- Trong lúc đang làm việc tại công trình xây dựng ở TP.HCM,ôngnhânbịvỡtátràngdocọcnhồibêtôngépvàobụtỷ số bóng đá anh nam công nhân 33 tuổi bị cọc nhồi bê tông ép vào bụng.
- Trong lúc đang làm việc tại công trình xây dựng ở TP.HCM,ôngnhânbịvỡtátràngdocọcnhồibêtôngépvàobụtỷ số bóng đá anh nam công nhân 33 tuổi bị cọc nhồi bê tông ép vào bụng.
Họ được chia làm ba đội (hai đội tấn công, một đội phòng thủ) với mục tiêu là ứng cứu, xử lý sự cố tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật Trang thông tin điện tử Sở thông tin và Truyền thông https://sotttt.phuyen.gov.vn trong hai ngày từ 12 đến 14/12. Đội tấn công sẽ tấn công vào trang thông tin điện tử của Sở TT&TT để thu thập thông tin, tài khoản, thay đổi trang chủ.
Thông qua buổi diễn tập, đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin rút ra kinh nghiệm, bài học, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, bảo đảm an toàn thông tin nhằm phục vụ cho công tác bảo đảm an toàn các hệ thống thông tin được tốt hơn.
Diễn tập thực chiến an toàn thông tin là hoạt động được triển khai thường xuyên và định kỳ tại Phú Yên để góp phần đào tạo, nâng cao năng lực an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách.
Nhờ đó, cán bộ chuyên trách có cơ hội thực hành các công cụ, nâng cao năng lực bảo vệ an toàn thông tin, phát hiện điểm yếu, lỗ hổng trong công nghệ, quy trình, con người để kịp ngăn chặn. Chẳng hạn, năm 2022, gần 60 học viên đã tham dự diễn tập và chia làm 5 đội, thực hành diễn tập thực chiến tấn công, phát hiện và khắc phục các vấn đề liên quan đến an toàn thông tin của hệ thống cổng thông tin điện tử hoặc một website của tỉnh.
Trong năm 2023, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên cũng đã tổ chức lớp tập huấn chuyên sâu về an ninh, an toàn thông tin cho học viên là đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh; công chức, viên chức phụ trách công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Diễn ra trong ba ngày từ 28 đến 30/6, 35 học viên tham dự được lắng nghe các chuyên đề: Tổng quan về các sự cố, rủi ro và nguy cơ; Một số khái niệm liên quan đến nguy cơ về an toàn thông tin; Các quy trình quản lý sự cố; Các báo cáo và hiển thị; Phát hiện tấn công và cảnh báo sớm DdoS; Quản lý các sự kiện bảo mật với các hệ thống SIEM. Sau khi học xong lý thuyết, học viên được thực hành trên môi trường mạng.
Theo Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, các nội dung cần triển khai thực hiện là đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội đào tạo, tập huấn về an toàn thông tin khi có đề nghị từ các cơ quan tổ chức này.
Cùng với đó, phối hợp với Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan để tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực an toàn thông tin cho cán bộ quản lý, đội ngũ kỹ thuật an toàn thông tin và người dùng cuối tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp, cử cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin theo thông báo, triệu tập của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục An toàn thông tin.
Chuẩn hóa kỹ năng an toàn thông tin trong các cơ quan, tổ chức. Đào tạo kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin cho các tổ chức, cá nhân.
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục An toàn thông tin và các đơn vị chức năng thuộc Bộ trong việc truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin tại địa phương.
" alt=""/>Đào tạo, nâng cao năng lực xử lý sự cố an toàn thông tin cho cán bộ Phú YênTuổi vị thành niên là tuổi có nhiều biến động. Những vụ bạo lực xảy ra là biểu hiện của sự bộc lộ xung năng tuổi mới lớn.
Những nghiên cứu tâm lý trong thời gian qua cho thấy không ít trẻ vị thành niên hay rơi vào trạng thái hoang mang, dao động, mất phương hướng, coi thường, bất chất những quy định, bỏ qua những giá trị sống cơ bản, nông nổi, bốc đồng. Các em hay thích thể hiện và muốn mình là tâm điểm của mọi sự chú ý.
Các em gây sự, bạo hành với đối phương, quay clip nhằm mục đích tung hô cho mọi người biết “chiến tích” của mình… là những đặc điểm tâm lý chung của lứa tuổi này.
![]() |
Nữ sinh gây bạo lực học đường nhiều hơn nam sinh do đặc điểm tâm lý giới tính nữ có những vấn đề đáng lưu ý |
Tuy nhiên, trong các mối quan hệ thì đời sống tâm lý của nữ sinh khác nam sinh.
Nữ sinh thường rất nhạy cảm, hay để ý những điều nhỏ nhen, dễ thay đổi thất thường, cảm xúc không ổn định và khó kiểm soát cả nhận thức và hành vi. Cùng với những biến đổi thất thường ở lứa tuổi vị thành niên thì ở các em hay xảy ra sự hiềm khích, ghen tị, đố kỵ giữa đám bạn nữ cùng trang lứa.
Nguyên nhân của các vụ bạo lực thường không phải xuất phát từ những lý do gì to tát, mà nó được nhen nhóm từ những chuyện nhỏ nhặt, vụn vặt hay bắt nguồn từ các mối quan hệ không thỏa mãn được những mong muốn của bản thân. Sự ghen ghét xuất phát từ ý nghĩ muốn phủ nhận người khác, hạ thấp vị thế của người khác.
Các em nữ đánh nhau nhiều khi vì những lý rất trái khoáy như do tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp, trêu chọc và vu khống cho bạn này có bầu, bạn kia có người yêu lớn tuổi…
Đối với học sinh nam, nếu có xích mích, thì hành động “đối đầu” giữa các em là cách giải quyết mâu thuẫn nhanh gọn. Nhưng với học sinh nữ thì phức tạp hơn nhiều: Từ việc gặp nhau, trao đổi về những mâu thuẫn, rồi đến giai đoạn chỉ rõ mức độ và thỏa thuận.
Nếu việc thỏa thuận dứt khoát, rõ ràng, hợp tình hợp lý thì không xảy ra xô xát (tình huống này rất hiếm, vì cái tôi của các em lứa tuổi này rất lớn). Khi không thỏa hiệp được hoặc một trong hai nhóm không kiềm chế được thì sẽ xúc phạm đối phương.
Tiến trình bạo hành cũng không diễn ra ngay mà còn có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, lúc âm thầm, lúc không khai, thường diễn ra trong thời gian dài (có khi từ một nhóm mà nhóm kia không biết rõ). Vì thế, khá nhiều vụ bạo hành do nữ gây ra không diễn ra ở trong khuôn viên trường học mà ở một địa điểm có lợi cho bên gây sự và thường kèm theo hung khí. Hay để thỏa mãn, các em còn dàn cảnh thực hiện tập thể và quay clip lên mạng.
Gia đình, nhà trường có thể làm gì?
Đối với gia đình: Chú ý hơn nữa cải thiện mối quan hệ trong gia đình được lành mạnh. Cha mẹ luôn quan tâm, điều chỉnh hành vi, cử chỉ của con cái trong đối xử với bạn bè, với người yếu thế hơn mình, không nên phó mặc hoàn toàn trách nhiệm cho nhà trường. Các phụ huynh cần bổ sung kiến thức về giới trong giáo dục con mình, để có cách tác động cho phù hợp với con trai cũng như con gái.
Đặc biệt, trong gia đình, cha mẹ đừng bao giờ xung đột trước mặt con. Tất cả hành vi cãi vã, bạo lực bao giờ cũng là hình ảnh phản chiếu đến lối sống của con trẻ (cả nam và nữ), đó cũng chính là nguyên nhân tâm lý, mầm mống của bạo lực sau này.
Bên cạnh đó, nhất là người mẹ phải thường xuyên bên cạnh con gái để chia sẻ, động viên và giáo dục cho con hiểu được những nét tính cách cần thiết mà phụ nữ thời nào cũng cần thiết là sự nhường nhịn, rộng lượng, vị tha…
Đối với nhà trường: Cần đưa vào trường những chương trình giáo dục mang tính nhân văn, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hóa học đường. Gia tăng nội dung dạy người trong quá trình giáo dục, đưa nội dung dạy kỹ năng sống, giá trị sống vào thành môn học sinh động theo từng cấp học.
Tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, đa dạng để thu hút các em tham gia, nhất là những hoạt động nữ công gia chánh để phát huy những mặt tâm lý nữ tính tích cực trong tập thể.
Bên cạnh đó cũng nêu những gương xấu để từ đó thường xuyên giáo dục, nhắc nhở các em, coi đó là bài học cần rút kinh nghiệm.
Phát huy tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như các chuyên viên tư vấn học đường để kịp thời phát hiện, phòng ngừa và can thiệp sớm các biểu hiện dẫn đến xung đột, nhất là chia sẻ cùng các em những khó khăn tâm lý trong mối quan hệ, trong đó có quan hệ tình yêu nam nữ.
Cũng cần làm thay đổi, giảm thiểu những tiêu cực và truyền thông bạo lực trong xã hội tới học đường. Cơ quan chức năng cần phải phối hợp với gia đình và nhà trường để kiên quyết xử lý những trường hợp bạo lực có tính dã man, côn đồ.
Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin tuyên truyền cũng cần tích cực tuyên truyền, phê phán, tăng cường nêu gương học sinh tốt để qua đó mà giáo dục tập thể cũng như các cá nhân có xu hướng và hành vi bạo lực.
TS. Tâm lý Nguyễn Văn Công (Trường ĐH Nguyễn Huệ)
- Nữ sinh Trường THCS Cẩm Bình bị bạn đánh ngay trong lớp, tuy nhiên bạn bè không can ngăn mà hò reo cười đùa.
" alt=""/>Vì sao nữ sinh gây bạo lực học đường nhiều hơn nam sinh?