Sputnik U9 là mẫu laptop đầu tiên của CMS được tích hợp chip mới tiêu hao năng lượng cực thấp Ultra Low Voltage (ULV) thuộc nền tảng laptop di động thế hệ mới.
Sản phẩm được tích hợp bộ vi xử lý ULV Intel Pentium Processor U2700 có tốc độ 1,3 GHz, RAM 2GB, ổ cứng 120GB SATA và màn hình theo chuẩn rộng kích thước 11,6 inch. Sputnik U9 được trang bị cạc âm thanh High Definition Audio 5.1 Channel và sở hữu khá nhiều kết nối như: Wifi, LAN, 2 USB, bluetooth, cổng xuất HDMI, VGA, jack cắm tai nghe, Webcam và đầu đọc thẻ nhớ.
" alt=""/>CMS ra mắt laptop tiết kiệm điện, 10,9 triệu đồngPhải thừa nhận rằng tựa game Pokémon Go đang trở thành cái tên hot nhất làng game di động và câu hỏi đặt ra là công ty công nghệ nào là kẻ kiếm được bộn tiền từ hàng triệu người đang chạy khắp thành phố chỉ để đuổi bắt những nhân vật hoạt hình siêu dễ thương này?
![]() |
Chơi Pokémon Go trên iPhone. |
Mặc dù Nintendo hiện đang cho phép tải về Pokémon Go miễn phí nhưng giống như hầu hết các trò chơi trên di động khác, nhà phát hành game này đã tích hợp sẵn tính năng mua hàng trong ứng dụng và kiếm được cả núi tiền nhờ đó.
Ước tính doanh thu ban đầu như sau:
- 1.6 triệu USD/ngày trên iOS, 2 triệu lượt tải về từ các thiết bị iOS - theo báo cáo được thực hiện bởi công ty nghiên cứu Sensor Tower.
- 14 triệu USD trong sau ngày thứ 2 phát hành tạo ra 2.3 triệu USD mỗi ngày trên cả hai nền tảng iOS và Android - theo phân tích từ Superdata.
- Với hơn 1 triệu doanh thu thuần hàng ngày thì theo hãng phân tích ứng dụng App Annie, Nintendo có thể đạt được doanh thu 1 tỷ USD mỗi năm.
Số tiền này được phân chia cho nhiều bên liên quan, bao gồm Niantic - nhà xuất bản ứng dụng và Google, Apple - khoảng 30% doanh thu từ mua hàng trong ứng dụng với tư cách là chủ sở hữu của các cửa hàng ứng dụng.
Theo chuyên gia David Gibson từ công ty nghiên cứu thị trường Macquarie Research thì miếng bánh lợi nhuận được chia chác như sau: "Tựa game được phát triển bởi Niantic, Pokemon Company và Nintendo. Không rõ chính xác lợi ích kinh tế của họ là gì trong trò chơi này nhưng chúng tôi cho rằng tỷ lệ ăn chia là 30 cho Apple, 30 cho Niantic , 30 cho Pokemon và 10 cho Nintendo".
Vì vậy, có thể thấy rằng, tùy thuộc vào tỷ lệ phần trăm số người chơi Pokémon Go trên các thiết bị iOS mà Apple có thể thu được nhiều tiền hơn so với Nintendo từ cơn sốt này mặc dù Nintendo cũng sở hữu cổ phần trong Pokémon Company.
Tất nhiên, theo ước tính ban đầu, đa số người chơi Pokémon Go là từ các thiết bị Android, nhưng đây là một trò chơi hoàn toàn miễn phí nên có thể chắc chắn rằng rất nhiều người dùng iPhone sẵn sàng mua sắm trong ứng dụng.
Thêm vào đó, một trò chơi có tính gây nghiện trên nền tảng của Apple có thể giúp gia tăng doanh số bán hàng cho iPhone, đúng là nhất cử lưỡng tiện.
Tuy nhiên, Google cũng đã sẵn sàng thu lợi nhuận không chỉ từ cửa hàng ứng dụng Play Store mà còn từ cổ phần nắm giữ trong Niantic. Trước khi Niantic tách ra thành một công ty độc lập, nó từng là một phần của Google và gã khổng lồ công nghệ này gần đây đã đầu tư lại vào công ty game Niantic.
Phóng viên Mark Bergen từng viết trên trang tin Recode rằng: "Google cũng có thể kiếm được rất nhiều tiền nhờ vào Pokémon Go. Google đã dốc khoảng 30 triệu USD vào Niantic sau quá trình "spin off"*. Hiện vẫn chưa rõ liệu khoản đầu tư này có bao gồm cả cổ phần trong các khoản thu nhập từ Pokémon hay không, nếu có thì khoản tiền mà Google thu được cũng vô cùng hấp dẫn".
Ngay cả Nintendo cũng có thể vươn lên dẫn trước dù chỉ được chia 10% doanh thu từ Pokémon Go.
Được biết, cổ phiếu của Nintendo đã có cú bứt phá ngoạn mục, tăng vọt 35% kể từ sau khi game hiện tượng này được phát hành ở Mỹ.
Theo Trí thức trẻ
XEM THÊM ![]() 14 bí quyết giúp bạn thành cao thủ Pokemon Go " alt=""/>Apple kiếm bộn tiền từ Pokemon Go |
Nở rộ tình trạng lừa đảo qua email
Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và CNTT cho biết, thời gian gần đây, Cục đã tiếp nhận thông tin về trường hợp doanh nghiệp X của Việt Nam bị lừa đảo tài chính trong quá trình giao dịch với đối tác tại nước ngoài.
Cụ thể, theo thông tin doanh nghiệp X cung cấp, tháng 6/2016, Công ty X có trụ sở tại TP.HCM đã ký hợp đồng mua bán nguyên liệu hạt nhựa với Công ty Y của Singapore. Hai bên là đối tác thường xuyên, đã nhiều lần thanh toán qua Ngân hàng Singapore.
Trong tháng 6/2016, Công ty X nhận được email từ đối tác Singapore thông báo lý do công ty đang bị kiểm toán nên yêu cầu công ty X thanh toán qua tài khoản ngân hàng tại Cộng hòa Séc, có kèm theo là chứng từ ủy quyền. Tên tài khoản tại ngân hàng Cộng hòa Séc là tên Công ty Y, giống tên tài khoản tại Singapore. Hai ngày sau, Công ty X thực hiện chuyển tiền và một tuần sau liên lạc với Công ty Y tại Singapore về việc đã chuyển tiền nhưng Công ty Y cho biết họ không có yêu cầu thanh toán và cũng không có tài khoản ngân hàng tại Cộng hòa Séc.
Cục TMĐT và CNTT nhận định, từ các thông tin Công ty X cung cấp, có thể thấy rằng các thông tin giao dịch của của Công ty X (TP.HCM) với Công ty Y (tại Singapore) qua thư điện tử đã bị đánh cắp. Đối tượng đánh cắp đã sử dụng những thông tin này để tiến hành lừa đảo Công ty X bằng cách tạo một tài khoản doanh nghiệp có tên giống tài khoản 2 bên thường giao dịch và sử dụng email giả danh email giao dịch của Công ty Y để yêu cầu chuyển tiền. Ngay sau khi doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền, đối tượng đánh cắp đã tới ngân hàng và rút phần lớn số tiền.
“ Cục TMĐT và CNTT đã liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Séc để tư vấn cho doanh nghiệp; đồng thời đề nghị Công ty X liên hệ với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Tổng Cục cảnh sát, Bộ Công An để tìm hướng giải quyết. Song đây cũng là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khác về bảo mật thông tin khi làm việc với đối tác nước ngoài”, Cục TMĐT và CNTT nhấn mạnh.
Cũng theo Cục TMĐT và CNTT, trong vài năm trở lại đây, các thủ đoạn lừa đảo trong giao thương đã trở nên tinh vi hơn nhiều, với nhiều hình thức. Đơn cử như, sử dụng tin tặc thâm nhập địa chỉ thư điện tử của 2 bên doanh nghiệp đang có giao dịch để đánh cắp thông tin, giả mạo nội dung giao dịch nhằm yêu cầu chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của kẻ lừa đảo.
" alt=""/>Doanh nghiệp vẫn liên tiếp bị kẻ xấu lừa đảo qua emailMột lý do được đưa ra là Apple nhiều khả năng phải thay đổi thường xuyên nhà cung cấp các linh kiện này, và họ cũng hay thay đổi đối tác, dẫn đến linh kiện có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau.
Apple không muốn khách hàng quá xét nét thiết bị qua nhà cung cấp linh kiện - đó là lý do họ phản ứng rất nhanh với thông tin chênh lệch pin trên iPhone 6S, đổi lại Apple phải thừa nhận chip A9 đến từ hai đối tác khác nhau là Samsung và TSMC.
Lý do thứ hai mà Schiller đưa ra là, iPhone không hề sử dụng các linh kiện thông thường.
Tech Insider dẫn lời: “Nếu cứ nói đơn giản rằng linh kiện của Apple được thiết kế riêng bởi các nhà cung cấp, người dùng sẽ dễ hiểu nhầm rằng những thành phần đó cũng có thể được tiếp cận bởi bất kỳ hãng điện thoại nào. Do đó, cách tốt nhất là không bao giờ nói về nguồn gốc của chúng và sẽ không có lầm tưởng nào xảy ra cả”.
" alt=""/>Vì sao Apple giữ bí mật về linh kiện iPhone?