6. RDI Halcyon
Ra mắt cách đây hơn 2 thập kỷ nhưng chiếc máy chơi game này có giá lên tới 2.500 USD. Quả là một giá quá xa xỉ cho một cỗ máy chơi game thông thường. nếu tính theo giá trị đồng tiền của năm 1985 khi RDI Halcyon ra mắt so với năm 2009 thì giá máy sẽ khoảng 4.954 USD. Chưa nói đến tính năng máy, với giá bán như vậy chắc chắn RDI Halcyon khó có thể trở thành một cỗ máy chơi game phổ cập trên thị trường cho người dùng. Đổi lại cho cái giá “cắt cổ” này là người dùng có thể chơi video game trên các đĩa laser và tính năng nhận diện giọng nói. Khi sử dụng người dùng sẽ “đào tạo” máy bằng các từ “Có” và “Không” trong bộ nhớ. Nhà sản xuất RDI ví Halcyon với bộ não nhân tạo trong bộ phim giả tưởng nổi tiếng năm 2001 mang tên “A Space Odyssey” những các phản ứng của khách hàng không như mong muốn. Chỉ có 2 tựa game “Thayer's Quest” và “Raiders vs. Chargers” ,được tung ra cho hệ thống máy chơi game này trước khi hãng RDI bị phá sản mặc dù trước đó hãng đã cho ra mắt nhiều phiên bản chơi thử các game mới cho máy.
7. Philips CD-i
Chơi điện tử trên đĩa CD-ROM là một ý tưởng thú vị của hãng Philips nên máy chơi điện tử Philips CD-i đã được ra mắt công chúng năm 1991.
Hãng Philips đã sáng tạo ra một chuẩn đĩa CD mới để ghi nội dung chơi game của hãng và đã cấp bằng sáng chế nền tảng này cho các hãng sản xuất khác. Hậu quả là một vài năm sau, có quá nhiều các hãng sản xuất điện tử tiêu dùng sản xuất các máy chơi game CD-i tạo nên sự hỗn loạn giả thật.
Thiết kế cồng kềnh, phần mềm hỗ trợ kém, chất lượng hình ảnh không hấp dẫn và tay cầm điều khiển không thuận tiện đã khiến Philips CD-I không thể tiến xa hơn.
" alt=""/>Những máy video game tệ nhất mọi thời đại (II)Ngày 20/9, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở TP.HCM, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo “Quản lý về an toàn thông tin cho cán bộ của các Sở TT&TT khu vực miền Nam” (thực hiện theo Đề án 99). Tham dự có các cán bộ quản lý CNTT, an toàn thông tin tại các Sở TT&TT khu vực Miền Nam như Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh... và nhiều cán bộ của các đơn vị khác như Bưu điện Trung ương T78, Quân khu 7.
Khóa đào tạo diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 20 đến 22/9/2016 bao gồm 6 nội dung: Tổng quan và các khái niệm cơ bản, Quản lý nhà nước về an toàn thông tin, Hệ thống tiêu chuẩn an toàn thông tin, Nguy cơ mất an toàn thông tin, Phòng và xử lý sự cố mất an toàn thông tin, Thảo luận, kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Ngoài ra, tại khóa học này còn tạo điều kiện cho học viên tham đi tham quan thực tế.
Sau khóa học, học viên có thể nắm vững về tổ chức bộ máy, hệ thống chính sách pháp luật, hành lang pháp lý cũng như hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới lĩnh vực an toàn thông tin tại Việt Nam như Luật An toàn thông tin mạng, các nghị quyết, chỉ thị cũng như các quy định liên quan.
Với việc các định chế, cam kết quốc tế ngày càng phức tạp, doanh nghiệp càng nắm kỹ thì càng dễ thích ứng với môi trường quốc tế. "Điều này là rất quan trọng", Thứ trưởng khẳng định tại Hội nghị Tập huấn Hội nhập quốc tế về kinh tế trong lĩnh vực TT&TT do Bộ TT&TT tổ chức sáng nay, 16/9.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nêu bật tầm quan trọng của việc hiểu kỹ các định chế quốc tế thời hội nhập. |
Một trong những tâm điểm của chương trình tập huấn chính là các nội dung quan trọng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong Hiệp định này có nhiều quy định liên quan đến lĩnh vực TT&TT mà các tổ chức, doanh nghiệp ngành "nhất thiết phải biết" về sở hữu trí tuệ, về thương mại điện tử...
Chia sẻ tại Hội nghị, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết, sở hữu trí tuệ chính là một trong những nội dung đàm phán khó khăn nhất của TPP. So với cam kết với WTO thì quy định về sở hữu trí tuệ ở TPP vừa có phạm vi rộng hơn, lại vừa đòi hỏi mức độ cam kết sâu hơn khi yêu cầu các nước tham gia phải nâng cao mức độ và kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan; Siết chặt thực thi (bảo vệ) quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với quyền tác giả và quyền liên quan trong môi trường số (trách nhiệm của ISP)...
Để phù hợp với TPP, Việt Nam đã phải sửa đổi một số văn bản pháp luật hiện hành như Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật Hình sự theo hướng cho phép xử lý hình sự một số hình thức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ông Khanh nói thêm.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, các cam kết của Hiệp định TPP cũng rất nhiều. Việt Nam đã chấp nhận một số yêu cầu chính song trong các trường hợp liên quan đến an ninh – quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục thì vẫn được áp dụng các biện pháp cần thiết. Ngoài ra, trong thời gian 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các nước cam kết không khiếu kiện các quy định của pháp luật Việt Nam được ban hành trước khi Hiệp định có hiệu lực.
Một mặt, TPP có thể giúp Việt Nam thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, tăng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho những tập đoàn lớn như Microsoft, Samsung, LG, Intel... nhưng mặt khác, Hiệp định này cũng đặt ra thách thức cho bộ máy quản lý nhà nước trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực thi pháp luật. Sự cạnh tranh gia tăng cũng sẽ khiến những doanh nghiệp không thích ứng, hội nhập được gặp khó khăn, thậm chí phá sản.
Vì thế, theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, 2 đối tượng cần đặc biệt quan tâm tham dự các hội nghị tập huấn về hội nhập quốc tế chính là các cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng chính sách và các doanh nghiệp.
Theo dự kiến, từ nay đến cuối năm 2016, Bộ TT&TT sẽ tổ chức thêm 8 Hội nghị tập huấn tương tự tại Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Huế, Bến Tre, Cần Thơ, TP.HCM...
T.C
" alt=""/>Doanh nghiệp phải hiểu kỹ TPP nếu muốn hội nhập
Sự cố nghiêm trọng xảy ra với Galaxy Note 7 thực sự khiến nhiều hãng hàng không nước này lo ngại. Tuần trước, một số hãng đã bắt đầu cấm hành khách sử dụng Galaxy Note 7 trong chuyến bay. Thế nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó. Nguồn tin từ các tiếp viên cho biết, nhiều hãng đã yêu cầu hành khách tắt hoàn toàn điện thoại, chỉ cần thiết bị đó gắn mác Samsung và tuyệt đối không được sử dụng trên máy bay.
![]() |
Tất cả các smartphone Samsung đều sẽ phải tắt nguồn, không được sử dụng trên máy bay của hàng không Mỹ? |
PhoneArena dẫn lời một tiếp viên giấu tên cho hay, "thật khó để xác định được con dế nào là Note 7 nếu chỉ nhìn thoáng qua. Nhưng nhận biết đâu là smartphone của Samsung thì dễ hơn nhiều. Tiếp viên có thể quan sát được khi đi dọc theo các hàng ghế".
Hiện chưa rõ quy định này có phạm vi áp dụng ra sao, chỉ đối với một số chuyến bay hoặc hãng bay nhất định hay sẽ mở rộng hơn trong thời gian tới. Hiệp hội Tiếp viên Hàng không Mỹ đang rất lo ngại về trách nhiệm phát sinh cho các tiếp viên nếu như giờ đây họ bị giao thêm việc kiểm tra smartphone của từng hành khách.
Người phát ngôn của American Airlines phủ nhận việc hãng này cấm sử dụng toàn bộ smartphone Samsung trong chuyến bay. Hiện tại, AA chỉ mới tuân thủ khuyến cáo của FAA về việc yêu cầu hành khách tắt nguồn Note 7 và không kết nối với bất cứ nguồn điện nào khi ở trên máy bay. Còn trên website chính thức, AA nhấn mạnh với hành khách rằng theo khuyến nghị của FAA, Galaxy Note 7 không được gửi trong hành lý ký gửi.
Về phần mình, Samsung cũng đã lên tiếng thúc giục tất cả những khách hàng đang sở hữu Galaxy Note 7 tắt máy ngay và hoàn trả cho cửa hàng đã mua. Máy thay thế sẽ được giao cho họ với logo hình tròn màu trắng, bên trong là chữ S màu xanh để dễ phân biệt.
Trong ngày mai, Samsung được cho là sẽ công bố cơ sở dữ liệu số IMEI có chứa mã số IMEI của từng chiếc Galaxy Note 7 bị lỗi. Theo giải thích của Samsung, thủ phạm gây ra sự cố là pin bị overheat (quá nóng) khi hai lõi anode và cathode tiếp xúc với nhau - "một lỗi vô cùng hiếm gặp trong quy trình sản xuất".
Thiên Ý
" alt=""/>Không chỉ Galaxy Note 7, mọi smartphone Samsung đều bị cấm bay?