou (Trường Đại học École Polytechnique, Palaiseau, Pháp) cho biết, trong quá trình làm việc, ông nhận ra nguồn tài nguyên tri thức tuyệt vời ở châu Phi, nơi không nhiều người nghĩ đến.
“Thế giới đang khao khát tìm kiếm các trí thức. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các nước cần làm sao để giải quyết được vấn đề về huy động tài nguyên trí tuệ, tài nguyên trí thức để từ đó tận dụng nguồn lực khoa học công nghệ từ khắp nơi trên thế giới”,GS Gérard Albert Mourou nói.
Các nhà khoa học cho rằng, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam sẽ có cơ hội nếu nhận ra và tận dụng tốt xu hướng toàn cầu hóa về khoa học, công nghệ.
Để thúc đẩy việc phát triển khoa học, công nghệ tại các nước đang phát triển, GS Đỗ Ngọc Minh (Khoa Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính, Đại học Illinois Urbana-Champaign) cho rằng, cần phải hình thành văn hóa chấp nhận rủi ro trong khoa học. Bên cạnh đó, trong quá trình làm khoa học, cần có tư duy mở, dám chấp nhận cái mới để vượt ra khỏi tư duy truyền thống.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đến từ những nước đang phát triển có thể tận dụng các giải pháp nguồn mở để rút ngắn khoảng cách về công nghệ, từ đó tiệm cận gần hơn với tri thức thế giới. Đây là cách mà các nước đi trước như Trung Quốc, Ấn Độ đã làm để học hỏi từ các quốc gia phát triển hơn, từ đó thúc đẩy và tạo ra sự sáng tạo của riêng mình.
Trọng Đạt
" alt=""/>Thế giới đang trong cuộc đua săn tìm các tài năng khoa họcChia sẻ về câu chuyện chuyển đổi số giáo dục, ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho rằng, thách thức từ đại dịch đã trao cho mọi người cơ hội ứng dụng triệt để CNTT để đổi mới tổ chức dạy học.
Lúc này, giáo viên gửi bài giảng cho học sinh qua các kênh trực tuyến, các hoạt động trên lớp chỉ tập trung vào thảo luận, truyền đạt trọng tâm của bài học. Trong giờ học, để chương trình giảng dạy mới thành công, cần ứng dụng CNTT sao cho giáo viên làm việc ít đi và học sinh làm việc nhiều lên.
Nhìn chung, theo ông Mai Tấn Linh, nhà trường cần thay đổi bằng cách ứng dụng các nền tảng trực tuyến như Microsoft Teams, Zalo… để truyền tải nội dung bài học rồi dành thời gian giao tiếp với học sinh. Tính ứng dụng cao của CNTT sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức và đôi khi giải được bài toán về kinh phí cơ sở vật chất.
Chia sẻ phương pháp hỗ trợ việc dạy và học trực tuyến khi ứng dụng CNTT, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Anh – Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho biết, cơ sở giáo dục này chọn Microsoft Office 365 như một công cụ để chuyển đổi số.
Theo cô Thu Anh, cứ sau một thời gian, các lớp học trên Microsoft Teams lại có sự cải tiến tốt hơn về mặt kỹ thuật. Việc cải tiến công cụ giao tiếp là một điều kiện quan trọng để các hoạt động tương tác trực tuyến trở nên hiệu quả.
Ông Phùng Việt Thắng - Giám đốc Kinh doanh phụ trách khối Doanh nghiệp và Chính phủ, Microsoft Việt Nam cũng chia sẻ, so với ở các doanh nghiệp, việc đầu tư, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục khó khăn hơn bởi không có những thước đo cụ thể. Hiệu quả đầu tư chính là thước đo về con người và phải trải qua rất nhiều năm.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, nói vậy không có nghĩa là chúng ta không có động lực đầu tư công nghệ vào giáo dục.
“Đầu tư công nghệ cho giáo dục chính là để phục vụ xu hướng phát triển tất yếu về giảng dạy và học tập. Đổi mới trong giáo dục không chỉ là việc thay vì đến lớp ta sẽ ngồi học từ xa, mà còn là việc ứng dụng công nghệ như thế nào để thay đổi công tác quản lý, vận hành và giảng dạy học tập”, ông Thắng nói.
Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Giáo dục Việt Nam trên nền tảng CNTT vì thế được kỳ vọng sẽ giúp các nhà giáo dục thay đổi việc học tập cho học sinh và xây dựng một thế giới tươi sáng hơn cho ngành giáo dục Việt Nam.
Trọng Đạt
" alt=""/>Thành quả chuyển đổi số giáo dục phải đo bằng rất nhiều năm