Ghét lửa, ông Quang An biến xe máy thành phương tiện đặc trị các vụ cháy trong hẻm nhỏ, biến ca nô thành xe cứu hỏa đường sông.
" alt=""/>Đội tình nguyện viên đặc biệt tại Hải Dương![]() |
Khasi là một bộ tộc khá đông ở Ấn Độ với khoảng 1,41 triệu người, phân bố khắp các vùng miền thuộc tiểu bang Meghalaya. Người Khasi theo truyền thống mẫu hệ. Phụ nữ làm chủ gia đình, con gái út có quyền thừa kế và trách nhiệm phụng dưỡng mẹ cha già. |
![]() |
Thế nhưng, điều khiến ngôi làng này trở nên đặc biệt là việc người dân liên lạc với nhau bằng cách huýt sáo thay vì gọi tên. Tại Kongthong, khi đứa trẻ chào đời, người mẹ sẽ sáng tạo ra một giai điệu huýt sáo dành riêng cho con có tên là jingrwai lawbei. Đây sẽ là tên gọi và dấu hiệu nhận biết của đứa trẻ trong suốt cuộc đời. |
Theo đó, các bà mẹ thường mượn âm thanh của tự nhiên như mưa, gió, tiếng thác nước, tiếng chim hót… rồi biến tấu và sáng tạo thành làn điệu riêng cho con cái. Tên gọi thường dài từ 30-60 giây và không được trùng với bất cứ tên nào của người trong làng, kể cả người đã khuất.
Mỗi người trong làng Kongthong có 2 tên giai điệu. Một là tên ngắn có độ dài khoảng 5-6 giây, được dùng ở nhà hay trong làng giống như tên thân mật. Cái còn lại là tên đầy đủ jingrwai lawbei, thường được huýt gọi khi các cư dân săn bắt, hái lượm ở trong rừng. |
![]() |
Đây là một truyền thống lâu đời của làng Kongthong và đặc biệt có ích trong những cuộc săn bắn. Khi một nhóm người đi săn, họ dùng những âm thanh này để cảnh báo đồng đội mà không khơi dậy sự tò mò của các nhóm khác có thể cũng đang nhắm tới con mồi đó. |
![]() |
Bản thân người làng Kongthong không biết truyền thống gọi tên bằng cách huýt sáo này có từ bao giờ, chỉ biết rằng người trong làng đã liên lạc như vậy từ hàng trăm năm nay. |
![]() |
Nguồn gốc của truyền thống này vẫn là một bí ẩn. Theo truyền thuyết của làng, trong rừng Meghalaya có những ác quỷ chuyên nghe trộm tên người. Nếu ai bị ác quỷ biết tên thật, họ sẽ bị "quỷ vật" đến ốm liệt giường. Vì thế, người Khasi ở đây bèn nghĩ ra cách đặt tên không cần từ, ngân nga nó thành điệu nhạc. Và để chắc chắn ác quỷ không học lỏm được giai điệu này, họ gọi nhau bằng cách huýt sáo. |
Dù những cái tên không có lời nhưng các cư dân ở đây không bao giờ gọi nhầm tên nhau. Một người phụ nữ 50 tuổi trong làng tự tin rằng có thể nhớ được khoảng 500 giai điệu, tượng trưng cho 500 người.
![]() |
Tiếng huýt sáo không chỉ dùng để gọi nhau, người dân trong làng còn dùng nó như một phương thức giao tiếp trong các lễ tỏ tình. Mỗi mùa hè, vào một đêm trăng tròn, người dân sẽ đốt lửa và tham gia vào một nghi lễ mà ở đó, thanh niên chưa vợ sẽ hát những giai điệu của mình. Người hát hay nhất sẽ được cô gái còn độc thân xinh đẹp nhất làng chọn làm chú rể. |
![]() |
Tuy nhiên, khi thế giới bắt buộc công dân phải có thẻ căn cước, thì người làng Kongthong cũng có tên bình thường. Họ dùng nó trong các giấy tờ nhân thân, ký xác nhận giao dịch… Các bà mẹ ở Kongthong có xu hướng chọn tên tiếng Anh đặt cho con. Song, dù ở đâu thì họ vẫn chỉ thích gọi tên giai điệu. Ngay cả khi bắt gặp nhau ở một thành phố xa lạ, người làng Kongthong vẫn hân hoan huýt sáo để chào hỏi nhau. |
Làng Tiebele trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu ở Burkina Faso (châu Phi) nhờ kiến trúc lưu truyền nhiều đời, mang đậm nét văn hóa độc đáo.
" alt=""/>Ngôi làng kỳ lạ: Người dân không có tên, gọi nhau bằng tiếng huýt sáoGiảm quy mô vì Covid-19
Với mong muốn duy trì một điểm du Xuân cho người dân TP.HCM, đồng thời mang đến những niềm vui trong ngày Tết cho người dân sau một 1 gặp nhiều khó khăn dưới tác động của dịch bệnh, Hội hoa Xuân Phú Mỹ Hưng Tết Tân Sửu vẫn sẽ được tổ chức với quy mô đơn giản, nhỏ hơn so với các năm trước và triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Về quy mô tổ chức, các năm trước, Hội hoa Xuân Phú Mỹ Hưng được tổ chức trên diện tích rộng lớn, khoảng 10ha, với 4 hạng mục lớn là: Đường Xuân, Bến Xuân, Vườn Xuân và Chợ Xuân. Năm nay, Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng tết Tân Sửu chỉ còn giữ lại 2 hạng mục là: Đường Xuân (trang trí cung đường Hồ Bán Nguyệt cho khách tham quan) và Chợ Xuân (khu vực bày bán hoa, kiểng, gian hàng thương mại …), với diện tích khoảng 3 ha.
![]() |
Phối cảnh cổng Torii tại khu vực Tết Nhật Bản. |
Trên Đường Xuân, các tiểu cảnh trang trí cũng sẽ được bố trí với khoảng cách xa, các lối đi được mở rộng, để khách du Xuân có được không gian lưu lại những khoảnh khắc đẹp, đồng thời đảm bảo khoảng cách an toàn. Khách tham quan Hội hoa Xuân Phú Mỹ Hưng được yêu cầu đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế như: đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, sử dụng nước rửa tay sát khuẩn được bố trí ở các cổng ra vào… Trong khu vực tổ chức, nhiều bảng thông tin về cách phòng chống Covid-19 cũng sẽ được bố trí để hướng dẫn du khách.
![]() |
Phối cảnh cổng tre. |
Đại diện BTC Hội hoa Xuân Phú Mỹ Hưng cho biết: “Chắc chắn việc giảm quy mô sẽ làm cho Hội hoa Xuân Phú Mỹ Hưng năm nay không thể rực rỡ, hoành tráng và đẹp mắt so với các năm trước. Tuy nhiên đó là cách để hạn chế sự tập trung của khách tham quan, một trong những biện pháp cần thiết trong phòng chống Covid-19. Hy vọng du khách tham quan Hội hoa Xuân Phú Mỹ Hưng Tết Tân Sửu sẽ cảm thông và chia sẻ với những nỗ lực của BTC trong tình hình dịch bệnh; đồng thời tuân thủ các biện pháp chống dịch theo đúng quy định”.
![]() |
Phối cảnh nhà cổ Hội An. |
Không kém tưng bừng với “Sắc Xuân hội ngộ”
Chủ đề “Sắc Xuân hội ngộ” xuất phát từ ý tưởng Tết là thời khắc của sum vầy, thời khắc để hướng về gia đình, quê hương, nguồn cội. Năm nay, Hội hoa Xuân Phú Mỹ Hưng sẽ mang đến những không gian trang trí với hình ảnh Tết ở 3 miền Bắc - Trung – Nam với những: tiểu cảnh mô phỏng chợ Bến Thành, phố cổ Hội An hay gian nhà 3 gian đặc trưng của Bắc bộ... Cùng với đó, không thể thiếu những hình ảnh dung dị, gần gũi, mang lại những cảm xúc Tết xưa như: xe thồ chở hoa, thuyền hoa, cổng tre, ông đồ, cây nêu ngày Tết …
![]() |
Phối cảnh trống Buk khu vực Tết Hàn Quốc. |
Bên cạnh một không gian Tết đậm chất Việt Nam, năm nay, Đường Xuân Phú Mỹ Hưng cũng sẽ có sự góp mặt của những hình ảnh đặc trưng ngày Tết ở một số quốc gia trong khu vực: khu vực Tết Hàn Quốc với những biểu tượng đặc trưng như: trống buk, túi vải may mắn, dải lụa ngũ sắc…; khu vực Tết Trung Hoa với các tiểu cảnh như: dãy đèn lồng đỏ, cổng chợ đêm, tiểu cảnh nhà Trung Hoa, cầu đi bộ…; khu vực Tết Nhật Bản với những hình ảnh ngày xuân như: cổng torii, đèn Chouchin, vườn hoa anh đào, những chú mèo Maneki neko…
![]() |
Phối cảnh túi vải may mắn tại khu vực Tết Hàn Quốc. |
Theo BTC, việc giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc trong ngày Tết của các quốc gia lân cận thể hiện sự giao lưu, giao thoa văn hóa, góp phần cho du khách trong nước có thêm những trải nghiệm mới; đồng thời giúp cộng đồng khách nước ngoài đang sinh sống tại quận 7 nói riêng, và TP.HCM nói chung thêm ấm lòng khi đón Tết xa nhà.
Ngoài Đường Xuân mở cửa chào đón du khách đến thưởng ngoạn, du xuân; khu vực Chợ Xuân cũng sẽ được duy trì với khoảng 120 gian hàng hoa kiểng và 150 gian hàng thương mại, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân nam TP.HCM trong Tết này.
Tuyết Nhung
" alt=""/>‘Sắc Xuân hội ngộ’ tại Hội hoa Xuân Phú Mỹ Hưng