HLV Thế Nam không cho rằng U19 Việt Nam có lợi thế nhiều hơn đối thủ: "Đúng là chúng tôi có hơn Malaysia 1 ngày nghỉ. Nhưng giải đấu 2 ngày/trận, chúng tôi phải đá 5 trận còn Malaysia chỉ chơi 4 trận. Các bạn biết với khoảng thời gian ấy Malaysia cũng có thể nghỉ. Chúng tôi có hơn một chút về lợi thế thôi”.
Đánh giá về đối thủ, thuyền trưởng U19 Việt Nam nói: “Lối chơi của Malaysia khá kỹ thuật. Họ triển khai từ sân nhà, kiểm soát bóng 1/3 giữa sân và tấn công nhanh 1/3 sân đối phương. Ngoài ra tinh thần của U19 Malaysia rất tốt
Tôi tôn trọng mọi đối thủ, không coi thường bất cứ một đội bóng nào. Vào bán kết nên tôi đánh giá đều như nhau. Cả 4 đội đều có cơ hội ngang nhau”.
Trong khi đó, HLV Sazali Waras của U19 Malaysia nói:"Giải đấu này rất khắc nghiệt. Đây là trận đấu mà chúng tôi phải chơi vào buổi chiều nhưng hy vọng không quá nắng nóng.
Chúng tôi vừa thi đấu ngày hôm qua và chỉ có 1 ngày hồi phục. Trong khi đó, U19 Việt Nam có lợi thế hơn khi có 2 ngày hồi phục. Đó là khoảng thời gian chuẩn bị tốt cho trận ngày mai”.
“U19 Việt Nam là tập thể có khả năng, nhiều cá nhân tốt. Chiến thuật của họ khá tốt khi chơi bóng, xây dựng chiến thuật từ phòng ngự đến tấn công hiệu quả. U19 Việt Nam có một vài cầu thủ có kinh nghiệm. Qua quan sát, tôi thấy một số cầu thủ đã có mặt trong thành phần đội U23 vừa qua”,HLV U19 Malaysia nói thêm.
Trước câu hỏi của phóng viên Indonesia về thể thức xếp hạng ở vòng bảng, HLV Sazali Waras cho rằng, điều lệ đã được thông qua trước giải nên phải chấp nhận: “U19 Indonesia có sự chuẩn bị tốt nhưng chúng ta phải tôn trọng luật. Luật đã được đưa ra và đã chấp nhận trước khi giải đấu bắt đầu. CĐV Indonesia rất cuồng nhiệt”.
Trận U19 Việt Nam vs U19 Malaysia diễn ra vào 15h30 chiều 13/7 trên SVĐ Patriot Candrabhga - Indonesia. Tiếp đó vào lúc 20h00 là trận bán kết 2 giữa U19 Lào và U19 Thái Lan.
" alt=""/>HLV Đinh Thế Nam: Cơ hội của U19 Việt Nam và U19 Malaysia là 50Người đại diện cũng cho biết thêm Quang Hải học được hơn 20 từ tiếng Pháp và tự tập thêm 2 tiếng sau khi đội nghỉ. Sự chuyên nghiệp và nỗ lực của Quang Hải chắc chắn giúp anh sớm hòa nhập với đội bóng và có cơ hội được đá chính.
Ngày 3/7, Quang Hải đã cùng Pau FC di chuyển tới vùng Saint-Paul-les-Dax để tập huấn chuẩn bị cho mùa giải mới.
Quang Hải chờ đợi cơ hội ra sân đá trận đầu tiên cho Pau FC ở trận giao hữu với Saint-Paul Sport (SPS) - một đội bóng bán chuyên của xứ Landes. Trận đấu này diễn ra lúc 19h ngày 8/7 (giờ địa phương) trên sân La Plaine des Sports.
" alt=""/>Quang Hải kiến tạo, ghi bàn thắng ở Pau FC trong buổi tậpGiảng viên sinh năm 1973 tự nhận mình có lẽ là một trong những thí sinh lớn tuổi nhất ở hội thi đã xuất sắc giành được giải Nhì.
![]() |
Chị Phạm Thị Thu Hương, giảng viên Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản (giữa) giành giải Nhì tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp |
Chị Hương tâm sự, giảng dạy một nghề đặc thù, nên bản thân cũng phải cố gắng rất nhiều. Gần 30 năm công tác cũng là chừng ấy thời gian chị gắn bó với những chiếc dùi đục và công việc tay chân.
“Phụ nữ thường chân yếu tay mềm, thế nhưng 30 năm qua, đôi bàn tay của tôi lúc nào cũng phải cầm dùi đục để lên lớp hướng dẫn học sinh chạm khắc gỗ. Vì vậy bàn tay xấu lắm. Những cuộc gặp gỡ bạn bè, giao lưu, thường không muốn chìa tay ra chỉ vì đôi bàn tay chai sần hết cả”, chị Hương nói vui.
Nói về cơ duyên đến với nghề, chị tâm sự có lẽ là “nghề chọn chị”.
“Sau khi học xong lớp 12, chẳng bao giờ tôi nghĩ sau này lại trở thành một giảng viên. Hồi đó, gia đình khó khăn, bố mẹ định hướng học nghề chạm khắc gỗ với một lý do rất đơn giản: có một nghề để làm, mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu.
Theo lời bố mẹ, chị theo học Trường Công nhân kỹ thuật chế biến gỗ Trung ương (Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản).
Khi học và gắn bó với nghề chạm khắc gỗ, chị cảm thấy hứng thú và dần yêu từng thớ gỗ từ lúc nào.
Đến năm 1992, chị tốt nghiệp loại giỏi và được giữ lại trường để làm công nhân hướng dẫn.
Song, chị tiếp tục theo học khoa Chế biến lâm sản tại Trường ĐH Lâm nghiệp rồi gắn bó với công việc giảng dạy tại Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản.
![]() |
“Những khúc gỗ bình thường chỉ là vật vô tri vô giác, người dân có thể chỉ bổ ra để ra làm củi đun. Nhưng có nghề trong tay, tôi có thể biến những khúc gỗ thô mộc đó ra thành các sản phẩm có giá trị, mang tính kinh tế cao”, chị Hương say sưa kể.
“Thời trẻ, cứ sáng mang dùi đục đi dạy, chiều mang về vì khi ở nhà còn tranh thủ làm thêm”.
Chị kể, thời hoàng kim của ngành chạm khắc gỗ ở những năm thập niên 90. Thuở đó, ngành nghề này “hot” đến mức học viên tranh nhau vào học.
“Tuy nhiên, theo thời gian, chạm khắc gỗ không còn là ngành “hot” nữa mà nhường chỗ dần cho những ngành thiên về công nghệ hay du lịch...”, chị kể và cho rằng âu cũng là lẽ thường tình của cơ chế thị trường, chuyển dịch ngành nghề.
Song, không vì thế mà tình yêu, niềm tự hào ngành nghề vơi bớt đi trong chị.
“Dù ngành nghề nào đi nữa thì cũng sẽ có những giai đoạn 'hot', giai đoạn không. Nhưng nhiệm vụ của mình là phải truyền lửa để tiếp thêm niềm đam mê cho các em về nghề nghiệp”, chị Hương chia sẻ.
![]() |
Chị Hương cho hay, người thợ điêu khắc gỗ giờ đây có thêm nhiều máy móc để hỗ trợ sản xuất. Người thợ phải phối kết hợp giữa máy và thủ công thì mới đứng vững được trên thị trường. Chính vì vậy, để dạy được, bản thân chị liên tục phải cập nhật.
“Trước đây, khi lên lớp, ví dụ cần chạm khắc một cành hoa thì mình chỉ cần vẽ cành hoa. Nhưng bây giờ còn phải cập nhật công nghệ để vẽ trên cả máy vi tính”.
Điều khiến chị Hương vui nhất là nhiều học trò của cô gắn bó được với nghề. Nhiều học trò là chủ cơ sở sản xuất gỗ lớn ở các tỉnh, thành phố, thậm chí nổi tiếng cả nước.
“Dù ở xa nhưng các em vẫn thỉnh thoảng vẫn gọi điện hỏi thăm sức khỏe, chia sẻ về công việc. Mới đây, đọc tin tôi giành giải Nhì của Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc, nhiều em cũng nhắn tin chúc mừng. Đây là niềm hạnh phúc lớn đối với mình trong nghề giáo”, cô Hương chia sẻ.
Thanh Hùng
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chia sẻ những kỳ vọng đối với giáo dục nghề nghiệp tại lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021.
" alt=""/>Cô giáo gần 30 năm lên lớp với dùi đục