TAND thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước sáng nay (17/8) vừa xét xử và tuyên phạt 30 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Quang Duy (SN 1991, quê Quảng Trị, tạm trú thị xã Phước Long) về tội "chống người thi hành công vụ". |
Bị cáo Nguyễn Quang Duy |
Đây là vụ án điểm của thị xã Phước Long và tỉnh Bình Phước, được xét xử theo thủ tục rút gọn.
Trước đó, vào chiều 31/7, Duy điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang nhưng không che mũi, miệng trên đường ĐT759. Khi đến chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại phường Phước Bình (thị xã Phước Long) thì dừng xe lại.
Lúc này, anh Nguyễn Vũ Anh (Công an phường Phước Bình) đang làm nhiệm vụ trực chốt tiến đến làm việc. Do không có lý do chính đáng khi ra đường, anh Vũ Anh yêu cầu Duy lại chốt để lập biên bản vi phạm thì người này không chấp hành, có lời lẽ xúc phạm lực lượng chức năng.
Chưa dừng lại, khi anh Vũ Anh nắm lấy tay lái xe máy định dẫn vào chốt thì Duy giằng co, bất ngờ đấm vào mặt anh Anh gây sưng tấy vùng mặt.
Ngay sau đó, lực lượng tại chốt kiểm soát đã khống chế đối tượng bàn giao cho cơ quan công an.
Qua điều tra, ngày 3/8, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Phước Long đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Duy.
Mặc dù tại phiên tòa Duy thành khẩn khai báo, tỏ ra ăn năn hối cải nhưng HĐXX nhận định hành vi của bị cáo gây nguy hiểm cho cộng đồng, dùng vũ lực cản trở lực lượng thi hành công vụ kiểm soát phòng, chống dịch bệnh.
Do đó, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Duy 30 tháng tù về tội chống người thi hành công vụ.

Người phụ nữ lĩnh 7 tháng tù do đánh công an khi thấy chồng bị lập biên bản
Trần Thị Tuyền, 42 tuổi, ở huyện Phú Tân, An Giang thấy chồng bị lập biên bản do vi phạm phòng chống dịch nên lao vào đánh công an.
" alt=""/>Đấm công an tại chốt kiểm dịch, nam thanh niên bị phạt 30 tháng tù

Ngay cả các giám đốc điều hành của Google và nhân viên phụ trách dữ liệu vị trí cũng không biết cách các cài đặt quyền riêng tư hoạt động. Ảnh: AP. |
Jen Chai, giám đốc sản phẩm cấp cao của Google, chuyên phụ trách dịch vụ định vị, thậm chí cũng không biết các cài đặt quyền riêng tư của công ty này có mối quan hệ như thế nào.
Các tài liệu này là một phần vụ kiện chống lại Google của văn phòng công tố bang Arizona (Mỹ) từ năm 2020. Trong đơn kiện, bang Arizona cáo buộc công ty này thu thập dữ liệu vị trí từ điện thoại thông minh một cách bất hợp pháp dù người dùng không cho phép.
Các tài liệu từ vụ kiện đã được công bố trước đó, nhưng có nhiều phần thông tin bị xóa mờ. Một thẩm phán đã ra lệnh cho phép mở phần tài liệu đã bị làm mờ vào tuần trước, theo yêu cầu của nhóm thương mại Nội dung số và Liên minh Truyền thông. Họ cho rằng công chúng cần biết về hoạt động thu thập dữ liệu của Google, và cách công ty này sử dụng sức ép pháp lý để ngăn chặn những sự chỉ trích hướng vào mình.
Các tài liệu bị rò rỉ thậm chí còn mô tả chi tiết hơn về cách Google che giấu các kỹ thuật thu thập dữ liệu của mình khỏi người dùng và cả nhân viên công ty.
 |
Người dùng gần như không có cách nào sử dụng dữ liệu vị trí trên điện thoại Android mà không chia sẻ với Google. Ảnh minh họa: LP. |
Google sử dụng nhiều cách khác nhau để thu thập vị trí của người dùng, bao gồm kết nối điện thoại với WiFi hoặc buộc người dùng chia sẻ dữ liệu để sử dụng các ứng dụng của bên thứ ba không liên kết với Google.
"Không có cách nào để cung cấp vị trí của bạn cho ứng dụng của bên thứ ba mà qua mặt được Google”, tài liệu phiên tòa trích lời của một nhân viên Google.
Cách Google làm khó người dùng
Theo các tài liệu, trong các phiên bản Android thử nghiệm mà Google để phần cài đặt quyền riêng tư ra ngoài, dễ tìm hơn, người dùng thường chọn tắt hoặc hạn chế chia sẻ. Để giải quyết vấn đề này, Google đã tìm cách chôn sâu các quyền riêng tư đó trong menu cài đặt.
Google cũng cố gắng thuyết phục các nhà sản xuất điện thoại thông minh ẩn phần cài đặt vị trí "thông qua việc lan truyền thông tin sai lệch hoặc che giấu, bỏ qua sự thật". Công ty này nói với đối tác của mình là người dùng chỉ hạn chế dữ liệu vì nhà sản xuất đưa ra cho họ chọn.
Các nhân viên của Google đều nhận ra sự phản đối của người dùng đối với hoạt động thu thập dữ liệu. Với mô hình của Google, việc thu thập ít dữ liệu đi có khả năng làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc lấy dữ liệu người dùng công khai cũng để lại tiếng xấu cho Google.
"Đúng ra nên có tùy chọn cho tôi sử dụng vị trí trên điện thoại mà không chia sẻ thông tin đó cho Google", một nhân viên của Google bình luận.
"Đây có thể là cách giúp Apple đánh bại chúng ta”, một nhân viên khác bày tỏ mối lo ngại, bởi Táo khuyết luôn nhấn mạnh đến quyền riêng tư cho người dùng.
 |
Nhiều nhân viên Google cũng cho rằng công ty này đang làm quá khi thu thập dữ liệu, khiến người dùng bỏ qua sử dụng iPhone. Ảnh: Reuters. |
Năm 2020, hành vi thu thập dữ liệu trên các ứng dụng Google từng bị tiết lộ. Đó là khi Google tuân thủ quy định mới của Apple có tên Privacy Label (nhãn quyền riêng tư) trên iOS 14, buộc tất cả ứng dụng phát hành trên App Store liệt kê các loại dữ liệu thu thập như lịch sử duyệt web hay vị trí, dữ liệu tài chính, danh bạ... phục vụ cho mục đích quảng cáo được cá nhân hóa.
Sau khi quy định mới được đưa ra, Google đã mất 3 tháng để cập nhật ứng dụng tuân thủ quy định của Apple. Dựa trên danh sách dữ liệu thu thập bởi Chrome, dễ dàng thấy Chrome thu thập và liên kết tất cả dữ liệu với thiết bị và thông tin cá nhân. Trong khi đó, Safari thu thập nhưng không liên kết lịch sử duyệt web, dữ liệu và vị trí của người dùng.
Năm 2020, ông lớn công nghệ này và công ty mẹ Alphabet bị một nhóm người dùng kiện 5 tỷ USD tại California. Nguyên đơn cáo buộc Google thu thập dữ liệu người dùng một cách không minh bạch thông qua công cụ phân tích Google Analytics, quảng cáo và một số ứng dụng khác.
(Theo Zing)

Đức điều tra Google
Nhà chức trách Đức sẽ điều tra liệu sức mạnh thị trường của Google có đủ lớn để trở thành đối tượng áp dụng luật cạnh tranh kỹ thuật số mới hay không.
" alt=""/>'Muốn Google không biết bạn ở đâu thì đừng dùng Google Maps'