
![]() |
Nguồn: phunumoi.com |
Mối tình đầu của tôi là một bạn học cùngcấp 3. Chúng tôi yêu nhau trong suốt 3 năm học. Tình yêu của chúng tôirất đẹp và trong sáng. Chúng tôi yêu nhau và cùng nhau quyết tâm họchành. Tình yêu đó đã làm cho tôi có thêm sức mạnh để phấn đấu. Hai đứacũng đã thề thốt gắn bó suốt đời với nhau.
Thế rồi, lên đến đạihọc, tôi học ở trong nước còn anh sang Pháp du học. Anh đi học được mấytháng thì tôi nghe phong phanh qua bạn bè anh đã có người yêu. Rồi mộtthời gian sau, anh thú nhận đã có người khác. Anh bảo anh xác định sẽđịnh cư ở bên này, cô ấy đã giúp đỡ anh rất nhiều. Anh xin lỗi và bảochuyện tình cảm của chúng tôi nên kết thúc tại đây.
Đau khổ, thấtvọng, tôi lao vào học để quên đi người tình phụ bạc. Tôi thề sau nàymình sẽ giỏi giang, thành đạt để cho người ta phải hối hận khi đã bỏtôi. Trong suốt những năm đại học và cao học, tôi nhất quyết không yêuai mặc dù tôi có rất nhiều đối tượng theo đuổi bởi tôi học giỏi, xinhđẹp, con nhà gia giáo, khá giả.
Học xong cao học, tôi đi làm chomột công ty liên doanh với nước ngoài. Tôi được đánh giá là người cónăng lực, chăm chỉ, tận tâm với công việc, vì thế mà tôi được thăng tiếnrất nhanh. Nhưng chuyện tình cảm của tôi thì cứ lận đận hoài. Tôi cũngtrải qua vài mối tình, có người làm cùng công ty, có người là đối táclàm ăn, có người qua bạn bè, người thân mai mối. Nhưng tôi cảm thấy tấtcả những mối tình đó đều hời hợi, thoáng qua, tôi không tìm thấy ai hợpđược với mình.
Thế rồi, mấy năm trời, tôi chẳng yêu ai, chẳng thểrung động thực sự trước một người đàn ông nào. Có lẽ, do cái bóng củangười tình đầu quá lớn, tình cảm của tôi dành cho anh quá sâu sắc nêntôi thấy chả ai bằng anh được. Vì tôi quá yêu anh mà lại bị anh phụ bạcnên đã tạo cho tôi cảm giác sợ và cảnh giác với đàn ông.
Bạn bètôi đã lấy vợ lấy chồng hết. Bố mẹ cũng đã giục tôi lấy chồng suốt nhưngtôi cứ dửng dưng. Tôi cảm giác lấy nhau mà không yêu nhau, không hoàhợp được với nhau thì chỉ làm khổ nhau, cuộc sống như thế sẽ sớm trởthành địa ngục. Tôi thà sống một mình còn hơn sống ràng buộc khổ sở kiểuấy.
Nhưng từ khi gặp L., tôi đã thấy con tim mình rung rinh trởlại. L. có cửa hàng sửa xe máy ở gần nhà tôi. Thực ra là chúng tôi đãbiết nhau từ mấy năm rồi vì tôi thường xuyên sửa xe ở chỗ anh. Tôi chẳngbiết tí gì về máy móc, xe cộ, nên cứ động gì là tôi lại mang xe ra cửahàng của anh để sửa. Anh sửa rất tận tình, chu đáo. Thỉnh thoảng, anh tựkiểm tra máy móc và thay các bộ phận hỏng hóc cho xe của tôi. Từ ngàyquen biết anh tôi rất yên tâm về chiếc xe của mình.
Qua những lầnsửa xe, chúng tôi đều nói chuyện rất vui vẻ. Tôi cảm thấy anh rất dídỏm, thông minh, hiểu biết. Anh cũng kể rằng ngày đi học anh luôn là họcsinh khá giỏi trong lớp. Nhưng ngày anh học lớp 10, bố anh lâm bệnh rồimất sớm. Mẹ anh đau yếu và suy sụp. Nhà lại đông anh em, anh là con cả.Vì vậy, gánh nặng gia đình đè nặng lên vai anh. Học hết lớp 11, anhđành bỏ học đi làm thuê để lấy tiền giúp mẹ và lo cho các em. Anh đãtrải qua rất nhiều việc, học đủ nghề. Và anh đã dành dụm để tự mở hiệusửa xe này. Nhờ hiệu sửa xe này mà mấy đứa em của anh có đều kiện ănhọc, giờ đã học xong và cũng đã ổn định công việc...
Tôi nghechuyện của anh mà rất thương và khâm phục anh. Từ khâm phục, cảm mến,tôi yêu anh lúc nào không hay và chủ động tấn công anh trước. Anh lúcđầu cũng rụt rè nhưng sau cũng đáp lại tình cảm của tôi. Anh bảo rằnganh cũng để ý tôi từ lâu nhưng vì mặc cảm thân phận nên anh không dámthổ lộ. Rồi chúng tôi tính đến chuyện hôn nhân.
Khi tôi nóichuyện kết hôn với bố mẹ, tôi những tưởng bố mẹ tôi là người vui mừngnhất vì họ luôn mong muốn tôi lấy chồng. Nhưng khi biết tôi định lấy T.,họ tỏ ra buồn bã, thở dài và nói: "Sao lại lấy thằng đó? Đàn ông trênđời đã chết cả rồi sao?". Bố mẹ tôi không ngờ rằng cô con gái danh giá,xinh đẹp, giỏi giang của họ lại quyết định lấy một người không trình độ,bằng cấp, không địa vị, làm cái nghề mặt mũi lấm lem suốt ngày. Họkhông thẳng thừng phản đối, nhưng cũng không ủng hộ việc tôi lấy T.
Bạnbè tôi khi biết tôi có ý định lấy T. cũng khuyên tôi nên suy nghĩ chínchắn, bởi hoàn cảnh gia đình, địa vị xã hội của tôi và T. khác xa nhau.Liệu 2 người khác xa nhau về trình độ sống với nhau có hoà hợp, thôngcảm, sẻ chia với nhau được về công việc, lối sống. Liệu đi đâu, gặp bạnbè, quan khách người ta hỏi về nghề nghiệp của mình tôi có thấy tự hàomà giới thiệu chồng mình là thợ sửa xe...?
Tôi đang rất phân vânvề chuyện này. Tôi cũng thực sự yêu T. và cũng mong mình sớm ổn định giađình. Tôi đã lớn tuổi và chán cuộc sống độc thân, tôi cần một người đànông bên cạnh để chở che. Nhưng tôi cũng sợ khoảng cách trình độ giữatôi và T. quá lớn, liệu chúng tôi có thể hoà hợp được trong công việc,cuộc sống không? Tôi nên quyết định như thế nào đây?
Thu Lan
Bạn đọc chia sẻ tâm sựcủa mình với chuyên mục "Chuyện chung, chuyện riêng" xin gửi về:[email protected] (Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại để tiện liênhệ).
" alt=""/>Ế vì ...xinh đẹp, giỏi giang![]() |
Ông Nguyễn Đức Chung: "Hà Nội sẽ phun khử trường học lần thứ 5". Ảnh: Đình Nam/VGP |
Đồng thời, Hà Nội cũng triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ trường học như 4 lần vệ sinh, tiêu độc khử trùng trường học; sẽ phun khử lần thứ 5... Bên cạnh đó, còn hướng dẫn, tập huấn toàn bộ cho giáo viên cách ứng xử, kỹ năng phát hiện, xử lý khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ; không tổ chức chào cờ tập trung toàn trường, thực hiện chào cờ trong lớp học; giảm bớt các hoạt động tập thể tập trung đông người.
"Chẳng lẽ chúng ta cứ lo suốt? Dịch SARS năm 2003 còn nguy hiểm hơn nhưng Hà Nội đã đối mặt và vượt qua. Thậm chí thời chiến tranh, Thủ đô bị ném bom, nhưng học sinh vẫn đi học, mọi hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường...", - ông Chung nói.
Một lập luận khác được nêu ra là nhiều nước có dịch vẫn cho học sinh đi học bình thường. Thậm chí ở nhà không kiểm soát được còn nguy hiểm hơn. Chưa kể nếu tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học sẽ gây nhiều hệ lụy không chỉ đối với giáo dục và còn gây ảnh hưởng không tốt tới nhiều lĩnh vực khác…
Tán thành với đề xuất của Hà Nội, lãnh đạo Văn phòng TƯ Đảng; UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội; các bộ Ngoại giao; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tư pháp; Bộ Y tế; Trường ĐH Y Hà Nội,… đều cho rằng việc cho học sinh, sinh viên cả nước đi học trở lại vào đầu tháng 3 tới là phù hợp và khả thi.
Đồng thời, việc tổ chức đi học trở lại phải bảo đảm các giải pháp an toàn để ngăn ngừa dịch bệnh như bố trí nước rửa, xà phòng,… đặt ở những khu vực đông người để sát khuẩn.
Các ý kiến cũng cho rằng học sinh, sinh viên đi học không phải đeo khẩu trang. Bởi việc này chỉ có tác dụng ngăn ngừa người nhiễm bệnh lây lan ra cộng đồng, không có tác dụng phòng bệnh.
Các ý kiến cũng nhấn mạnh, hiện nay chúng ta đã và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nhưng thực tế vẫn còn những tiềm ẩn và người dân vẫn còn lo lắng. Do vậy, không chủ quan, nhưng cũng không hoang mang, nhà trường, gia đình, hội phụ huynh cần phối hợp thật tốt trong việc này.
Về thẩm quyền quyết định việc cho học sinh, sinh viên cả nước đi học trở lại, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, theo các quy định hiện hành, Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý giáo dục đào tạo. Tương tự, Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Do đó, hai bộ này có thẩm quyền, trách nhiệm quản lý giáo dục, giáo dục nghề nghiệp,…
Bộ GD-ĐT đã có quyết định ban hành khung thời gian năm học,… nên các việc liên quan đến việc cho học sinh nghỉ học đồng loạt trên cả nước thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Tương tự việc quyết định cho học sinh giáo dục nghề nghiệp đi học là do Bộ LĐ-TB&XH.
Kỳ thi THPT quốc gia dự kiến tổ chức từ ngày 23-26/7
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, việc cho trẻ em đi học, như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu là "phải bảo đảm an toàn về chuyên môn và an tâm về tâm lý".
![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: "Năm học 2019 - 2020 sẽ được lùi 1 tháng". Ảnh: VGP |
Cái khó là học sinh mầm non, tiểu học còn bé, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân trong phòng chống dịch bệnh, việc cho nghỉ học một thời gian như vừa qua là cần thiết, để nhà trường chuẩn bị các điều kiện phòng dịch, khử khuẩn, tập huấn kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho các đội ngũ giáo viên…
Theo Thứ trưởng Độ, tính tới ngày 29/2, học sinh, sinh viên cả nước sẽ nghỉ trọn 4 tuần. Bộ GD-ĐT đã bàn rất kỹ và đang xây dựng quyết định chuẩn bị. Sau buổi họp hôm nay, sẽ trình Bộ trưởng quyết định điều chỉnh khung chương trình thời gian năm học 2019 - 2020.
Theo đó, thời gian kết thúc năm học sẽ lùi một tháng tương ứng với thời gian đã nghỉ. Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức từ ngày 23-26/7, đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo, học sinh thi tốt nghiệp.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, Bộ đã có công điện gửi các đơn vị yêu cầu tuỳ theo tình hình cụ thể của địa phương để cho học sinh nghỉ học (không phải nghỉ đồng loạt), đồng thời tiến hành triển khai khử trùng, tiêu độc cơ sở đào tạo; tuyên truyền, phổ biến kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho học sinh, giáo viên,… Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, về cơ bản các học viên đã trưởng thành và có ý thức phòng ngừa dịch bệnh nên không có vấn đề gì khi tổ chức đi học trở lại.
'Trường học phải an toàn hơn trụ sở cơ quan nhà nước"
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, các địa phương trên cả nước tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm phòng dịch trong trường học với tinh thần bình tĩnh nhưng không chủ quan, chủ động và dựa trên các minh chứng khoa học.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Trường học phải an toàn hơn trụ sở cơ quan nhà nước". Ảnh: VGP |
Bên cạnh đó, ông Đam cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, theo đúng trách nhiệm và thẩm quyền, sớm có quyết định chính thức về việc điều chỉnh kế hoạch, thời gian năm học 2019-2020. Trường hợp Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH không quyết định thì Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định để làm căn cứ cho các tỉnh thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Phó Thủ tướng nêu rõ, yêu cầu đặt ra đối với tất cả các địa phương là đã bước vào trong trường học thì môi trường an toàn bằng hay thậm chí hơn trụ sở cơ quan nhà nước. Bởi chỉ riêng việc kiểm soát người ra, vào thì các trường học đã có điều kiện hơn khi biết rõ từng học sinh, từng giáo viên trong khi tại các trụ sở cơ quan nhà nước có cả những người không rõ lai lịch đến làm việc.
“Các cháu học sinh cần được hướng dẫn biện pháp giữ vệ sinh cá nhân. Hàng ngày, phụ huynh, giáo viên, y tế trường học kết hợp với y tế cơ sở kiểm tra, nắm sát tình hình sức khoẻ của mỗi học sinh ở nhà cũng như khi đến trường. Làm được như vậy, phụ huynh và xã hội sẽ yên tâm”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm: |
"TP.HCM có văn bản đề xuất cấp thẩm quyền tính phải cả đến phương án cho các trường nghỉ hết tháng 3. Bởi trong phòng chống dịch bệnh, cần phải tính toán tới mọi tình huống, kể cả tình huống xấu nhất để sẵn sàng chuẩn bị các giải pháp ứng phó. Đề xuất của thành phố cũng nhằm bảo đảm sự thận trọng cần thiết, phải lật đi, lật lại vấn đề trước khi quyết định cho đi học trở lại... Địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện liên quan, lúc nào cũng thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, khuyến cáo của Trung ương trong công tác phòng chống dịch bệnh. Thành phố cũng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về giáo dục, đào tạo sớm có văn bản điều chỉnh chương trình năm học cho phù hợp và thành phố sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương…."
|
Hải Nguyên - Trường Giang (tường thuật theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Báo Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam)
- TS Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) đã lưu ý học sinh về định hướng ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.
" alt=""/>Kỳ thi THPT quốc gia 2020 dự kiến tổ chức từ ngày 23