Bài toán đặt ra cho mô hình tổ công nghệ số cộng đồng
Tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang có 7 người tham gia tổ công nghệ số cộng đồng. Công việc của họ là xuống từng nhà dân hỗ trợ tải các ứng dụng về thanh toán tiền điện, nước, đăng ký sổ sức khỏe điện tử, dịch vụ công quốc gia, mua bán hàng trực tuyến không dùng tiền mặt… Đồng thời, những thành viên tổ này còn giúp người dân trên địa bàn sử dụng thành thạo các tính năng của điện thoại thông minh.
Tại thôn Nà Xá, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, Hà Giang, từ khi được thành lập cho đến nay, tổ công nghệ số cộng đồng chủ yếu tham gia vận động và giúp người dân làm thẻ căn cước công dân điện tử và mã định danh cá nhân. Trong việc thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân, kích hoạt mã định danh điện tử, nhiều tổ công nghệ số cộng đồng đã phối hợp rất tốt với các cấp, các ngành triển khai thực hiện.
Thực tế, nhiều thành viên chưa hiểu rõ nội dung hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng và cũng chưa tiếp cận tốt với các nội dung chuyển đổi số. Theo đánh giá của Sở TT&TT Hà Giang, một số nơi, sự phối hợp giữa các thành viên trong tổ công nghệ số cộng đồng còn hạn chế. Thậm chí, một số thành viên trong tổ công nghệ số cộng đồng của xã, thôn chưa sử dụng thành thạo công nghệ số, một phần do chưa phát sinh nhu cầu cụ thể của bản thân, một phần do các hệ thống cung cấp dịch vụ chưa thực sự ổn định, chưa thân thiện nên gặp nhiều lúng túng trong việc hỗ trợ người dân nhất là khi hệ thống không ổn định. Đây chính là những khó khăn đang ảnh hưởng đến chất lượng của tổ công nghệ số cộng đồng. Thực tế cho thấy, ở nơi nào, cấp ủy, chính quyền quan tâm đến hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng, thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thì ở nơi đó, tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động khá hiệu quả.
Tìm cơ chế nào cho tổ công nghệ số cộng đồng?
Ông Đỗ Thái Hòa cho biết, hiện Hà Giang có 2.071 thôn, tổ dân phố đã thành lập được tổ công nghệ số cộng đồng, đạt tỷ lệ 100%. Mỗi thôn, bản sẽ được bố trí khoảng 3 – 4 người vào tổ công nghệ số cộng đồng, nên con số này lên tới hàng chục nghìn người tham gia. Hà Giang đã tổ chức mô hình tổ công nghệ số cộng đồng lấy cán bộ làm nòng cốt, còn những thành viên triển khai là đoàn thanh niên và lực lượng giáo viên ở các thôn, bản và thường xuyên được tập huấn, học tập thông qua các chương trình của tỉnh, của huyện cũng như các khoá thi, đào tạo trực tuyến của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông. Những thành viên này có thể kết nối hai chiều với đồng bào, nói được tiếng dân tộc, nên đã phát huy tốt việc hướng dẫn sử dụng các ứng dụng cho bà con.
Theo đánh giá của Sở TT&TT Hà Giang, vẫn còn tình trạng nơi hoạt động tốt, nơi chưa tốt, nên vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao chất lượng hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng vẫn là bài toán khó. Ông Đỗ Thái Hòa cho biết, hiện mô hình tổ công nghệ số cộng đồng đang có những vướng mắc nhất định. Cụ thể, vẫn còn chuyện lúng túng cho tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động theo cơ chế nào, quy định nào, hướng dẫn bà con ứng dụng công nghệ theo trình tự nào? Vì vậy, đến thời điểm này, tổ công nghệ số cộng đồng chưa có khung hoạt động rõ ràng mà vẫn đang thực hiện theo tình thần "hiểu điều gì thì chuyển tải cho người dân điều đó".
“Những người làm trong tổ công nghệ số cộng đồng vẫn làm việc trên tinh thần tự nguyện vì cộng đồng, chứ chưa có bất kỳ khoản kinh phí nào cho hoạt động này. Điều này không tránh khỏi việc tổ chức thành lập ra, nhưng tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm không cao”, ông Đỗ Thái Hòa nói.
Hiện Hà Giang không cố định thành phần tham gia ở tổ công nghệ số cộng đồng, mà linh hoạt tuỳ theo nhận thức về công nghệ để mời vào tổ này. Tuy nhiên, ông Đỗ Thái Hòa cho rằng, tại các địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, do điều kiện còn khó khăn và số người am hiểu công nghệ trong cộng đồng rất ít, nên có thể bố trí thêm cán bộ công chức, đảng viên để tham gia vào tổ công nghệ số cộng đồng. Khi các cán bộ, Đảng viên về sinh hoạt ở nơi cư trú, hàng năm sẽ có nhận xét đánh giá của chi bộ. Vì vậy, nếu gắn thêm nhiệm vụ của tổ công nghệ số cộng đồng cho các cán bộ, công chức, viên chức, Đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ tại nơi cư trú sẽ tăng cường thêm nguồn lực cho tổ này.
“Chúng tôi đang xem xét đề xuất ý tưởng này với lãnh đạo tỉnh để tăng cường nhân lực cho tổ công nghệ số cộng đồng. Nếu làm được như vậy, sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi Đảng viên ở cơ sở địa phương,” ông Hòa nói.
" alt=""/>Cơ chế nào cho tổ công nghệ số cộng đồng?Meta đối mặt áp lực phải giải quyết “đại dịch” lừa đảo, sử dụng hình ảnh deepfake của các nhân vật nổi tiếng. Công ty bị “ông trùm” khai thác mỏ Andrew Forrest kiện vì không xử lý các trò gian lận dùng hình ảnh của mình.
Tuần này, Meta thông báo hợp tác với cơ quan chức năng Australia ra mắt Sàn giao dịch đối ứng tình báo gian lận (Fire), cung cấp kênh báo cáo chuyên về lừa đảo giữa Meta với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Ngân hàng sẽ báo cáo những vụ gian lận cho Meta và ngược lại.
Bảy ngân hàng - ANZ, Bendigo Bank, CBA, HSBC, Macquarie, NAB, Westpac - tham gia chương trình Fire.
Từ khi triển khai thí điểm vào tháng 4, đã có 102 báo cáo, dẫn đến việc Meta xóa hơn 9.000 trang lừa đảo và chặn 8.000 vụ lừa đảo đầu tư sử dụng hình ảnh người nổi tiếng trên Facebook và Instagram.
Dù kết quả ban đầu rất hứa hẹn, số lượng báo cáo qua Fire còn mờ nhạt so với thiệt hại báo cáo lên Scamwatch. Chỉ riêng tháng 8 đã có 1.600 báo cáo gian lận trên mạng xã hội.
David Agranovich, Giám đốc phụ trách ngăn chặn nguy cơ toàn cầu tại Meta, hệ thống Fire cho phép các tổ chức tài chính cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động lừa đảo xảy ra trên các dịch vụ của họ mà Meta, với tư cách là một nền tảng, có thể không biết được.
Meta cung cấp danh sách các tên miền mà họ đã chặn cho các đối tác khác và sẽ sớm cho phép Fire truy cập hệ thống trao đổi nguy cơ mà Meta dùng để phát hiện dấu hiệu liên quan đến các hoạt động như lạm dụng trẻ em và tội phạm khác trên nền tảng của mình.
Theo Agranovich, những kẻ lừa đảo sẽ không dừng lại khi bị chặn mà tìm cách thức mới để quay lại, vượt qua phòng thủ của công ty. Vì vậy, việc chia sẻ thông tin là rất quan trọng.
Meta cho biết, vào quý II, công ty đã gỡ bỏ 1,2 tỷ tài khoản giả mạo, trong đó, 99,7% bị gỡ trước khi được người dùng báo cáo.
(Theo The Guardian)
" alt=""/>Meta xóa hơn 9.000 trang Facebook lừa đảo tại AustraliaCác bài dạy trên truyền hình là các bài học mới, tiếp nối chương trình dạy và học trong chương trình lớp 4,5 cấp Tiểu học, lớp 6,7,8,9 cấp Trung học cơ sở và lớp 10,11,12 cấp Trung học phổ thông năm học 2019 - 2020.
Đối với lớp 4,5 gồm các môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh;
Đối với lớp 6,7,8, 9 gồm các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh;
Đối với lớp 10,11 gồm các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh;
Đối với lớp 12 gồm các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
Lịch phát sóng Chương trình dạy học trên truyền hình, phát trên Kênh 1, Kênh 2 - Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (tuần từ 16-21/3) như sau:
![]() |
![]() |
lich hoc hn2.jpg |
![]() |
lich hoc hn3.jpg |
![]() |
lich hoc hn4.jpg |
2. Hòa Bình
Chương trình “Học trên truyền hình” được bắt đầu phát sóng từ ngày 14/3 trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hòa Bình.
Đối với lớp 9: Các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh phát vào 9h15 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, thời lượng mỗi chương trình từ 45 đến 50 phút; chương trình phát sóng đến khi học sinh đi học trở lại.
Đối với lớp 12: Các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh phát vào 14h45 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, thời lượng mỗi chương trình từ 45 đến 50 phút; chương trình phát sóng đến khi học sinh đi học trở lại.
Nội dung là ôn tập kiến thức học kỳ I năm học 2019-2020. Giáo viên giảng dạy là các giáo viên cốt cán cấp tỉnh có năng lực chuyên môn tốt.
3. Thừa Thiên – Huế
Từ ngày 16.3, việc dạy học cho học sinh khối 12 qua truyền hình sẽ bắt đầu với 9 môn học để thi THPT quốc gia là Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh và Giáo dục công dân.
Thời lượng dạy học vào buổi sáng từ 8h-10h, buổi chiều từ 14h-16h. Mỗi buổi có ba tiết và mỗi tiết có thời lượng 30 phút, dạy từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần.
![]() |
Lịch phát sóng chương trình dạy trên truyền hình của Thừa Thiên - Huế |
4. Đà Nẵng
Sở GD-ĐT Đà Nẵng phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng thực hiện chương trình "Ôn tập lớp 12 trên truyền hình".
Chương trình được phát từ 9h đến 10h30 thứ hai đến thứ bảy hằng tuần trên kênh DanangTV1, DanangTV2, Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng và trên website: www.danangtv.vn, bắt đầu từ thứ hai, ngày 16.3.
Học sinh có thể theo dõi trực tiếp hoặc truy cập website của Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng để xem lại những chương trình đã phát sóng.
![]() |
Lịch phát sóng chương trình dạy học trên truyền hình của Đà Nẵng |
5. Nam Định
Chương trình ôn tập kiến thức cho học sinh được phát sóng với các khung thời gian như sau: Buổi sáng vào lúc 9h25, buổi chiều lúc 15h và 17h bắt đầu từ ngày 3.3 với các môn Toán học, Ngữ văn và Tiếng Anh lớp 9.
![]() |
Lịch phát sóng chương trình dạy trên truyền hình của Nam Định |
Thời gian phát sóng lại chương trình ôn tập các môn vào 23h cùng ngày sau Bản tin. Đặc biệt, Sở GD-ĐT lưu ý thời gian phát sóng của từng môn có thể dao động trước hoặc sau 5 phút so với khung giờ đã quy định.
Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT Nam Định cũng tổ chức chương trình ôn tập cho học sinh lớp 12 bắt đầu từ thứ tư, ngày 4.3 trên Youtube.
6. Nghệ An
Bắt đầu từ ngày 15/3, Sở GD-ĐT phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An tổ chức dạy học trực tuyến trên truyền hình. Bước đầu là triển khai ôn tập kiến thức cho học sinh lớp 9 và lớp 12.
![]() |
Lịch phát sóng chương trình dạy trên truyền hình của Nghệ An |
Đối với lớp 9 sẽ tổ chức dạy học 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Lớp 12 sẽ tổ chức dạy 9 môn, gồm Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân.
Mỗi số phát sóng bài dạy có thời lượng 45 phút/môn học. Thời gian phát sóng bắt đầu từ ngày 15/3 đến trước mỗi kỳ thi khoảng 1 tuần.
Trong đó, từ ngày 15 – 21/3 khung giờ phát sóng bài học cho lớp 9 từ 8h – 8h45, lớp 12 từ 17h – 17h45 mỗi ngày.
Từ ngày 23/3, các chương trình dạy học trên truyền hình phát sóng từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần vào khung giờ từ 17h – 17h45.
Học sinh có thể học trực tiếp từ khi chương trình dạy học phát sóng trên kênh truyền hình của Đài PT-TH tỉnh Nghệ An, ứng dụng điện thoại của truyền hình Nghệ An và trên trang Facebook Dạy và học cùng NTV. Những học sinh không thể theo dõi bài học trực tiếp khi phát sóng có thể xem lại trên tất cả các hạ tầng mạng của đài truyền hình.
7. Vĩnh Long
Sở GD-ĐT Vĩnh Long đưa ra lịch phát sóng chương trình ôn tập kiến thức môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh trên sóng truyền hình Vĩnh Long từ ngày 21/2.
8. An Giang
Chương trình học trên tuyền hình được phát sóng bắt đầu từ ngày 24/2. Ngoài ra, chương trình còn được đăng tải trên website của Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang và Cổng thông tin điện tử sở GD-ĐT.
9. Đồng Nai
Đây là địa phương đầu tiên phát sóng chương trình dạy học trên truyền hình từ ngày 17/2, do Sở GD-ĐT Đồng Nai, phối hợp Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai thực hiện.
Trong đó, khối 9 được ôn tập 3 môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh; còn khối 12 được ôn tập 9 môn gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử và Giáo dục công dân.
10. Thái Bình
Phát sóng chương trình học cho học sinh lớp 9 và lớp 12 từ ngày 16/3.
11. Hải Phòng
Chương trình Ôn tập kiến thức dành cho khối lớp 9 và 12 được phát sóng từ thứ 2 đến thứ 7 trên kênh THP, THP+ của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.
Sáng từ 8h30 – 9h15 các môn cho khối 9 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh).
Chiều từ 14h30 – 16h45 các môn cho khối 12 (Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Sinh học, Giáo dục công dân).
Số đầu tiên được phát sóng vào 8h30 thứ 6, ngày 13/3 với môn Ngữ Văn dành cho lớp 9.
Các em có thể xem lại chương trình trên kênh youtube THP và website của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng: www.thhp.vn
12. TP.HCM
Phát sóng chương trình ôn tập cho học sinh lớp 9 và 12
Buổi sáng: 8h, 9h, 10h với các môn lần lượt là Toán, Văn và Tiếng Anh của khối lớp 9.
Buổi chiều: 14h, 15h, 16h với các môn lần lượt là Toán, Vật lý và Hóa học của khối lớp 12.
13. Quảng Nam
Tối ngày 15/3, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Nam cho biết từ ngày 16/3, Quảng Nam tổ chức dạy học qua truyền hình cho học sinh khối 12.
Cụ thể, Sở GD-ĐT tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh - truyền hình Quảng Nam (QRT) tổ chức dạy học qua truyền hình cho học sinh khối 12 với chín môn học gồm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh và Giáo dục công dân. Mỗi buổi có hai tiết và mỗi tiết có thời lượng 25 - 30 phút. Giáo viên tham gia giảng dạy được chọn từ các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Thời gian dạy học vào buổi sáng từ 9h - 10h, buổi chiều từ 15h - 16h, từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần trên kênh QRT và trực tuyến tại địa chỉ www.qrt.vn. Học sinh có thể theo dõi trực tiếp hoặc truy cập website của QRT để xem lại những chương trình đã phát sóng.
14. Kênh truyền hình giáo dục quốc gia VTV7
Chinh phục kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được lên sóng vào ngày 6/4 vào 12h và 22h các ngày trong tuần. Với 9 môn học: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân trong 30 số phát sóng mới (thời lượng 60 phút/1 số).
Chương trình được nghiên cứu thiết kế bài giảng bám sát với nội dung kiến thức có trong bộ đề thi minh họa mà Bộ GD-ĐT đưa ra. Đồng thời có cả những phần kiến thức, bài giảng tiệm cận cách thi Đánh giá năng lực (đang dần là xu thế) để học sinh làm quen. Cuối các bài giảng đều có phần tổng hợp, tóm tắt nội dung kiến thức bằng Sơ đồ hình ảnh (Infographic), Sơ đồ tư duy (mindmap) giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức bài giảng, dễ dàng nhớ kiến thức, học đúng, học trúng.
![]() |
Chinh phục kỳ thi vào lớp 10 đã bắt đầu lên sóng từ ngày 2/3 với 16 bài giảng về môn Toán, Ngữ Văn và 26 bài giảng môn Tiếng Anh. Các bài giảng sử dụng trong Chinh phục kỳ thi vào lớp 10 đã được tham khảo từ đề thi ở nhiều địa phương.
15. Khánh Hòa
Sở GD-ĐT Khánh Hòa kết hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa tổ chức dạy trên truyền hình, trước mắt là các môn Toán, Ngữ Văn, và Tiếng Anh lớp 9 và lớp 12.
Chương trình phát sóng vào lúc 9h, phát lại vào 16h từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, bắt đầu từ ngày 16/3.
Ngân Anh tổng hợp
Do diễn biến mới của dịch Covid-19, các địa phương trên cả nước đã thay đổi lịch đi học. Nhiều tỉnh, thành kéo tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học đến hết tháng 3, thậm chí sang cả tháng 4.
" alt=""/>Lịch dạy học trên truyền hình khi nghỉ phòng dịch covid