Tuy nhiên, quãng thời gian “đổi đời” của Man City thực tế mới chỉ kéo dài hơn 10 năm. Trước đó, nửa xanh thành Manchester chỉ là đội bóng yếu trong kỷ nguyên Premier League. Họ liên tục lên xuống hạng. Năm 1998, Man City thậm chí rơi xuống League One (hạng 3 Anh).
![]() |
Joe Royle xuất sắc nhưng không kịp cứu Man City |
Đó là thời kỳ đen tối của Man City khi họ xuống hạng 2 lần trong 3 năm. Sau khi xuống hạng ở Premier League năm 1996, Man City chỉ trụ lại ở Championship 2 mùa. Đây cũng là giai đoạn chứng kiến Man City sa thải HLV một cách điên cuồng. Họ sa thải Alan Ball khi mùa giải 1996-97 bắt đầu, nhưng người thay thế Steve Coppell cũng chỉ tồn tại được vài tuần lễ.
Sau Coppell, Frank Clark giúp Man City kết thúc Championship ở vị trí 14 và giữ được ghế. Tuy nhiên, đến tháng 2 năm 1998, Frank Clark cũng bị sa thải để nhường chỗ cho cựu HLV Everton, Joe Royle.
Man City đã cố gắng chạy trốn “tử thần” cho đến vòng cuối cùng diễn ra vào ngày 3/5/1998. Trước vòng cuối cùng, Man City có 45 điểm, chỉ kém Port Vale, Portsmouth và Stoke City đúng 1 điểm. Đội bóng của Royle đã có màn trình diễn trên cả mong đợi khi đè bẹp Stoke City 5-2 ngay trên sân khách, nhưng họ vẫn phải xuống hạng vì Port Vale và Portsmouth cũng giành được 3 điểm.
Joe Royle sau đó tiếp tục dẫn dắt Man City trở lại hạng nhất vào năm 1999 và thăng tiếp lên Premier League 1 năm sau. Thế nhưng, ông cuối cùng vẫn bị sa thải vì Man City lại rớt hạng ở mùa giải 2000-2001.
Thiên Bình
" alt=""/>Ngày này năm xưa 3/5: Man City rớt xuống giải hạng 3Nếu đang sử dụng Gboard, bạn không cần thao tác rườm rà như thế. Lý do là vì Google đã tích hợp công cụ Translate (Dịch) trực tiếp vào ứng dụng bàn phím của hãng. Công cụ Translate (Dịch) tích hợp trên Gboard có khả năng dịch ngôn ngữ theo thời gian thực, giúp bạn nhập liệu, đồng thời dịch sang ngôn ngữ bạn muốn nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Mặc định, công cụ Translate (Dịch) bị ẩn bên trong trình đơn của Gboard, nhưng bạn có thể kích hoạt và sử dụng nó theo hướng dẫn dưới đây.
Mở ứng dụng bất kỳ, chẳng hạn Zalo hay Messenger, sau đó chạm vào trường nhập liệu để mở bàn phím Gboard. Kế đến, bạn bấm nút hình ba dấu chấm ở phía trên góc phải, chọn công cụ Translate (Dịch), và cấp cho có các quyền cần thiết, Gboard cần những quyền này để hoạt động.
![]() |
Mẹo: Bạn có thể nhấn và giữ lên nút Translate (Dịch), sau đó kéo và thả nó vào thanh trình đơn ở trên cùng của bàn phím. Làm vậy, nút Translate (Dịch) sẽ luôn luôn hiển thị trên thanh trình đơn giúp bạn truy cập nó nhanh và dễ hơn mỗi khi cần.
![]() |
Tiếp theo, bạn chọn ngôn ngữ bạn muốn dịch sang từ thanh công cụ xuất hiện ở trên cùng của bàn phím.
Bây giờ, tất cả những gì bạn cần làm là nhập những gì mình muốn nói vào ô nhập liệu, Google Translate sẽ dịch tất cả những gì bạn nhập theo thời gian thực. Văn bản kết quả sẽ tự động xuất hiện trong ô nhập liệu đích nên bạn không cần thao tác nào khác, rất tiện lợi.
![]() |
Lưu ý: Thử nghiệm cho thấy, văn bản kết quả được dịch từ Google Translate chỉ ở mức tạm chấp nhận được. Bởi vậy, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên sử dụng nó cho mục đích tán gẫu vui vẻ, không nên sử dụng nó trong các cuộc hội thoại quan trọng.
Ca Tiếu (theo Gadget Hacks)
Bàn phím ảo Gboard của Google vừa được bổ sung chế độ tối (Dark mode). Sau đây là cách bật giao diện tối này.
" alt=""/>Cách chat với người nước ngoài khi bạn không biết tiếng Anh