TAG Heuer Connected Modular 45 là sản phẩm hợp tác giữa TAG Heuer và Intel
Theo Slashgear, TAG Heuer Connected Modular 45 sở hữu dạng thiết kế mô-đun khá đặc biệt. Với thiết kế như vậy, đồng hồ có thể thay đổi và tháo rời nhiều bộ phận như mặt đồng hồ, phần khung, dây đeo...theo ý muốn của người dùng.
TAG Heuer Connected Modular 45 trang bị màn hình cảm ứng AMOLED 1.39 inch, phủ lớp kinh sapphire với độ bền cao, khung titan chắc chắn và chạy Android Wear 2.0 mới nhất.
Bên trong, thiết bị sử dụng chip Intel Atom Z34XX tương thích khá tốt với nền tảng Android Wear của Google. Ngoài ra, Connected Modular 45 còn có thêm bộ nhớ trong 4GB.
" alt=""/>Chân dung smartwatch 'xếp hình' của TAG HeuerFintech, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính, đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh nhờ sự phát triển mạnh của công nghệ. Với sự an toàn, tiện lợi và không gặp giới hạn về mặt địa lý, Fintech hay cụ thể hơn là việc phát triển các ứng dụng thanh toán đang được gấp rút thực hiện để bắt kịp xu hướng “cashless” (không tiền mặt) đang nở rộ.
Ông Nguyễn Hoài An - Giám đốc Sản phẩm ZaloPay - cho rằng, Fintech hay cụ thể hơn là các ứng dụng thanh toán tại các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc đã trở nên thông dụng, gần như không thể thiếu bên cạnh việc sử dụng điện thoại. Thẻ tín dụng hay tiền mặt đã không còn là sự lựa chọn đầu tiên. Do đó, làn sóng này chắc chắn sẽ mang đến những thay đổi cho Việt Nam và được dự đoán sẽ nở rộ trong vòng 3-5 năm tới.
“Các bạn sinh viên công nghệ hiện nay có 2 sự lựa chọn, một là chứng kiến những sự thay đổi này diễn ra, và hai là sẵn sàng tham gia để cùng làm nên những sự thay đổi đó”, ông An nhấn mạnh.
" alt=""/>Sinh viên công nghệ tìm hiểu về làn sóng FintechCuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang và sẽ mang đến cho Việt Nam vô vàn cơ hội nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Việc áp dụng rộng rãi những tiến bộ của CNTT&TT, như IoT, điện toán đám mây, công nghệ thực tế - ảo... vào mọi hoạt động của xã hội từ cuộc sống hàng ngày, công việc, Chính phủ điện tử, thành phố thông minh hay tới các hệ thống công nghiệp… đã làm mờ đi ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo. Tuy nhiên, mặt trái của thế giới kết nối đó là rất nhiều các nguy cơ và rủi ro mất an toàn thông tin tiềm ẩn trong sự phát triển quá nhanh của công nghệ.
Hội thảo “An toàn thông tin 4.0 - Thực trạng và sáng kiến” vừa được Cục ATTT đã phối hợp cùng VNPT VinaPhone và Tập đoàn bảo mật F-Secure tổ chức ngày 18/1/2018 tại Hà Nội nhằm phác thảo về thực trạng an toàn thông tin tại Việt Nam đang phải đối mặt, đồng thời tạo diễn đàn để các chuyên gia an toàn thông tin trong và ngoài nước cùng nhau chia sẻ, thảo luận đưa ra được các sáng kiến và phương hướng chung tay vì một không gian mạng an toàn hơn.
Hội thảo “An toàn thông tin 4.0 - Thực trạng và sáng kiến” có sự xuất hiện của ông Mikko Hypponen, một trong những “huyền thoại” của làng bảo mật của thế giới. Ông Mikko Hypponen là một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm Anti Virus trên thế giới từ những năm 1980. Tại hội thảo, chuyên gia Mikko Hyppone đã cung cấp nhiều thông tin về quá trình phát triển, ứng dụng và hiện trạng của IoT trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các nguy cơ mất an toàn thông tin, các sự cố nổi bật đối với hệ sinh thái IoT và kinh nghiệm quốc tế về chính sách, tiêu chuẩn và thực thi bảo đảm an toàn thông tin cho IoT.
" alt=""/>VinaPhone sẽ đảm bảo trải nghiệm an toàn cho người dùng