Đ.T(theo Newsflare)

Cả gia đình thoát chết sau khi bị máy kéo cuốn vào gầm
Một gia đình bốn người may mắn sống sót sau khi bị một chiếc máy kéo mất lái cuốn vào gầm.
Đ.T(theo Newsflare)
Một gia đình bốn người may mắn sống sót sau khi bị một chiếc máy kéo mất lái cuốn vào gầm.
Tại lễ ra mắt, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại khẳng định, cuốn sách là công trình có tầm khái quát lý luận cao, tổng kết thực tiễn sâu sắc những phát triển sáng tạo riêng của Đảng về mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam, trên cơ sở vận dụng, sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng ở Việt Nam. Đồng thời, có cả sự kế thừa chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng bản sắc riêng.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, những luận giải khoa học, khách quan cùng dẫn chứng của Tổng Bí thư về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội được minh chứng bằng thực tiễn công cuộc đổi mới của Việt Nam đã có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với dư luận trong nước cũng như quốc tế.
“Đây là một tài liệu quý để giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tạo nên sự đồng thuận khơi dậy, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh để đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra”, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao ý tưởng biên dịch, xuất bản cuốn sách bằng 7 ngoại ngữ của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và ghi nhận sự nỗ lực của đội ngũ dịch giả uy tín từ các cơ quan, bộ ngành lớn, những chuyên gia bản địa vì đã “hoàn thành việc chuyển tải, lan tỏa ý nghĩa chính trị, giá trị, định hướng của cuốn sách, góp phần tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ra thế giới; giúp độc giả trong nước, kiều bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về đất nước - con người, sự nghiệp đổi mới và phát triển của Việt Nam”.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng cho biết, nhiều nhà xuất bản nước ngoài đề xuất được dịch tác phẩm này ra tiếng bản địa, thể hiện sự quan tâm, mến mộ của bạn bè quốc tế đối với cuốn sách quý.
Tại buổi lễ, giảng viên khoa Ngoại ngữ và Văn học Nga (Đại học ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội) Bùi Thu Hà chia sẻ niềm vui và tự hào khi được dịch cuốn sách của Tổng Bí thư.
“Giờ đây, bạn bè quốc tế có thể tiếp cận được với tác phẩm và giúp lan toả giá trị của nó, đồng thời hiểu hơn về đất nước, lịch sử, con người Việt Nam, hệ tư tưởng của người Việt và đặc biệt là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, nữ dịch giả chia sẻ.
Tại lễ ra mắt, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sengphet HoungBoungnuang cho rằng, việc dịch cuốn sách ra tiếng Lào là cơ sở tốt để nước này tham khảo những lý luận thực tiễn, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt NamCuốn sách lựa chọn 29 bài viết, bài phát biểu tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tập trung vào các nội dung trọng tâm:
Từng bước hiện thực hoá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; Nhất quán chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, theo tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”; Đề cao phẩm giá, danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất; Khẳng định trường phái đối ngoại, ngoại giao đặc sắc “cây tre Việt Nam”, gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển; Nhấn mạnh văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn.
Đặc biệt, song song với việc xuất bản hơn 11.000 ấn phẩm giấy bằng 7 thứ tiếng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đồng thời cho ra mắt phiên bản điện tử, phục vụ độc giả miễn phí trên website của Nhà xuất bản. Với một thao tác quét mã QRcode trên bìa sau cuốn sách, người đọc sẽ truy cập được bản điện tử tương ứng.
" alt=""/>Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng 7 ngoại ngữGọi là "chế định" bởi nó bao gồm tất cả những gì Hiến pháp và pháp luật quy định về nhiệm vụ và quyền hạn, chức năng của Chủ tịch nước.
Và tôi cũng có dịp luận giải với nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rằng, Chủ tịch nước chính là người nắm giữ quyền lực mềm, bao gồm các giá trị đạo đức được ông thể hiện qua hình ảnh công chúng của mình.
Quyền lực đạo đức tỏa ra từ tình thương yêu, sự cao thượng, lòng bao dung và cách hành xử mẫu mực. Nhờ sự lôi cuốn của những phẩm chất này mà Chủ tịch nước có thể dẫn dắt cả dân tộc. Đây chính là quyền lực mềm của chế định Chủ tịch nước. Lấy Hồ Chủ tịch làm ví dụ. Bác bỏ gạo của mình vào hũ để tiết kiệm, hàng triệu người đã noi theo chứ không cần ra lệnh cho ai cả.
Tôi đã nói đại ý rằng, người có uy tín cao thì có quyền lực mềm và có thể dẫn dắt nhân dân. Lắng nghe tôi một cách chăm chú, nguyên Chủ tịch nước đã không trực tiếp phản bác. Song, có lẽ ông cảm nhận được rằng để có được quyền lực đạo đức không hề dễ. Ông nhận định: "Phải ở tầm cỡ Bác Hồ mới có thể dẫn dắt dân tộc bằng sức mạnh đạo đức".
Quyền lực mềm không quy định thành văn trong Hiến pháp và pháp luật, nhưng nó là quyền lực thực tế hiển hiện và tác động rất lớn.
Từ khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là yếu nhân thứ ba được bầu làm Chủ tịch nước, sau cựu Chủ tịch nước Trần Đại Quang và nguyên Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một số quyền năng cho Chủ tịch nước. Tuy nhiên, xét về cơ bản, Chủ tịch nước theo Hiến pháp này vẫn khác với Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946.
Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 gần với chế định tổng thống trong mô hình tổng thống lưỡng tính. Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 2013 lại gần với chế định tổng thống trong mô hình đại nghị, hay còn gọi là mô hình thủ tướng chế.
Ở mô hình thứ nhất, quyền hành pháp được phân chia giữa tổng thống với thủ tướng. Ở mô hình thứ hai, quyền hành pháp nằm trong tay thủ tướng. Tổng thống không nắm quyền hành pháp, nhưng lại là nguyên thủ quốc gia nắm giữ quyền lực đạo đức và là biểu tượng cho sự thống nhất và toàn vẹn của đất nước, ví dụ như tổng thống Đức, Israel.
Khó có thể khẳng định chế định chủ tịch nước được thiết kế theo mô hình nào trong hai mô hình trên sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế trên thế giới, số lượng các nước thịnh vượng có chế định chủ tịch nước theo mô hình đại nghị đang áp đảo, như Đức, Nhật, Singapore, Anh, Australia, New Zealand, Canada, Thụy Điển, Đan Mạch, Israel...
Nhà nước Việt Nam không hẳn được thiết kế nhất quán theo mô hình nào trong hai mô hình trên. Tuy nhiên, do Hiến pháp quy định quyền hành pháp nằm trong tay Thủ tướng và Chính phủ nên tất yếu có nhiều tương đồng với mô hình đại nghị trong việc vận hành chế định Chủ tịch nước.
Vậy, Chủ tịch nước của chúng ta sẽ làm gì?
Trước hết, Chủ tịch nước là người đại diện cao nhất cho chủ quyền quốc gia, là biểu tượng cho sự thống nhất và toàn vẹn đất nước. Theo Hiến pháp 2013: "Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại".
Thực ra, để thực hiện được chức năng này, điều quan trọng là phải để Chủ tịch nước đứng trên những toan tính về phân chia quyền lực, phân chia cơ hội và ngân sách. Người Anh đòi hỏi Nữ hoàng - nguyên thủ quốc gia của họ - phải đứng trên chính trị là vì vậy.
Dù không có quyền lực chính trị, nhưng Nữ hoàng Anh hay hoàng đế Nhật, tổng thống Đức là biểu tượng của sự mẫu mực, niềm tự hào và sự đoàn kết dân tộc. Ngược lại, vua của Thái Lan gần đây không hành xử đủ gương mẫu, người dân không nghe, chế định đó bị hủy hoại.
Thứ hai, Chủ tịch nước đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong lễ nghi nhà nước. Ở tầm quốc gia, không có sự tham gia của Chủ tịch nước không thể có được phẩm cấp và sự long trọng cần thiết. Ngoài ra, cho dù các nhân sự cấp cao phần lớn đã được quyết định theo quy trình trước khi Chủ tịch nước chính thức bổ nhiệm, thì thiếu sự bổ nhiệm của Chủ tịch nước, vẫn không thể có được sự chính danh.
Thứ ba, Chủ tịch nước là "van an toàn" của hệ thống. Do không trực tiếp phân chia các lợi ích, nên Chủ tịch nước không bị rơi vào tình thế người được phân chia phần hơn thì yêu, kẻ được phân chia phần ít thì giận. Nhờ đó, ông dễ được dân qúy và có thể tháo ngòi nổ khi xảy ra bất ổn xã hội.
Người được chọn làm Chủ tịch nước phải có đạo đức. Đạo đức chính là sức mạnh của vị trí này.
Cuối cùng, Chủ tịch nước trong mô hình thể chế của chúng ta còn có vai trò rất lớn đối với quyền lực tư pháp. Lý do là vì Chủ tịch nước luôn được Bộ chính trị phân công chỉ đạo ngành Tư pháp.
Với sức mạnh mềm được mặc định của mình, Chủ tịch nước hơn ai hết đang được dân chúng trông đợi có thể thúc đẩy những cải cách để công lý được bảo đảm cho mọi người dân đất Việt cũng như giữ gìn lòng tin và sự quý trọng của đồng bào.
Nguyễn Sĩ Dũng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Quyền lực mềm của Chủ tịch nước