TIN BÀI KHÁC
Chân dài mướt mải bên xế hộp
“Rửa mắt” xem người đẹp rửa xe
Chân dài bên dàn xế mới tinh, bóng lộn
Chân dài "Tây" đẹp mỹ miều ở triển lãm xe Trung Quốc
Kiều nữ diện váy xẻ cực 'sexy' bên xế
Theo ông Trường, kỳ thi năm nay có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với 34 nghề so với 26 nghề năm 2018 (tăng 8 nghề), trong đó có 7 nghề mới lần đầu tiên tổ chức.
Thời gian làm bài thi, trước đây không quá 8 tiếng, nay được ban tổ chức tăng lên thành không quá 15 tiếng, nhằm tiệm cận kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN và thế giới.
“Như vậy độ khó tăng lên, khối lượng tăng lên và số nghề cũng tăng lên. 7 nghề mới là những nghề mà đến các chuyên gia cũng chưa bao giờ tiếp cận với các kỳ thi ở cấp khu vực và quốc tế”, ông Trường nói.
Các thí sinh dự thi nghề Công nghệ ô tô tại kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam lần thứ 11 năm 2020 trước sự theo dõi của giám khảo. Ảnh: Thanh Hùng |
Ngoài ra, một điểm mới đáng chú ý nữa là có sự tham gia của doanh nghiệp trong ban tổ chức kỳ thi.
Quy trình đánh giá bài thi được áp dụng theo quy trình thế giới và ứng dụng hệ thống thông tin trong từng ngày thi.
Kỳ thi cũng bổ sung các quy định, như chuyên gia tham gia tiểu ban giám khảo và coi thi không được là người thân của thí sinh dự thi; chuyên gia trưởng không được tham gia chấm thi.
Cùng đó, quy định các chuyên gia của các đoàn đều có thể được tham gia làm công tác chuyên gia kỹ thuật, quan sát, giám sát hoặc tiểu ban giám khảo, coi thi nhưng với điều kiện phải tham dự tập huấn trước kỳ thi của ban tổ chức nhằm đảm bảo tính chuyên môn, chuyên nghiệp.
Theo ông Trường, đặc biệt, kỳ thi cũng đặt ra chế tài gắt gao khi chuyên gia vi phạm sẽ bị công bố công khai và sẽ không bao giờ được tham gia công tác kỹ thuật, chuyên gia tại các kỳ thi Kỹ năng nghề.
Những tiêu chí của kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia được yêu cầu cao hơn, chuẩn hóa hơn nhằm "tiệm cận kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN và thế giới. Một trong số đó là việc tăng thời gian làm bài thi. Trước đây không quá 8 tiếng, nay được nới thành không quá 15 tiếng. Ảnh: Thanh Hùng |
Trao đổi với VietNamNet, ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội chia sẻ: “Ngay từ khi kỳ thi bắt đầu, ban tổ chức đã chỉ đạo một trong những điểm nhấn lớn nhất đó là kỳ thi năm nay phải tiếp cận trình độ và tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp của kỳ thi khu vực ASEAN và kỳ thi thế giới”.
Từng là thành viên đoàn đưa học viên của Việt Nam đi tham dự kỳ thi tay nghề thế giới tại Nga năm 2019, qua quá trình quan sát, nghiên cứu đề thi, khâu chuẩn bị công nghệ, trang thiết bị, máy móc, nguyên nhiên vật liệu và các điều kiện thi khác, ông Ngọc đánh giá năm nay đã có sự tiệm cận rất nhiều. “Thứ nhất, đề thi Kỹ năng nghề quốc gia năm nay được sử dụng đề thi của thế giới. Về cơ bản giữ nguyên nội dung, chỉ giảm bớt một số mô đun cần làm để phù hợp với điều kiện Việt Nam. Về tiêu chuẩn công nghệ, kỳ thi sử dụng các máy móc, trang thiết bị giống như tiêu chuẩn kỳ thi tay nghề thế giới. Ngoài ra, những phần mềm áp dụng, các tiêu chí chấm điểm, cách tổ chức kỳ thi và cách chấm điểm năm nay cũng hoàn toàn theo tiêu chuẩn và quy định được áp dụng ở kỳ thi tay nghề thế giới năm 2019”, ông Ngọc chia sẻ.
Ông Ngọc cho rằng, thực tế khi các tiêu chuẩn càng khắt khe, càng “chuẩn quốc tế” hơn thì các chuyên gia cũng phải nghiên cứu, học tập thêm để nâng cao trình độ.
“Dù sẽ khó hơn, nhưng chúng tôi hết sức hoan nghênh việc đó. Bởi ở kỳ thi tay nghề thế giới, mỗi năm đều được đưa vào những nội dung thi, công nghệ mới nhất một cách liên tục. Thậm chí đưa ra cả những nghề trong tương lai. Do đó ở kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam, những yêu cầu đòi hỏi, tiêu chuẩn mới được đưa vào là hoàn toàn tốt bởi chúng ta cần phải hội nhập quốc tế”, ông Ngọc nói.
Theo ông Ngọc, trong các nghề tổ chức thi, hầu hết đều có những chuyên gia đã từng tham gia các kỳ thi quốc tế. “Vì vậy việc tiếp cận đối với giám khảo, chuyên gia đã có kinh nghiệm thì không quá khó khăn. Tuy nhiên đối với những chuyên gia mới mà chúng ta bắt đầu đưa vào kỳ thi thì cần phải tiếp cận nhiều hơn. Song tôi cho rằng khi được chuẩn bị kỹ lưỡng thì chúng ta hoàn toàn có thể làm được”.
Một thí sinh chuẩn bị trước giờ thi nghề Công nghệ thời trang. Ảnh: Thanh Hùng |
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Phó trưởng Ban tổ chức Kỳ thi kỹ năng nghề Việt Nam cho hay, tới nay, Việt Nam đã tổ chức được 10 kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, tạo dựng được đội ngũ chuyên gia kỹ thuật để tuyển chọn, đào tạo đội tuyển tham dự 10 kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN, 7 kỳ thi kỹ năng nghề thế giới và đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận.
“Những thành tích của chúng ta tuy chưa thực sự rực rỡ, huy hoàng như kỳ vọng nhưng chi ít những nền tảng tạo dựng được trong những năm vừa qua cũng đã khẳng định được người Việt Nam rất khéo. Khéo trong khả năng xử lý những tình huống công nghệ, thiết bị chất lượng cao. Nhưng điều mừng hơn cả không phải chỉ là những giải thưởng mà đó là sự nâng cao suy nghĩ, nhận thức về vai trò của kỹ năng lao động”, bà Hương nói.
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trao đổi với giám khảo nghề Công nghệ thời trang tại Hội đồng thi số quốc gia số 5, Trường CĐ nghề công nghiệp Hà Nội. |
Bà Hương cho hay, qua các năm tổ chức các kỳ thi kỹ năng nghề, đội ngũ các chuyên gia kỹ thuật Việt Nam đã có sự chững chạc về chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm, thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đóng vai trò rất quan trọng, là linh hồn của kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia. Theo bà Hương, kỳ thi kỹ năng nghề năm nay sẽ thể hiện sự đổi mới, chuyên nghiệp và từng bước được chuẩn hóa. Điều này giúp Việt Nam đủ tự tin để tham gia vào các sân chơi trong khu vực cũng như quốc tế.
“Trong bối cảnh mới khi thế giới việc làm thay đổi, Chúng ta nhận ra một điều rằng không có gì trong thế giới việc làm này là vĩnh viễn, trước bất cứ một thay đổi nào thì thị trường lao động lập tức bị tác động. Người ta phải linh hoạt điều chỉnh, thay đổi và sự thay đổi này kéo theo hàng loạt những nhu cầu về việc chuẩn hóa, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và nâng cao những kỹ năng mới mà xã hội cần và nâng cao những kỹ năng đang có. Yêu cầu của bối cảnh này làm cho các kỳ thi của chúng ta dứt khoát phải được chuẩn hóa để không phải chỉ để lựa chọn thí sinh giỏi, phát hiện nhân tài mà quan trọng hơn là tạo sự lan tỏa, động viên trong người học, người dạy và tạo được niềm tin cho người sử dụng lao động”, bà Hương nói.
Tại kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020, có 31 nghề chính thức và 3 nghề trình diễn, trong đó có 7 nghề mới lần đầu tiên tổ chức. |
Thanh Hùng
“Vào thời điểm đó, các thí sinh tham gia kỳ thi tay nghề thế giới là những vị anh hùng đối với sự phát triển của đất nước chúng tôi… Người dân Seoul đổ ra đường chào đón họ”.
" alt=""/>Kỳ thi tay nghề của Việt Nam dần “tiệm cận” chất lượng thế giớiDo quá nghèo, gia đình chỉ mưu sinh bằng nương rẫy, thu nhập cả năm mới được 4 triệu đồng nên phải tận gần 1 năm sau ngày phát bệnh, chị Thanh mới có đủ tiền làm phẫu thuật cắt chân. Trong đó, phần lớn nhờ vào sự hỗ trợ của bạn đọc thông qua báo VietNamNet.
Sau khi cắt chân, nhờ vào sự giúp đỡ của nhóm Thiện nguyện Từ Tâm do chị Kim Thúy, Chủ tịch Tập đoàn Đỉnh Vàng, một trong những Mạnh Thường Quân thân thiết của Báo VietNamNet đứng ra, chị Thanh đã được lắp chân giả, thuận lợi hơn cho việc đi lại.
Từ chỗ tuyệt vọng vì mất một chân, chỉ có thể chống gậy đi quanh nhà, nghĩ mình trở thành gánh nặng cho gia đình, nhờ nhóm Thiện nguyện do báo kết nối mà chị Thanh có chân giả, cuộc sống của chị trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Không chỉ đi lại đơn thuần, chị còn làm được vài việc lặt vặt trong nhà.
“Ban đầu chưa quen lắm nên em chỉ chống gậy đi thôi. Đôi lúc nghĩ mình tàn phế không giúp được gì cho gia đình, em khóc rất nhiều. Nhưng có chân giả rồi thì giờ em thấy mình không còn là người vô dụng nữa. Em có thể phụ làm những công việc vặt. Tập mãi rồi cũng quen mà”, chị Thanh xúc động.
Nhắc đến Tết, giọng chị có chút chùng xuống: "Gia đình em chẳng có gì sắm Tết đâu. Nhà em không có gì nên cũng đơn giản thôi. Bao nhiêu chi phí dồn cả vào những ngày điều trị ở viện rồi. Cũng may có bên báo giúp kêu gọi nhà em đỡ được bao nhiêu, chứ không có thì nợ nần nhiều chẳng có bụng dạ nào ăn Tết nữa”.
Theo chú Lò Văn Tranh (bố đẻ chị Thanh), tinh thần của chị rất tốt sau thời gian được lắp chân giả. Chị cũng ăn ngủ tốt hơn, không còn đau đớn nữa, các bác sĩ hẹn qua Tết sẽ xuống tái khám.
Được lắp chân giả, cuộc sống của chị hiện tại như một người bình thường, chị làm nương, chăm lo cho gia đình |
Nhắc đến sự hỗ trợ của các y bác sĩ, các nhà hảo tâm trong suốt thời gian điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều, chú Tranh rưng rưng: “Quả thật gia đình chúng tôi không biết lấy gì để báo đáp tấm lòng mọi người. Ân tình mà con tôi nhận được quá lớn, quá may mắn. Chúng tôi sẽ cố gắng duy trì cho Thanh được đến đâu hay đến đấy. Xã hội còn nhiều người tốt quá!".
Xuân đến, gia đình chị Thanh lại quây quần bên nhau chuẩn bị đón những hy vọng tốt đẹp. Lòng tốt của cộng đồng chính là nguồn động viên lớn nhất đối với họ.
Phạm Bắc
Tỉnh dậy sau một ngày mê man, cô bé Trúc Giang ngơ ngác nhìn xuống chân trái đã bị cưa, bỗng òa lên nức nở. Mẹ con phải dỗ dành thật lâu bé mới nguôi ngoai.
" alt=""/>'Nhờ cái chân giả, em không còn thấy mình là người vô dụng'Một ngày đầu xuân, chúng tôi ghé thăm gia đình chị Võ Thị Phượng (SN 1975), trú tại thôn 1, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Lúc chúng tôi đến, chị đang mặc bộ đồ nhem nhuốc, cặm cụi đốt than ở ngoài vườn.
Trong căn nhà cấp bốn tuềnh toàng, anh Đoàn Quang (SN 1977) chồng chị Phượng ngồi một chỗ, khuôn mặt nhăn nhó đầy đau đớn. Cách đây 4 tháng, anh Quang bị tai nạn dẫn tới dẹt tủy cột sống cổ. Di chứng sau tai nạn khiến anh không thể trở lại bình thường như trước, không phụ gia đình được việc gì, dù là đơn giản nhất.
![]() |
Đến bữa ăn, chị Phượng phải nhẫn nại đút từng thìa cho từng đứa một, cho đến khi mấy đứa lắc đầu, tỏ ý không ăn nữa. |
Từ ngày chồng gặp nạn, mọi gánh nặng gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của chị Phượng. Cả nhà 7 miệng ăn trông chờ vào người phụ nữ khốn khổ. Mẹ chồng già yếu, chồng tàn tật, 4 đứa con Đoàn Thành Doanh (SN 2007), Đoàn Thành Quân (SN 2011), Đoàn Thành Nhật (SN 2013) và Đoàn Thành Công (SN 2014) đều bại não, chậm phát triển.
Trong 4 anh em, chỉ có Quân được đi học, nhưng chậm chạp so với bạn bè. Em đang theo học lớp 4 Trường Tiểu học và THCS Triệu Lăng. Ba đứa trẻ còn lại chân tay co quắp, ngồi một chỗ, sinh hoạt cá nhân đều phụ thuộc vào mẹ.
![]() |
Ba đứa con bị bại não, chồng bị di chứng tai nạn, mọi gánh nặng đều trút lên người phụ nữ khốn khổ. |
Đốt than bán kiếm tiền nuôi con
Các con lần lượt chào đời thì có đến 3 đứa bại não. Chồng không giúp được gì, kinh tế gia đình vốn đã khó khăn nay lại càng kiệt quệ.
Để có tiền đong gạo, chị Phượng làm đủ thứ nghề. Công việc chị làm nhiều nhất là đốt than. Bình thường, chị đi làm công, mỗi ngày được trả 200 nghìn. Có khi chị mua củi về, đào hầm đốt ngay gần nhà để tiện chăm sóc cho 3 đứa con khờ khạo.
![]() |
Khi không có ai thuê mướn, chị Phượng mua củi về đào hầm đốt than để bán tuy nhiên thu nhập rất thấp, không đủ trang trải. |
Hằng ngày, sau khi vệ sinh cá nhân và cho các con ăn, chị Phượng lại lật đật đi đốt than. Phụ nữ ai cũng muốn mình thơm tho, sạch sẽ, nhưng đối với chị Phượng, chân tay, mặt mũi càng lem luốc, chị càng mừng bởi có công việc, chị mới có thể nuôi cả gia đình.
Dẫu nai lưng làm lụng nhưng bởi đông con, mất nhiều thời gian chăm sóc, cộng thêm các khoản chi phí thuốc thang tốn kém nên số tiền ít ỏi chị làm ra chẳng mấy chốc mà tiêu tan. Những đứa trẻ ngây ngốc, lem luốc luôn trong tình trạng đói khát.
![]() |
Một tay chị Phượng chăm sóc ba đứa con khờ khạo, không biết nói năng cũng không đi lại được. |
“Bình thường, để di chuyển, mấy đứa chỉ biết bò hoặc lết trên nền đất. Vì không nói được nên không hiểu được mấy đứa muốn gì. Cứ đến bữa ăn là tôi xới cơm ra một bát to, rồi lần lượt bón từng thìa cơm cho từng đứa một cho đến khi mấy đứa lắc đầu không ăn nữa", chị Phượng ngậm ngùi.
Càng khốn khổ hơn, mỗi khi trái gió trở trời, cả mấy đứa cùng ốm sốt, quấy khóc khiến chị suy sụp. Điều duy nhất người phụ nữ bất hạnh này mong mỏi là có đủ sức khỏe để đi làm, kiếm tiền đong gạo nuôi con. "Ai kêu làm gì, tôi sẵn sàng làm nấy, miễn sao con tôi không đói", chị tha thiết.
Ông Đặng Quang Hải, Chủ tịch UBND xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong) cho biết, gia đình chị Phượng thuộc diện hộ đặc biệt nghèo. Bản thân chị cáng đáng nuôi ba đứa con bại não.
"Phía UBND cùng các tổ chức xã hội đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho gia đình nhưng chưa giúp được nhiều. Mong cộng đồng cùng quan tâm, hỗ trợ để chị cùng các cháu vơi bớt khó khăn", ông nói.
Hương Lài
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Võ Thị Phượng, thôn 1, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. SĐT 0986 212 576. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.064 (gia đình chị Phượng) |
Chỉ trong vòng 15 ngày, hai anh em Hà Huy Tài và Hà Thị Liên lần lượt mất cả bố lẫn mẹ. Hiện giờ, hai em đang nương tựa vào ông bà nội đã tuổi cao, sức yếu.
" alt=""/>Cơ cực người mẹ đốt than nuôi 3 đứa con bại não