, doanh số bán hàng của toàn thị trường trong tháng 12 đạt 46.759 xe, tăng 21% so với tháng 11 nhưng giảm 2,3% so với tháng cùng kỳ năm ngoái (bán 47.856 xe).</p><table class=)
 |
Top 10 xe bán chạy tháng 12/2021 |
Trong danh sách 10 xe bán chạy nhất thị trường, Toyota Corolla Cross tiếp tục tạo được bước đột phá thần tốc và bỏ xa phần còn lại, trong đó có "người anh em" Vios ở vị trí thứ 2.
Nhưng bất ngờ nhất lại là "cựu vương" từng đứng top 1 trong tháng 10 là Ford Ranger, mẫu bán tải này đã không còn duy trì được doanh số bán hàng như kỳ vọng, đồng thời bật luôn khỏi top 10, nhường chỗ cho Honda City.
Dưới đây là xếp hạng của 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 12/2021:
1. Toyota Corolla Cross: 4.466 chiếc
 |
Toyota Corolla Cross dẫn đầu doanh số của Toyota tại Việt Nam trong nhiều tháng qua. |
Trong khi tháng 11/2021, Toyota Corolla Cross đạt doanh số 3.346 chiếc, thì tháng 12 vừa qua, mẫu xe này tiếp tục đạt kỷ lục mới khi bán ra tới 4.466 chiếc, tăng 33,4% so với tháng trước. Doanh số cộng dồn cả năm 2021 của mẫu xe này đạt 18.411 chiếc.
Toyota Corolla Cross ra mắt thị trường Việt Nam từ tháng 8/2020 và trở thành mẫu xe mới thành công nhất của Toyota Việt Nam khi thường xuyên có mặt trong top 10. Toyota Corolla Cross có 3 phiên bản, trong đó có cả bản Hybrid, giá bán dao động từ 720-918 triệu đồng, tất cả đều được nhập khẩu từ Thái Lan.
2. Toyota Vios: 2.801 chiếc
 |
Toyota Vios có doanh số tăng nhẹ so với tháng trước và vẫn xếp thứ 2 trong top 10. |
Trong tháng 12 vừa qua, mẫu sedan hạng B của Toyota bán được 2.801 chiếc, tăng nhẹ so với doanh số 2.739 chiếc của tháng 11. Đây là doanh số khá cao, nhưng vẫn xếp sau người anh em trong nhà là Corolla Cross.
Hiện, Toyota Vios được lắp ráp trong nước với tổng cộng 6 phiên bản, tăng 1 phiên bản đặc biệt (Vios GR-S) so với trước đây. Vios 2021 được trang bị động cơ 1.5L, hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động vô cấp. Giá bán của mẫu xe này đang dao động từ 478 đến 638 triệu đồng.
3. Hyundai Accent: 2.517 chiếc
 |
Hyundai Accent bán ra gần 20.000 chiếc trong năm 2021. |
Tháng trước, Hyundai Accent chỉ có doanh số 1.057 chiếc và thậm chí còn không có mặt trong top 10 xe bán chạy. Tuy nhiên, tháng 12 vừa qua, mẫu sedan hạng B này tiếp tục cho thấy sức hút riêng của mình với doanh số 2.517 chiếc, gấp gần 2,4 lần so với tháng 11. Cả năm 2021, Hyundai Accent đã bán được 19.956 chiếc, là mẫu xe bán chạy nhất của thương hiệu Hyundai tại Việt Nam.
Hiện, Hyundai Accent 2021 được TCMotor lắp ráp trong nước và phân phối với 4 phiên bản, sử dụng động cơ 1.4L đi kèm hộp số sàn 6 cấp hoặc hộp số tự động 6 cấp. Các phiên bản của Accent có giá niêm yết từ 426 đến 542 triệu đồng.
4. KIA Seltos: 2.345 chiếc
 |
KIA Seltos là mẫu xe bán chạy nhất của KIA tại Việt Nam. |
KIA Seltos tiếp tục có tăng trưởng trong tháng vừa qua với doanh số 2.345 chiếc, tăng , tăng 19,8% so với tháng 11 (với 1.957 chiếc). Đây cũng là mẫu xe bán chạy nhất của THACO-KIA. Cả năm 2021, Seltos bán ra được 16.122 chiếc.
Hiện tại, giá KIA Seltos được THACO lắp ráp trong nước với 3 phiên bản, giá bán từ 589 - 719 triệu đồng. Ở một số thời điểm, các đại lý của KIA không có đủ xe để giao đúng hẹn cho khách hàng.
5. Mazda CX-5: 2.200 chiếc
 |
CX-5 tăng 3 bậc so với tháng trước. |
Với 2.200 chiếc bán ra trong tháng 12, Mazda CX-5 đã tăng 65,4% so với tháng 11. Điều này giúp CX-5 vươn lên vị trí thứ 5, tăng 3 bậc so với tháng trước. Cộng dồn cả năm 2021, Mazda CX-5 bán ra được 10.230 chiếc.
Mazda CX-5 hiện có tới 7 phiên bản lắp ráp trong nước với giá bán từ 839 triệu đến 1,059 tỷ đồng. Đối thủ của mẫu xe này là Honda CR-V, Hyundai Tucson, Nissan X-Trail, Mitsubishi Outlander,...
6. Honda City: 2.088 chiếc
 |
Honda City lọt top xe bán chạy sau nhiều tháng vắng bóng |
So với 658 chiếc bán ra trong tháng 11, doanh số của Honda City tăng hơn gấp 3 lần với 2.088 chiếc trong tháng 12, đồng thời giúp mẫu sedan hạng B này góp mặt trong top 10 xe bán chạy nhất ở vị trí thứ 6.
Honda City phiên bản 2021 được thiết kế mới, sử dụng động cơ 1.5L kết hợp với hộp số tự động vô cấp CVT. Mẫu sedan hạng B này được giới thiệu 4 phiên bản là E, G, L và RS với mức giá dao động từ 499 đến 599 triệu đồng.
7. Hyundai SantaFe: 2.078 chiếc
 |
Hyundai SantaFe đã vượt mốc 12.000 xe bán ra trong năm 2021. |
Tháng 12 vừa qua, Hyundai SantaFe bán ra tới 2.078 chiếc, tăng 47,7% so với tháng trước và tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng. Doanh số cả năm 2021 năm của SantaFe đạt 12.160 chiếc.
Hyundai SantaFe 2021 mới ra mắt vào tháng 5 vừa qua, được TC Motor lắp ráp trong nước với 2 lựa chọn động cơ: 2.2L diesel và 2.5L máy xăng, cho ra tất cả 6 phiên bản, đi kèm hộp số tự động 6 cấp. Giá bán niêm yết của Hyundai SantaFe đang dao động từ 1,03-1,34 tỷ đồng.
8. Mitsubishi Xpander: 2.009 chiếc
 |
Tháng thứ 2 liên tiếp, XPander có mặt trong top 10. |
Mitsubishi Xpander trong tháng 12 bán được 2.009 chiếc, tăng 38,8% so với tháng 11 (với 1.447 xe). Tuy vậy, XPander vẫn bị tụt 2 bậc và xếp thứ 8. Cộng dồn cả năm 2021, Mitsubishi Xpander bán ra 13.616 chiếc.
Hiện, Mitsubishi Xpander 2021 được phân phối với 3 phiên bản là AT nhập khẩu, AT lắp ráp và MT với giá từ 555 triệu đến 630 triệu đồng. Ngoài ra, Mitsubishi ra thêm bản đặc biệt để kỷ niệm 50.000 xe Xpander được giao tới tay khách hàng sau 3 năm ra mắt với một số nâng cấp nhẹ ở nội thất.
9. Vinfast Fadil: 1.753 chiếc
 |
VinFast Fadil tụt 6 bậc so với tháng trước. |
Mẫu xe cỡ A của hãng xe Việt Vinfast bán ra 1.753 chiếc trong tháng 12/2021, giảm gần 30% so với tháng trước (với 2.489 chiếc). Với lượng bán cộng dồn sau 12 tháng đầu năm là 22.375 chiếc, Vinfast Fadil vẫn là mẫu xe bán chạy nhất trong năm 2021, vượt xa Toyota Vios và Hyundai Accent.
Vinfast Fadil 2021 sử dụng khối động cơ 1.4L với hai phiên bản. Hiện Fadil có giá từ 382 triệu cho phiên bản tiêu chuẩn, 449 triệu cho phiên bản cao cấp nhất đối với hình thức trả thẳng.
10. KIA Cerato/K3: 1.560 chiếc
 |
KIA K3, mẫu xe kế cận của Cerato vừa được ra mắt vào cuối tháng 9/2021 vừa qua. |
Trong tháng 12/2021, KIA Cerato bán ra được 1.560 chiếc, tăng 41,1% so với tháng trước (với 1.105 chiếc). Doanh số cộng dồn cả năm 2021, Cerato/K3 đạt 10.505 chiếc, dẫn đầu phân khúc sedan hạng C.
Cuối tháng 9/2021 vừa qua, THACO đã cho ra mắt "hậu duệ" của Cerato là KIA K3 với thiết kế mới. K3 2022 được giới thiệu 3 phiên bản đều sử dụng động cơ 1.6L. Giá bán là 559-659 triệu đồng, cao hơn Cerato 2021 nhưng vẫn "mềm" nhất phân khúc.
Hoàng Hiệp
Bạn có đánh giá gì về 10 mẫu xe bán chạy nói trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy – Báo VietNamNet theo địa chỉ email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Trên 56 ngàn ô tô bán trong tháng 12, dân Việt vẫn chưa đã cơn khát xe
Kỷ lục bán ô tô mới nhất đã xô đổ mọi kỷ lúc bán theo tháng tại Việt Nam trong năm 2021 với 56.566 xe của tháng 12, nhưng dường như vẫn chưa thỏa "cơn khát" ô tô của người Việt.
" alt=""/>10 xe bán chạy tháng 12: Honda City lọt top, Ford Ranger bất ngờ 'mất hút'

 |
Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường phát triển ở châu Á, theo báo cáo của Niko |
Dự báo của Niko đến năm 2024, nhóm 10 nước châu Á sẽ có 826 triệu người chơi game và tạo ra doanh thu 42 tỷ USD. Khi đó, doanh thu toàn cầu của cả thị trường ước đạt 195 tỷ USD, theo Newzoo.
Đây có thể xem là cơ hội vàng cho các nhà phát triển game Việt Nam. Tuy vậy, số lượng startup khởi nghiệp ở lĩnh vực này trong những năm qua chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà phần nhiều là các studio độc lập (indie) làm game nhỏ phát hành ra nước ngoài (go global). Cơ hội để cho người Việt ‘tái định nghĩa’ ngành game vì thế vẫn còn khá mơ hồ, dù người chơi trên toàn cầu vẫn luôn rất cởi mở với các sản phẩm mới.
Thế nào là tái định nghĩa?
Tái định nghĩa là cách nói vui của dân công nghệ dành cho Apple, từ chuyện bỏ ổ CD/DVD trên máy Macbook Air ngày xưa cho đến bán iPhone 12 không kèm củ sạc ngày nay.
Mỗi lần thay đổi, Apple lại tái định nghĩa một thứ gì đó và khiến cả ngành công nghiệp chạy theo, bắt chước theo, tạo thành xu hướng cho cả thế giới.
Với ngành game cũng xảy ra điều tương tự, lật giở lại lịch sử cách đây 20 năm, Diablo II khi ra đời cũng đã tái định nghĩa thế nào là một game RPG, từ chuyện thiết kế thanh máu, cây kỹ năng đến hệ thống đồ đạc, quái vật.
 |
Diablo II được xem là tượng đài game nhập vai phương Tây, tái định nghĩa UX/UI cho thể loại này |
Gần đây hơn chúng ta có PUBG tạo ra chuẩn mực mới cho game bắn súng với khái niệm đấu trường sinh tồn 1v99 (battle royale). Xen lẫn thời kỳ này là sự bùng nổ nhất thời của thể loại cờ nhân phẩm (auto battler) với cái tên tiêu biểu là Auto Chess và loại trừ xã hội (social deduction) với hiện tượng Among Us.
Điểm đặc biệt là những game nói trên được game thủ đón nhận mà không hề có sự phân biệt về nguồn gốc xuất xứ. Và như đã nói ở trên, với mỗi năm lại có một game mới nổi tạo thành trào lưu cho cả thế giới học theo, cơ hội vì thế cũng mở rộng cho bất cứ lập trình viên nào, không kể đó là người Việt, Mỹ, Hàn hay Nhật.
Nút thắt ở thị trường Việt Nam
Thực tế, năm 2014, Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông cũng từng tạo ra cơn sốt trên toàn cầu. Dù không phải game tiên phong hay tạo ra doanh thu ‘khủng’, nhưng Flappy Bird đã phần nào tái định nghĩa chuẩn mực thiết kế game mobile thời đó bằng sự đơn giản trong thiết kế, dễ chơi nhưng khó giỏi.
Dù thành công này không thể duy trì được lâu, nhưng Flappy Bird giống như mũi tên chỉ đường cho các studio Việt muốn tạo dựng một sản phẩm thành công, dù chỉ có một người và đam mê. Nhưng từ đó đến nay, không có thêm một cái tên nào đủ xuất sắc để tạo nên tiếng vang trên trường game quốc tế.
Vấn đề ở đây là gì, khi Việt Nam không thiếu các lập trình viên xuất sắc nhưng lại chỉ giỏi làm ra các game nhỏ, ít đột phá. Đem trăn trở này hỏi những người trong cuộc, đây có lẽ vẫn là bài toán khó giải đối với các nhà làm game Việt.
 |
Flappy Bird từng vụt sáng rồi tắt lịm trong thoáng chốc |
“Thế giới mỗi năm chỉ tạo được một hai xu hướng rầm rộ, vì thế để an toàn và nuôi sống doanh nghiệp, các studio Việt vẫn đi theo hướng làm game nhái (clone) là chính. Kiểu chăm chút một game để thành công ngay lập tức (one-hit wonder) chỉ phù hợp với các đội ngũ nhỏ không còn gì để mất, làm nhiều năm trời với hy vọng may mắn tạo được hit. Còn khi đội ngũ đã lớn thì việc nuôi sống team là ưu tiên hàng đầu. Vì thế quan trọng đội ngũ của bạn phải sống đủ lâu trước khi may mắn gõ cửa”, anh Khánh Nguyễn (founder & CEO, WolfFun) chia sẻ.
Cùng chung quan điểm này, anh Nam Nguyễn (cựu Game Designer, VTC Intecom) đánh giá, về mặt kỹ thuật chúng ta có đủ sức nhưng còn thiếu tư duy chất xám, nguyên do là thiếu nguồn lực cả về con người lẫn tiền bạc. Vì thế xu hướng làm game hiện nay vẫn chủ yếu là làm game nhái.
Qua quan sát thị trường những năm qua, anh cho biết có hai xu hướng khá rõ rệt ở Việt Nam là một số studio làm game thực dụng, vòng đời ngắn, nhanh hái ra tiền thì thành công rực rỡ, còn một số studio mơ mộng làm game bom tấn tầm cỡ thế giới thì đã lụi bại trước khi chạm ngõ thành công.
“Cơ hội thì nhà phát triển nước nào cũng có, nhưng dev Việt hầu hết thích ăn chắc mặc bền không dám mạo hiểm, muốn làm cái gì đó ăn ngay chứ không khoái làm cái gì sáng tạo quá mới, nói chung cơ hội của chúng ta thấp vì không chịu tiếp cận”, anh Trương Hải Nam (Peanut Games) thẳng thắn nhìn nhận.
Phương Nguyễn

Ngành game tự sản xuất của Ấn Độ còn thua cả Việt Nam
Cấm tiếp 118 ứng dụng Trung Quốc để khuyến khích phát triển hàng nội địa nhưng ngành game tự sản xuất của Ấn Độ vẫn còn rất sơ khai, kém cả Việt Nam chứ chưa nói gì đến Trung Quốc.
" alt=""/>Cơ hội nào cho ngành công nghiệp game Việt Nam vươn ra thế giới?