Thông thường, tại Trung Quốc, học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ phải tham dự kỳ thi tuyển sinh gắt gao có tên gọi là “gaokao” để có được một suất học tại các trường đại học. Trong khi đó, những người nước ngoài sẽ không phải thi.
Điều này đồng nghĩa với việc, quá trình xét tuyển đại học sẽ ít cạnh tranh hơn đối với sinh viên quốc tế. Vì vậy, một số phụ huynh giàu có đã tìm cách "mua" hộ chiếu ở nước ngoài cho con thông qua các chương trình đầu tư nhập cư.
Gaokao nổi tiếng là một cuộc cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc, đặc biệt là đối với những trường đại học hàng đầu.
Điều này đã dẫn đến hiện tượng sinh viên mang mác “quốc tế” nhưng thậm chí chưa bao giờ sống ở nước ngoài hay chưa từng rời khỏi Trung Quốc.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu các trường đại học phải kiểm tra nghiêm ngặt tư cách của các ứng viên quốc tế, bắt đầu từ năm tới.
Theo quy định, những sinh viên này ít nhất phải có bố hoặc mẹ là người Trung Quốc và có quốc tịch nước ngoài khi sinh ra. Đồng thời, phải sống ở nước đó từ 2 năm trở lên trong 4 năm trước khi đăng ký chương trình đại học.
Với những người sinh ra ở Trung Quốc, sau đó di cư và có quốc tịch nước ngoài, có thể nộp đơn sau khi đã có hộ chiếu ở nước ngoài ít nhất 4 năm. Họ cũng phải sống ở nước ngoài hơn 2 trong 4 năm trước khi nộp đơn.
Mặc dù các quy tắc này đã được áp dụng từ năm 2009, nhưng các chuyên gia giáo dục cho biết nhiều trường đại học đã không thực hiện nghiêm vì muốn “quốc tế hóa” bằng cách nhận thêm nhiều sinh viên nước ngoài để tăng học phí và nâng cao vị thế.
Học sinh đến từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan không bị ảnh hưởng bởi các quy tắc này, nhưng họ phải tuân theo một quy trình đánh giá riêng.
Gaokao nổi tiếng là kì thi khốc liệt tại Trung Quốc, đặc biệt để có 1 suất vào những trường đại học hàng đầu. Cứ 2.000 thí sinh, Đại học Thanh Hoa chỉ chọn 1 người. Trong khi đó, sinh viên quốc tế được tuyển dựa trên kết quả học tập trung học, bài kiểm tra trình độ Tiếng Trung và trong một số trường hợp là phỏng vấn. Một số trường đại học có yêu cầu đầu vào thấp hơn cho ứng viên ở nước ngoài.
Nhiều chuyên gia cho rằng, ở đây còn nhiều kẽ hở. Các trường muốn có nhiều sinh viên nước ngoài hơn vì quốc tế hóa là một trong những tiêu chí được sử dụng để đánh giá sự phát triển của trường đại học. Nhưng họ lại không kiểm tra cẩn thận và điều đó dẫn đến hiện tượng tràn lan sinh viên quốc tế giả mạo.
“Do đó, các điều kiện về thời gian giữ hộ chiếu và sống ở nước ngoài cần được quy định lâu hơn nữa”, Wu Zunmin, chuyên gia giáo dục tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải nói.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, đã có khoảng 500.000 sinh viên quốc tế theo học tại 1.004 trường đại học tại đây trong năm 2018.
Một nhân viên của phòng tư vấn ở Thâm Quyến cho biết, một số gia đình Trung Quốc đã di cư trên giấy tờ để lấy hộ chiếu nước ngoài cho con cái họ, nhưng họ không thực sự sống trên đất nước mới dù chỉ một ngày.
“Một số khách hàng của tôi chi ra khoảng 1 triệu tệ (khoảng 141.000 USD) để di cư đến Vanuatu (đảo quốc ở tây nam Thái Bình Dương), vì có tấm hộ chiếu đồng nghĩa với việc sau đó họ có thể mở một công ty nước ngoài, đi du lịch khắp thế giới mà không cần phải xin visa ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, rất ít người Trung Quốc muốn tới sống ở đó vì thời tiết nóng và kinh tế nơi đó kém phát triển”, người này nói.
Trước khi Bộ Giáo dục quyết định thắt chặt vấn đề này, nhân viên này đã tư vấn cho những cha mẹ giàu có nên xem xét nhập cư vào các nước châu Âu như Hy Lạp, Bulgari, Malta.... Chi phí để có được tấm hộ chiếu của các nước này đắt hơn Vanuatu, nhưng vẫn rẻ hơn nhiều so với Mỹ hay các nước phương Tây phát triển khác.
Trường Giang (Theo SCMP)
Các trường đại học Úc cho phép sinh viên Trung Quốc “lách luật” để tránh được lệnh hạn chế đi lại và quay trở lại học tập tại đất nước này. Nhưng nhiều người cho rằng, điều đó có thể khiến virus lan rộng tới các trường ở Úc.
" alt=""/>Phụ huynh giàu tìm mua hộ chiếu nước ngoài để con không phải thi đại họcHoàng Minh Huy sinh năm 2014, là con trai thứ hai của vợ chồng chị Văn Thị Thủy. Xuất thân từ gia đình làm nông, năm 2006, vợ chồng chị Thủy rời quê nghèo thuộc một huyện ở Hà Tĩnh vào Đồng Nai làm công nhân, mong thoát khỏi cuộc sống dầm mưa dãi nắng ngoài đồng. Đến năm 2014, gia đình chị chuyển về Bình Dương, lúc này chị Thủy sinh em bé thứ 2 là Minh Huy.
![]() |
Bé Minh Huy và mẹ đang ở tạm phòng ngoại trú vì quá đông bệnh nhân, thiếu giường. |
Nghĩ rằng nhà có 2 con nhỏ, cũng có chút vốn liếng sau nhiều năm chăm chỉ làm việc, vợ chồng chị Thủy bàn với nhau tích cóp, nhờ cha mẹ chị Thủy cầm cố sổ đỏ, mua đất ở Bình Dương và cất căn nhà ngói nho nhỏ. Lúc này cả cha mẹ chị Thủy cũng vào ở cùng, vừa đi làm, vừa phụ trông cháu nhỏ.
Nhà xây xong chưa lâu, nợ vẫn chưa trả hết, bất ngờ, cuối năm 2018, gia đình nhận được hung tin, con trai thứ 2 của anh chị bị ung thư máu ác tính. “Bác sĩ đưa ra 2 hướng cho gia đình lựa chọn. Hoặc chuyển con vào bệnh viện Huyết học, chuyên về bệnh máu. Hoặc chuyển con về bệnh viện Ung bướu chuyên về bệnh ung thư”.
Chi phí điều trị là con số quá lớn đối với gia đình anh chị. May mắn lúc ấy vẫn có ông bà ngoại đỡ đần. Cha của chị Thủy đi làm tạp vụ ở xưởng mộc để hỗ trợ các con. Nhưng bất hạnh, một trưa hè 2019, cha của chị Thủy không may đột quỵ, đột ngột qua đời. Lúc đó, chị Thủy đang đưa con trai lên TPHCM chữa bệnh.
“Cha tôi lúc còn sống rất thương con cháu, làm được bao nhiêu đều dành dụm cho con hết. Sự ra đi đột ngột của cha là sự mất mát, nỗi đau lớn nhất đối với tôi”, chị Thủy tâm sự.
Khó khăn chồng khó khăn, không còn cách nào khác, vợ chồng chị Thủy phải bán căn nhà vừa xây, một phần trả nợ ngân hàng đã nhờ cha mẹ vay hộ, một phần để chữa bệnh cho con. Vậy nhưng, từ cuối năm 2018 đến nay, số tiền chữa trị cho con đã lên đến 300 triệu. Vợ chồng chị vay mượn khắp họ hàng, bạn bè, những chỗ có thể vạy mượn, đều đã vay.
Cũng khoảng 5 tháng nay, thu nhập lương công nhân của chồng chị bấp bênh, cha chị vừa mất khoảng 4 tháng thì ông của chồng chị mất. Chi phí đi lại và phát sinh tốn kém nên hầu như không hỗ trợ được 2 mẹ con. Có lúc chị như đang ở ngõ cụt, bất chợt nãy ý định bán thận cứu con.
“Nhà con nghèo lắm, không có tiền cho con đi học”
Minh Huy 5 tuổi, ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Con ngủ dậy, tự giác chơi. Con cũng hòa đồng với các bạn nhỏ khác trong phòng bệnh. Chị Thủy cho hay, có những đợt vừa truyền đạm, kháng sinh, vô thuốc… kim chuyền cắm trên tay con cả ngày đêm, nhưng con chưa bao giờ tỏ ra khó chịu.
![]() |
Minh Huy chơi cùng các bạn tại bệnh viện Ung bướu. |
Con cũng rất thích đi học. Cứ hôm nào đủ sức khỏe là con tham gia lớp học của cô giáo Kim Phấn tại bệnh viện Ung bướu. Cũng tại đây, con được cô giáo dạy chương trình lớp 1. Vì vậy, nếu có ai nói Minh Huy đang học mẫu giáo là con “không chịu”. Con nói, con học lớp 1.
“Có những hôm ở nhà, con hỏi mẹ: Mẹ cho con đi học đi! Sao mẹ không cho con đi học?”, chị Thủy kể.
Trong thời gian điều trị bệnh cho bé Minh Huy, 2 mẹ con chị Thủy luôn bên nhau không rời. Bạn bè khuyên nhủ chị gửi bé đi nhà trẻ, có thời gian đi làm thêm kiếm tiền chữa bệnh cho con, nhưng chị không đành. Khi còn ở nhà trọ dưới Bình Dương, 2 mẹ con nấu nước mang ra chợ Bình Dương bán, khi ở nhờ nhà chị gái trên TPHCM, 2 mẹ con lại tranh thủ đi phát tờ rơi.
Chị Thủy bật cười khi nhớ lại: “Không biết ai nói với con, mà đi đâu con cũng kể: Nhà con nghèo lắm, không có tiền cho con đi học”. Tôi có hỏi thì con nói: “Nhà mình nghèo thật mà!”.
Đứa trẻ hiểu chuyện sớm. Con nói: “Mình ở nhờ nhà dì Hiền (chị gái của chị Thủy) thì phải biết phụ dì mẹ ha! Phụ dì mới cho ở đây, nếu không dì đuổi mình đi thì sao” khiến chị Thủy nghẹn ngào.
Từ ngày ông ngoại của Minh Huy mất, bà ngoại về quê, mang theo con trai cả của anh chị đang học lớp 2 để tiện chăm sóc. Hiện giờ, chị Thủy chỉ mong có một phép màu, để con có thể sớm khỏi bệnh, để cả gia đình được đoàn tụ.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Tin bài cùng chuyên mục:
Thanh Oai: 'Bẻ' pháp luật 'lượn' theo ý dân