TS. Phạm Huy Hoàng cho biết, chương trình đào tạo HEDSPI được bắt đầu triển khai tại ĐH Bách khoa Hà Nội từ năm 2006, xuất phát từ nhu cầu nhân lực phục vụ làn sóng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp CNTT Nhật Bản. Nhiệm vụ của HEDSPI là dựa trên nền tảng của một trường kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, xây dựng chương trình đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ thị trường CNTT Nhật Bản.
Sau 5 năm đầu vận hành dựa trên một dự án hợp tác ODA giữa hai chính phủ Việt Nam - Nhật Bản, từ năm 2011, khi kết thúc thời gian hỗ trợ của tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, chương trình HEDSPI được vận hành như một chương trình đào tạo kỹ sư chính quy chất lượng cao của Viện CNTT-TT, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, với tên gọi chương trình CNTT Việt Nhật.
Đến thời điểm năm học 2016 - 2017, các kỹ sư tốt nghiệp chương trình CNTT Việt Nhật đã được biết đến rộng rãi và được đón nhận tại thị trường Nhật. Hàng năm, có khoảng 30 lượt công ty CNTT Nhật sang tuyển dụng trực tiếp các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và làm các thủ tục để sang Nhật làm việc ngay sau khi nhận bằng. “Việc duy trì được các đối tác “tuần hoàn” này khẳng định chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp chương trình CNTT Việt Nhật của trường đã chinh phục được tính khắt khe của thị trường Nhật, tạo được mối tin cậy và nhận được kế hoạch sử dụng lâu dài”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai chương trình đào tạo CNTT định hướng thị trường Nhật Bản trong 10 năm qua, đại diện lãnh đạo Viện CNTT-TT cho biết, chương trình đào tạo CNTT Việt Nhật được được xây dựng với thời lượng 173 tín chỉ, trong đó có 27 tín chỉ tiếng Nhật bắt buộc và 6 tín chỉ tiếng Nhật chuyên ngành bắt buộc.
Như vậy, thời lượng các môn tiếng Nhật và tiếng Nhật chuyên ngành chiếm khoảng 20% tổng thời lượng chương trình đào tạo. Nếu so sánh với các môn học CNTT (cơ sở, cốt lõi ngành và chuyển ngành, không kể đồ án tốt nghiệp) là 55 tín chỉ thì thời lượng tiếng Nhật/CNTT là 33/55, tức là sinh viên học 5 tín chỉ CNTT thì phải học 3 tín chỉ tiếng Nhật hoặc tiếng Nhật chuyên ngành.
" alt=""/>50% kỹ sư CNTT Việt Nhật của ĐH Bách khoa Hà Nội có lương 50Như ICTnews đã thông tin, tại hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực CNTT theo chuẩn kỹ năng CNTT Nhật Bản” được Trung tâm đào tạo VITEC - Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Cục phát triển CNTT Nhật Bản (IPA) tổ chức mới đây, TS. Phạm Huy Hoàng, Phó Viện trưởng Viện CNTT-TT, trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã cho biết, sau 10 năm triển khai chương trình đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao phục vụ thị trường Nhật Bản, đến nay các kỹ sư tốt nghiệp chương trình CNTT Việt Nhật của trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã được biết đến rộng rãi và được đón nhận tại thị trường Nhật.
Hàng năm, có khoảng 30 lượt công ty CNTT Nhật sang tuyển dụng trực tiếp các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và làm các thủ tục để sang Nhật làm việc ngay sau khi nhận bằng. Theo thống kê, hiện nay, các khóa sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo CNTT Việt Nhật đều có hơn 50% sinh viên vừa giỏi chuyên môn vừa thành thạo tiếng Nhật, được tuyển sang Nhật làm với mức lương như kỹ sư CNTT Nhật, tương đương 50-60 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, trong báo cáo về lương và hành vi của người tìm việc tại Việt Nam được tổng hợp từ số liệu mức lương của trên 45.000 vị trí đăng tuyển trên website VietnamWorks.com nửa đầu năm 2016 mới được VietnamWorks công bố ngày 30/9, cùng với việc đưa ra nhận định CNTT là ngành có mức lương cạnh tranh nhất tại Việt Nam, trang web chuyên về việc làm này cũng cho rằng, chính sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet những năm gần đây đã khiến cho nhu cầu tìm kiếm các kỹ sư công nghệ tăng đột biến trong khi nguồn nhân lực tại Việt Nam chưa đáp ứng đủ.
“Chính sự chênh lệnh giữa cung và cầu cũng như vấn đề làm thế nào để thu hút được đội ngũ kỹ sư công nghệ chất lượng là các yếu tố chính làm tăng mức lương các doanh nghiệp tại Việt Nam phải trả cho các ứng viên ngành CNTT”, VietnamWorks nhận định.
Chia sẻ tại sự kiện Vietnam IT Day 2016 diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản vào trung tuần tháng 2/2016, Chủ tịch Câu lạc bộ hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản (VJC) Nguyễn Đoàn Hùng đã cho hay, trong vòng 4 năm tới, Nhật Bản có nhu cầu tuyển 30.000 kỹ sư CNTT người nước ngoài làm việc tại Nhật chủ yếu từ Ấn Độ và Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực tìm cách hợp tác với các trường của Nhật Bản và Việt Nam để có thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn này, tiêu biểu như FPT Software với chương trình đào tạo 10.000 Kỹ sư CNTT nói tiếng Nhật, hay Rikkeisoft với mục tiêu 1.000 kỹ sư CNTT phục vụ thị trường Nhật.
Đề cập đến nhu cầu sử dụng nhân lực CNTT để phục vụ thị trường Nhật Bản, ông Trần Xuân Khôi, Giám đốc Phát triển nguồn lực của FPT Software cho hay, FPT Software hiện đang là doanh nghiệp phần mềm lớn tại Việt Nam với tổng số gần 10.000 nhân viên. Theo ông Khôi, doanh nghiệp phần mềm này dự kiến sẽ “cán mốc” 10.000 nhân viên vào tháng 11 tới.
" alt=""/>3 tháng cuối năm 2016, FPT Software cần tuyển hơn 1.000 nhân viên