Hình thức lừa đảo thứ hai và hiếm gặp hơn là cả chủ nhà lẫn người mua đều là giả mạo. Giả sử một ngôi nhà trị giá 2 triệu USD và nó được người mua giả thế chấp với giá 1,5 triệu USD.
Chủ nhà giả đưa thông tin rằng người mua là bạn bè hoặc người thân và chủ nhà giả sẽ xoá nợ 500.000 USD còn lại. Ngân hàng hoặc tư nhân cho vay tiền không quan tâm, miễn giá trị thế chấp thấp hơn nhiều giá trị thực. Sau đó, hai kẻ lừa đảo chia nhau 1,5 triệu USD.
Theo ông King, chiêu lừa này đã có từ lâu.Từ cuối năm 2021, hình thức lừa đảo này càng nở rộ. Chỉ trong vài tuần qua, ông King được thuê để điều tra thêm hai vụ.
Điều này đến từ việc các giao dịch BĐS trực tuyến phổ biến hơn do dịch Covid-19. Nhưng nguyên nhân chính là giá nhà đã tăng mạnh trong vài năm qua.
Một sĩ quan cảnh sát Toronto đã nói với ông King rằng, giả danh gia chủ để bán nhà là hình thức lừa đảo khó bị phát hiện nhưng số tiền kiếm được lại rất cao.
Kẻ lừa đảo thường nhắm mục tiêu vào những ngôi nhà mua để đầu tư nhưng bỏ trống hoặc chủ vắng nhà thời gian dài. Có trường hợp, chủ sở hữu chỉ phát hiện ra ngôi nhà của mình đã bị bán sau vài tháng.
Như cặp vợ chồng trẻ ở Etobicoke, Toronto. Họ tạm chuyển đến Anh làm việc trong 2 năm. Ngôi nhà không người ở đã bị những kẻ lừa đảo bán trót lọt, phải mất 6 tháng sau họ mới phát hiện ra có người khác đang sống trong nhà của mình.
Người mua đã cải tạo lại ngôi nhà đến mức chủ sở hữu không thể nhận ra. Tệ hơn, trước khi bán trộm ngôi nhà này, những kẻ lừa đảo đã bán tất cả đồ đạc trong nhà.
Theo ông King, người đóng giả chủ nhà thường không phải là kẻ cầm đầu. Khi nhắm đến ngôi nhà nào, chúng sẽ nghiên cứu kỹ chủ sở hữu hiện tại rồi đưa người gần bằng tuổi đóng giả chủ nhà. Người đóng giả được trả từ 5.000 - 10.000 USD và họ thường làm việc cho 4 hoặc 5 nhóm tội phạm khác nhau hoạt động ở khu vực GTA.
Trong những vụ việc ông King đã xử lý, người đóng giả chủ nhà rất dễ qua mặt các luật sư BĐS. Còn những kẻ cầm đầu thì rất am hiểu nhà đất. Chúng thường có một môi giới về thế chấp, luật sư hoặc đại lý BĐS chỉ dẫn. Có thể có từ 5 – 10 người trong một vụ lừa đảo.
Chủ nhà nên làm gì?
Để bảo vệ ngôi nhà của mình, theo ông King, các chủ nhà nên mua bảo hiểm quyền sở hữu. Đây là hình thức bảo vệ chủ nhà trước những tổn thất phát sinh do gian lận quyền sở hữu hoặc tổn thất khác liên quan đến quyền sở hữu tài sản của họ.
Rất nhiều chủ nhà không có bảo hiểm quyền sở hữu trong khi phí khá rẻ, chỉ từ 800 – 1.200 USD và chỉ trả một lần.
Khi chủ nhà bị mất quyền sở hữu liên quan đến lừa đảo, họ sẽ lấy lại được nhà ngay cả khi người mua mới đã chuyển đến ở. Tuy nhiên, quá trình toà án chứng minh họ là nạn nhân mất nhiều thời gian. Nếu không có bảo hiểm, chủ nhà sẽ phải trả chi phí cho quy trình pháp lý đó.
Theo ông King, nếu chủ nhà nhận được bất kỳ thư hoặc email bất thường nào thì nên liên hệ với luật sư BĐS của mình để kiểm tra kỹ.
Nếu dự định rời khỏi nhà trong một thời gian dài, các chủ nhà nên có cách nào đó làm ra vẻ như vẫn có người đang sinh sống, như thuê người trông coi nhà hoặc đậu xe trước nhà, để tránh thành mục tiêu lừa đảo.
Ông King cho biết, ông thường nói với người mua nhà rằng nên để ý những BĐS không được đưa lên dịch vụ đăng kê bất động sản (MLS) hoặc không có dấu hiệu rao bán.
Những kẻ lừa đảo thường rất vội vàng để chốt giao dịch. Nếu thấy một ngôi nhà được bán với giá thấp hơn giá thị trường và bên bán nhanh chóng đồng ý với mức trả giá đầu tiên thì nên đặt nghi vấn.
Hương Quỳnh(Theo Maclean’s)
Chương trình khuyến mại lần này là một phần trong chuỗi sự kiện “Cùng Google Cloud xây dựng môi trường làm việc sáng tạo trong kỷ nguyên số” do CMC Telecom và Google phối hợp thực hiện. Chương trình nhằm thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp SME (vừa và nhỏ) là những doanh nghiệp rất cần tận dụng công nghệ để giảm chi phí, thúc đẩy tiếp cận khách hàng và mở rộng thị phần.
Ông Lê Anh Vũ, giám đốc sáng tạo của CMC Telecom chia sẻ: ““Trong thời gian gần đây khi CMC Telecom tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng tôi nhận ra nhiều doanh nghiệp vẫn chưa định hướng được chuyển đổi số bắt đầu từ đâu? Điều này tạo ra thách thức lớn khi tại Việt Nam có gần 95% doanh nghiệp thuộc phân khúc vừa và nhỏ, đóng góp khoảng 47% vào GDP cả nước. Tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp này là không có đầu ra, thị trường truyền thống bị thu hẹp lại do giãn cách, phụ thuộc vào các trung gian, đồng thời vẫn phải chịu chi phí duy trì hoạt động. Do đó, gói hỗ trợ này ra đời với mong muốn tiếp sức và thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số từ những điều cơ bản, bao gồm việc xây dựng văn phòng số dựa vào Google Workspace và các dịch vụ số thiết yếu như máy chủ ảo đám mây, tổng đài ảo và dịch vụ Gigaphone”.
![]() |
Ông Lê Anh Vũ tại hội thảo “Cùng Google Cloud xây dựng môi trường làm việc sáng tạo trong kỷ nguyên số”. |
Trong văn bản phát đi, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền quản lý, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch bệnh, sử dụng mã QR Code cho đơn vị mình tại địa chỉ http://tokhaiyte.vn.
Các cảng vụ, nhà ga,... sẽ phải in và dán hướng dẫn khai báo y tế bằng QR Code tại đơn vị mình. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị này phải kiểm soát việc ra, vào hàng ngày đối với khách đến và đi qua mã QR Code.
Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu các Cảng vụ hàng không khu vực triển khai nội dung này đến tất cả các hãng hàng không nước ngoài và các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
Quét mã QR để check in và khai báo y tế là 1 trong 5 giải pháp công nghệ hiện đang được triển khai nhằm phòng, chống dịch Covid-19 trong bộ “Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết Covid-19 trong cộng đồng” của Bộ Thông tin & Truyền thông.
Theo đó, khi đến các nơi công cộng, người dân cần quét mã QR để check in, check out để lưu lại các “mốc dịch tễ”. Việc quét mã QR được thực hiện thông qua 1 trong 3 ứng dụng Bluezone, NCOVI và Vietnam Health Declaration.
Quét mã QR để check in và khai báo y tế là giải pháp công nghệ giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. |
Với yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam, các cảng vụ hàng không sẽ phải tiến hành “đăng ký điểm kiểm dịch” tại website tokhaiyte.vn. Sau khi đăng ký, hệ thống sẽ cung cấp cho mỗi đơn vị một mã QR để những người đến đây lưu lại “mốc dịch tễ” bằng cách quét mã.
Trong trường hợp một người được xác định dương tính với Covid-19, các cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào lịch sử quét mã QR của người đó để lọc ra các “mốc dịch tễ” mà bệnh nhân đã tham gia hoặc đi đến trong khoảng thời gian 3 ngày trước khi khởi phát bệnh.
Những người đã đến các “mốc dịch tễ” trong khoảng thời gian bệnh nhân check in sẽ được lập danh sách để cán bộ điều tra truy vết, từ đó xác định ra các F1.
Sau khi quét mã QR để lưu lại “mốc dịch tễ”, người dùng sẽ nhận được yêu cầu khai báo y tế online. Người dùng phải khai báo cụ thể nếu cảm thấy mình có các triệu chứng của việc nhiễm Covid-19 như sốt, ho, khó thở, viêm phổi, đau họng, mệt mỏi.
Việc quét mã QR để lưu “mốc dịch tễ” và khai báo y tế điện tử sẽ cung cấp những dữ liệu đầu vào quan trọng giúp cơ quan y tế kiểm soát sự bùng phát của dịch bệnh.
Trọng Đạt
Quét mã QR để check in và khai báo y tế là một trong những giải pháp công nghệ quan trọng nhằm kiểm soát dịch tễ và hạn chế sự lây lan của Covid-19.
" alt=""/>Khách đến sân bay phải lưu “mốc dịch tễ” bằng QR Code