
Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT từ các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội... kiến nghị cần hoàn thiện cơ chế chính sách cho CNTT như chính sách ưu đãi, phát triển nhân lực.Chia sẻ trong cuộc họp báo cáo tình hình triển khai tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT sáng nay, 13/7, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng thẳng thắn thừa nhận, sau 10 năm ban hành, đã nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc tại các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức khi triển khai Luật CNTT trong thực tế.
Đó có thể là sự chồng chéo giữa nhiều văn bản, quy định hiện hành, khiến địa phương, doanh nghiệp lúng túng không biết phải "theo ai", đó cũng có thể là sự thiếu liên thông giữa các cơ sở dữ liệu của địa phương, bộ, ngành...Nguồn kinh phí cho ứng dụng và phát triển CNTT còn hạn hẹp, hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật vẫn còn thiếu, hoặc đã có chủ trương trong Luật nhưng lại chưa được triển khai đầy đủ như ưu đãi cho công nghiệp, nhân lực CNTT....
 |
Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT của các đơn vị tập trung đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách cho lĩnh vực này. |
Thứ trưởng Hưng khẳng định, dịp tổng kết 10 năm Luật CNTT chính là cơ hội để khắc phục, giảm thiểu những bức xúc đó. Tuy nhiên, nội dung tổng kết nên tập trung vào hai lĩnh vực là ứng dụng CNTT và công nghiệp CNTT, tránh đi sâu đánh giá, tổng kết những mảng như hạ tầng CNTT, An toàn thông tin... đã có Luật riêng quy định.
Theo phân công của Bộ TT&TT, có 8 đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng các Báo cáo tổng kết Luật CNTT là Vụ CNTT, Cục Tin học hóa, Cục ATTTT, Vụ Pháp chế, Vụ KHCN, Vụ Hợp tác Quốc tế, Thanh tra Bộ. Một số đơn vị được giao phối hợp gồm có Viện Công nghiệp phần mềm & Nội dung số, Cục Viễn thông, VNNIC. Thời hạn nộp báo cáo là ngày 30/6 vừa qua. Tuy nhiên, theo Vụ CNTT, tính đến ngày 12/7 thì mới có 4 đơn vị gửi báo cáo về cho Vụ là Cục Tin học hóa, Cục ATTT, Thanh tra và VNNIC.
Đối với các Bộ, ngành khác, cũng tính đến thời điểm nói trên, mới có 8 đơn vị gửi báo cáo là Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và Thông tấn xã Việt Nam. Tương tự, cũng mới chỉ có 26/63 tỉnh, thành phố gửi báo cáo. Nhiều địa phương trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng chưa có báo cáo. 7 doanh nghiệp, hiệp hội đã gửi báo cáo là Hiệp hội An toàn thông tin VNISA, Tập đoàn VNPT, Ngân hàng Quân đội, Tổng công ty Đường sắt VN, Tổng công ty Hàng không VN, Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng BIDV.
Tổng hợp từ các báo cáo đã có, Vụ CNTT cho biết, các đề xuất nói chung tập trung vào việc cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CNTT cho phù hợp hơn với thực tế ứng dụng và phát triển CNTT hiện nay. Bên cạnh đó, một số đề xuất xoay quanh vấn đề hoàn thiện cơ chế chính sách cho CNTT như chính sách ưu đãi, phát triển nhân lực, các quy định về quản lý đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật...
Trong thời gian tới, Vụ CNTT dự kiến sẽ tiếp tục tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan, tập trung xác định những bất cập chính, các khó khăn và kiến nghi, đề xuất bổ sung nội dung Luật bên trong những báo cáo này. Trong tháng 7 và tháng 8, Vụ có thể sẽ tổ chức những Hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước để góp ý cho Luật. Ngoài ra, một đoàn công tác nhằm đánh giá tình hình triển khai tổng kết Luật tại Hà Giang và Yên Bái cũng sẽ được tổ chức.
Phiên bản dự thảo lần 4 của Báo cáo tổng kết sẽ được hoàn thiện trong tuần đầu tháng 9 để có thể kịp lấy ý kiến, chỉnh sửa và công bố Báo cáo trong Quý IV/2016.
T.C
" alt=""/>Đề xuất bổ sung nhiều ưu đãi, cơ chế vào Luật CNTT

|
Thành công lớn đầu tiên của Pichai đến sau khi Google gặp phải một tình cảnh vô cùng "éo le": Đối thủ của họ là Microsoft công bố đổi công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt IE sang Bing. Thời điểm vào năm 2006 đó, gần như ai cũng dùng IE để duyệt web. Pichai được giao trách nhiệm phải lật lại ván cờ. Giải pháp của anh lúc này chính là "Google Toolbar" - một công cụ mà các nhà sản xuất PC cài đặt trực tiếp trên máy tính và trình duyệt web trên máy.
Pichai sau đó được giao phụ trách phát triển trình duyệt Chrome. Tất cả những thành công ban đầu này là nhờ vào 2 phẩm chất: ông trở thành một chính trị gia bậc thầy bên trong Google và cả trong ngành công nghệ; Page cũng nổi tiếng với khả năng hợp tác với các công ty khác để phát triển sản phẩm cho công ty mà không gây "thù oán" với ai.
Pichai còn có mối quan hệ thân thiết với Larry Page. Một số người bắt đầu xem ông là "người đại diện" của Page, hiểu được Page muốn gì và thực hiện các ý muốn đó, kết nối công việc giữa các nhóm trong Google.
Ông cũng nổi tiếng với những tầm nhìn chiến lược của riêng mình với những ý tưởng rõ ràng về cách làm như thế nào để Google phát triển các dịch vụ của mình, từ việc áp dụng trí tuệ nhân tạo/máy học cho tới cách làm thế nào để mobile web cho tốc độ nhanh hơn.
Phong cách của Pichai là ngồi khá lặng lẽ trong các cuộc họp và lắng nghe mọi người, sau đó đưa ra một ý tưởng có ích cho bất cứ ai trong phòng.
Pichai cũng nổi tiếng với một bộ nhớ cực giỏi, đặc biệt là các con số. Ông từng trình diễn khả năng này tại các cuộc họp.
Pichai là người có phong cách ăn nói trầm ấm nhưng lại nghĩ và nói chuyện rất nhanh.
" alt=""/>Thói quan liêu và những điều không như mơ khi làm việc ở Google
 chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội. ICT Comm 2016 cho thấy sức mạnh tiềm ẩn của nhiều đơn vị công nghệ Việt Nam.<br /></strong>Được coi là triển lãm ngành ICT lớn và uy tín nhất Việt Nam, sáng 20/7/2016 hơn 300 chuyên gia công nghệ hàng đầu cùng lãnh đạo Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công Thương và quan khách quốc tế đã có mặt tại Trung tâm Triển lãm Quốc Tế I.C.E Hà Nội tham gia khai mạc, các buổi tọa đàm và gian hàng nằm trong khuôn khổ triển lãm.<br /><br /></p><table width=)
 |
|
ICT comm 2016 có sự tham gia của 300 gian hàng thuộc 150 doanh nghiệp đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hồng Kông, Úc, Thụy Sĩ, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ và nhiều doanh nghiệp công nghệ uy tín của Việt Nam như VNPT Technology, Viettel, FPT…
 |
Phó chủ tịch tập đoàn VNPT giới thiệu với lãnh đạo Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Công Thương về sản phẩm đầu thu kỹ thuật số DVB-T2 do VNPT Technology sản xuất. Sản phẩm DVB-T2 được VNPT Technology nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam hiện đang cung cấp cho Đề án số hóa truyền hình Chính phủ tại 33 tỉnh thành phố trên cả nước. |
 |
|
Ngoài các sản phẩm công nghệ cao được sản xuất trong nước, ICT Comm 2016 còn thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị nghiên cứu, phát triển các nền tảng công nghệ cao như IOT, Big Data, Cloud.
Ông Nguyễn Anh Hoàng - Giám Đốc trung tâm IOT VNPT Technology chia sẻ với khách tham quan về nền tảng IoT – Smart Connected Platform do đơn vị phát triển.
Ông Hoàng cho biết: SCP là một nền tảng mở và duy nhất kết nối vạn vật cung cấp dịch vụ End - to - End. Với SCP và bộ giao diện lập trình ứng dụng (API) mở được VNPT Technology cung cấp, các nhà phát triển ứng dụng có thể chủ động phát triển ứng dụng trong mọi lĩnh vực chạy trên các thiết bị đã chứng thực. VNPT Technology cũng giới thiệu các nền tảng ứng dụng trên nông nghiệp, nhà máy, gia đình, giao thông tại triển lãm.
 |
|
Ngoài các ứng dụng và sản phẩm công nghệ được giới thiệu, VNPT Technology cũng cho phép các nhà phát triển xâm nhập trực tiếp vào hệ thống nền tảng IoT và phát triển các ứng dụng nhỏ ngay tại triển lãm với thách thức Iot Challenge - Do you Dare?
 |
Ứng dụng IoT tại gian hàng VNPT Technology dành cho nông nghiệp sạch nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo khách tham quan. |
 |
Trải nghiệm sản phẩm Vivas Lotus - dòng điện thoại made in Việt Nam của VNPT Technology, nhiều bạn sinh viên công nghệ tỏ ra ngạc nhiên vì các thiết kế khá đẹp mắt, tiện dụng với giá cả phải chăng. |
Triển lãm ICT Comm sẽ diễn ra trong 3 ngày 20 - 22/7/2016, ngoài chương trình triển lãm ICT Comm cũng có các phiên hội thảo, tọa đàm khoa học với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành ICT tại Việt Nam.
Thông tin về triển lãm vui lòng truy cập: http://ictcomm.vn/homepage.php
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Công nghệ Việt lên ngôi tại triển lãm ICT Comm 2016