Vừa mới ra ở riêng được hơn 1 tháng, Tú Anh (30 tuổi, Hà Nội) nhớ lại hành trình gian nan của cô để thuyết phục phụ huynh đồng ý việc ra riêng.
“Trước khi chuyển nhà, bố mình ngày nào cũng càm ràm là “Con gái độc thân việc gì phải ra ở riêng?, “Ở riêng để dễ đàn đúm ăn chơi đúng không?”… Thời gian đó mình áp lực kinh khủng để có thể thuyết phục bố”, Tú Anh hồi tưởng.
Dẫu biết yêu thương không chỉ ở lời nói, nhưng đôi khi sự kiệm lời, ngại thể hiện tình cảm với con có thể để lại khoảng trống yêu thương trong mỗi người. Theo năm tháng, những khoảng cách ấy dần tạo nên “bức tường vô hình” giữa cha và con. Thế nhưng chỉ cần những thay đổi nhỏ, chúng ta hoàn toàn có thể xoá nhoà khoảng cách này và thêm gần, thêm thương “người hùng” của mình.
Chủ động thấu hiểu, nối gần khoảng cách cha con
“Một lần nghe mẹ kể lại, tối nào mình về trễ là cha sẽ đi đi lại lại, đứng lên ngồi xuống rồi vào hỏi mẹ: “Khi nào con Phương nó về?”. Khi thấy bước chân mình trước cửa là lại giả vờ ngồi xem TV như không quan tâm. Nghe xong tự nhiên cảm thấy có lỗi với cha rất nhiều”, Uyên Phương nói.
Sau buổi trò chuyện với mẹ, cô quyết định dành thời gian trở về ăn tối cùng cả nhà, bởi đó chính là cơ hội để cô chủ động chia sẻ nhiều hơn với cha. Nhờ vậy, bữa cơm ấm áp thường ngày trở thành khoảng thời gian “vàng” để hai cha con có thể dành sự tập trung cao nhất cho nhau, từ đó thêm phần gắn kết.
Nếu như khoảng cách địa lý khiến chúng ta không thể về nhà thường xuyên, hãy chủ động nhắn tin hỏi thăm cha. Chỉ cần một tin nhắn “cha khoẻ không”, chắc hẳn trong lòng cha đã hạnh phúc xiết bao. Những hành động tuy nhỏ nhưng có thể giúp cho tình cảm cha con được kết nối bền chặt hơn.
“Từ khi thấy hình ảnh tấm lưng ướt mồ hôi của bố khi phụ mình chuyển nhà, mình chợt nhận ra rằng thì ra bao lâu nay mình đã vô tâm như thế nào. Tuy bố có nghiêm khắc nhưng thật lòng cũng chỉ đang lo lắng cho con gái khi sống cuộc sống một mình thôi. Kể từ hôm đó, cách vài bữa là mình lại nhắn tin trò chuyện với bố, cuối tuần về nhà ăn cơm, thậm chí bố mẹ còn qua nhà mới để xem mình trổ tài bếp núc. Lúc đấy mình chợt nhận ra rằng bố mẹ lúc nào cũng yêu thương mình, chỉ cần để tâm một chút là mình có thể cảm nhận được tình yêu thương ấy thôi”, Tú Anh hào hứng chia sẻ.
Từ sự thấu hiểu, chúng ta có thể biến thành những hành động thể hiện tình cảm khác như: tặng một món quà phù hợp với sở thích của cha vào dịp đặc biệt như sinh nhật hay Ngày của cha (16/6/2024). Chiếc đồng hồ cổ điển, mang dáng vẻ thanh lịch hay chiếc nhẫn có thiết kế tinh tế là những lựa chọn hoàn hảo để tỏ bày lòng biết ơn chân thành dành cho người cha thương yêu. Không chỉ vậy, đồng hồ hay trang sức còn là món đồ dùng hàng ngày lại có giá trị tích luỹ lâu bền, giúp cha khắc ghi những kỷ niệm khó quên giữa cha và con.
Thấu hiểu mối quan hệ tình thân của các gia đình hiện đại, PNJ đồng hành gia đình Việt Nam trong hành trình “thắt chặt sợi dây tình cảm” giữa những người thân yêu với thông điệp “Gần tim, thêm yêu thương!”. Thông qua những câu chuyện truyền cảm hứng hay những món trang sức tinh tế, giàu ý nghĩa, PNJ mong muốn trở thành cầu nối khuyến khích cha mẹ và con cái kết nối với nhau. Từ đó, mỗi người thêm ý thức để vun đắp tình thân, để mọi mối quan hệ dù trong hoàn cảnh nào cũng thêm gần nhau hơn, thêm thương nhau hơn.
Tìm hiểu chương trình ưu đãi PNJ tại:https://www.pnj.com.vn/ |
Đậu Linh
" alt=""/>Thấu hiểu những yêu thương không lời của chaNgày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 được tổ chức theo hướng đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của xuất bản điện tử; đưa ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới với thông điệp: "Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.
Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, UBND thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức diễn ra ngày 20h ngày 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Ngay sau lễ khai mạc sẽ là Hội sách diễn ra đến hết ngày 21/4. Hội sách gồm các hoạt động trưng bày mô hình sách, giới thiệu quảng bá sách của các nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp công nghệ. Dự kiến có 60 đơn vị tham gia, với khoảng 40.000 tựa sách.
Trong suốt thời gian diễn ra Hội sách sẽ có các sự kiện giới thiệu sách, tọa đàm, giao lưu tác giả, tác phẩm; chương trình nghệ thuật.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã của Hà Nội cũng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.
Dịp này, Thư viện Hà Nội và hệ thống thư viện quận, huyện, thị xã; các đơn vị xuất bản, phát hành của thành phố sẽ tổ chức các hoạt động, sự kiện giao lưu về sách, chào mừng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, tham gia các sự kiện do Trung ương và thành phố tổ chức.