Chợ Xanh vốn là một khu chợ được giới trẻ truyền tai nhau như một “thiên đường” mua sắm, thời trang giá rẻ cho sinh viên ở Hà Nội. Sinh viên trường ghé vào đây bởi không chỉ nằm cạnh rất nhiều trường đại học lớn của Hà Nội mà còn là nơi cung cấp khá đầy đủ những thứ để phục vụ cho đời sống giới trẻ, từ quần áo, giày dép cho đến túi xách, phụ kiện…
Câu chuyện chưa rõ thực hư đến đâu nhưng đã khiến nhiều người bức xúc với cách hành xử của người bán hàng tại chợ Xanh và ngay lập tức được chia sẻ với không ít nạn nhân của việc đi thử và mua đồ tại đây.
Thậm chí, nhiều sinh viên còn khẳng định bản thân đã gặp phải tình cảnh tương tự và cũng kể từ đó không dám quay lại đây lần thứ 2 bởi cảm giác bất an.
![]() |
Nhiều sinh viên chia sẻ không ít lần gặp thái độ thiếu văn hóa của người bán khi không mua đồ sau khi thử ở chợ sinh viên. Ảnh minh họa. Nguồn: internet. |
Lê Mai, sinh viên ĐHQG Hà Nội chia sẻ: Sinh viên vì không có nhiều tiền để vào shop giá đắt nên thường tụm về chợ Xanh và các chợ sinh viên khác. Nhưng mấy lần nhìn thái độ người bán sau khi không mua hàng rất khó chịu thậm chí là chửi bới mình đi mua đồ cũng luôn trong trạng thái bất an, dè dặt, thậm chí đến một số gian hàng không dám thử nữa.
Hải Đăng, sinh viên Trường ĐH Mỏ-Địa chất kể: “Có lần mình vào chợ sinh viên với đứa bạn, qua quầy quần áo thấy đẹp lấy thử xem nghĩ thoải mái như đi chợ ở quê. Xong hỏi giá hơn 500 nghìn đồng, mình kêu đắt không mua nữa thì người bán trợn mắt, định bước đi thì bị họ kéo lại rồi định đánh mình. Lúc sau phải mua cho quầy đó cái quần 80 nghìn họ mới cho mình đi, mua xong còn chửi mình luôn. Rút kinh nghiệm là đừng nên thử nếu không ý định mua lắm”.
Bạn Thanh Lâm chia sẻ: “Đứa em mình đi mua giày ở chợ Xanh kì kèo giá, ban đầu họ định không bán nhưng có lẽ vì tiếc khách thế là về sau lại bán cho nhưng bán xong thì ăn ngay một cú đá vào mông cùng câu: Biến!”
Bạn Lê Hằng (Thanh Hóa) bức xúc: “Mình cũng gặp tình huống tương tự đến 2 lần rồi. Có lần mình cũng liều mạng nói lý lại, may mà mọi người xung quanh chú ý nhiều quá bà chủ gian hàng sợ không bán được hàng nên mới chịu buông tay mình ra. Sau lần đó không bao giờ mình quay lại nữa luôn”.
Bạn Hoàng Phương, sinh viên Học viện Tài chính kể: “Có lần mình vào thử cái áo xem mặc lên có hợp, chị bán hàng cứ khen lấy khen để là hợp lắm trong khi áo đấy mình mặc hơi rộng. Mình bảo là em không thích và đi thì nhận được ngay cái bĩu môi: “Không thích thì mặc thử làm gì”. Mình nghĩ phải mặc thử nên người xem có hợp hay không thì mới biết như thế nào, nhưng bán hàng thì như thế đấy, không mua là họ nói, họ chửi”.
Bạn Lê Huyền (quê Nghệ An) đồng quan điểm : “Mình cũng gặp rồi, hỏi xong không mua họ chửi hoặc bị ép giá để mua, thậm chí không mua bước ra quầy còn bị thì đốt vía. Đâu phải lúc nào muốn mua món đồ gì đó khi thử xong đều ưng ý cả đâu. Buôn bán như thế thì khách ai còn dám quay lại nữa”.
Trần Mạnh, cựu sinh viên ĐHQG Hà Nội, rất hay mua đồ ở chợ Xanh và chợ sinh viên cách đó không xa mở vào buổi tối chia sẻ bản thân rất bức xúc khi chứng kiến nhiều cảnh sinh viên bị bắt nạt, thậm chí em cũng cũng từng là nạn nhân.
“Không chỉ chợ Xanh mà chợ sinh viên cách đó không xa thường mở vào buổi tối cũng không kém. Hôm nọ mình vừa hỏi giá một cái áo xong, không đủ tiền đành đi mà họ lôi mình quay lại ép lấy bằng được. Lúc đó, mình biết nếu cứ đi thì không ổn nên đành cắn răng mua một áo khác trong gian hàng đó. Vừa rồi đi mua đôi giày thì nhìn thấy một bạn nam bị chủ hàng bán ba lô, túi xách chử té tát.
Mạnh cho biết vì đi chợ sinh viên nhiều nên em không lạ gì những người bán hàng ở đây và rút ra kinh nghiệm là không bao giờ hỏi giá nếu chỉ có ý xem. “Hoặc thật ưng thì hãy hỏi giá, nếu hỏi giá ngay, kiểu gì họ cũng ép mua. Bởi họ cho rằng đầu giò hỏi giá mà không mua thì mất lộc buôn bán trong ngày đó. Các sinh viên mới lên Hà Nội mà đi mấy chợ này thì tốt nhất là chọn những gian có những bạn sinh viên bán thuê, hoặc có ghi giá sẵn đê tránh tai họa”, Mạnh chia sẻ.
Ngoài việc nếu không mua có thể bị đe dọa, hành hung, nhiều sinh viên còn cho hay nhiều trường hợp mặc dù chỉ xác định vào xem thôi chứ không có ý định mua cũng bị ép.
Bạn Mạnh Cường, cựu sinh viên Học viện Nông nghiệp có góc nhìn khác: “Đánh khách hàng là sai rồi nhưng nói đi cũng phải nói lại. Các bạn sinh viên đi mua hàng cũng nên lưu ý để tốt cho cả bản thân và mọi người. Mình nghĩ là nếu đã xác định không mua thì không nên thử. Bởi cứ thử đặt bản thân vào người bán hàng sẽ thấy rất là mất thời gian với những người thử đồ nhiều cuối cùng không mua gì. Chưa kể, việc thử có thể làm bẩn hay giãn quần áo thì đến người sau thử quần áo sẽ không còn mới. Những áo các bạn đã thử và không lấy rất có thể sẽ trở thành hàng thanh lý”.
Qua đó, nhiều sinh viên bày tỏ mong muốn ban quản lý các chợ sinh viên nhắc nhở, chấn chỉnh lại văn hoá của các gian hàng. Có như vậy, sinh viên mới có thể đi mua sắm trong trạng thái thoải mái, cởi bỏ tâm lý bất an.
Thanh Hùng
" alt=""/>Sinh viên thi nhau kể chuyện bị ép, hành hung vì không mua đồ chợTrong khi đó, Quyên – con gái ông Cửu (Đức Khuê) - Chi cục trưởng Hải quan đang chơi bời ở biển và lo bố biết được mình mua xe mui trần thì đột ngột ông Cửu gọi đến. Cô nàng mặc vội chiếc áo sơ mi ra ngoài áo tắm chạy ra một góc để nhận cuộc gọi video từ bố. Quyên nói mình đang ở ngoài học cho thoáng vì trong phòng đông với ồn. Ông Cửu dường như không biết gì và dặn con gái học hành tử tế. Vũ từ xa đã chứng kiến màn kịch này của Quyên.
Còn đại úy Phong (Xuân Phúc) sau khi tìm hiểu thì muốn gia nhập hội rich kids để tiếp cận nhóm của Quyên nhằm điều tra. Phong nói tài khoản của mình vừa lĩnh lương nên có 10 triệu tuy nhiên ngay lập tức anh chàng bị dội gáo nước lạnh khi biết tài khoản cần có số tiền gấp nghìn lần như thế.
Ông Đức tóc bạc (Vĩnh Xương) ỷ thân quen với Chủ tịch tỉnh Đoàn Phát (Mai Nguyên) nên lại tiếp tục tỷ tê kể xấu các sở ban ngành rằng có quá nhiều bất cập, quyết định chồng chéo khiến công ty của Đức không thể lựa để làm. "Tôi sẽ điều chỉnh tất cả những điều cậu vừa nói nhưng cậu hứa với tôi phải hoàn thành dự án trong nhiệm kỳ này", Chủ tịch Phát nói.
Chi tiết tập 21 Đấu trílên sóng VTV1 tối 16/8.
Quỳnh An
" alt=""/>Đấu trí tập 21 đại uý Vũ đút cháo cho Lam trong khách sạnMáy xếp hình
Đây có thể coi là chiếc máy chơi game cầm tay huyền thoại mà mọi gia đình ngày trước đều đã từng có. Đơn giản bởi nó rẻ và các trò chơi trong này thì thuộc dạng “quốc dân”. Những tựa game như xếp hình, đua xe… đều đã trở thành một phần tuổi thơ của thế hệ game thủ 8x và 9x, mặc dù nó không thể hấp dẫn và hoành tráng được khi đặt cạnh các cỗ máy đắt tiền như Gameboy hay Nintendo DS được.
Rambo Lùn
Nhắc đến những tựa game gắn liền với tuổi thơ, đặc biệt là các nền tảng PlayStation và sau đó là PlayStation 2 thì không thể không nhắc đến Metal Slug. Tựa game này còn được gọi bằng cái tên thân mật là Rambo lùn. Đây chắc chắn là một trong các tựa game nhận được tình cảm đặc biệt của rất nhiều người chơi ngày ấy, bởi lối chơi kịch tính, hấp dẫn dựa trên nền tảng đồ họa đáng yêu và ngộ nghĩnh.
Máy chơi game “4 nút”
Hãy lật lại từng trang ký ức, chắp nối từng mảng màu còn vương vấn trong tiềm thức của những ngày hè đổ lửa cách đây hơn 20 năm, trong đầu game thủ hiện lên điều gì? Với nhiều người, chắc hẳn sẽ là hình ảnh về một cỗ máy điện tử bốn nút đỏ trắng thân thuộc, bên cạnh mấy thằng bạn hàng xóm, thanh xuân của game thủ, liệu có phải như thế không?
Với thế hệ game thủ 8x và 9x những ngày thập niên 90, khái niệm game trực tuyến là thứ gì đó lạ lẫm, thậm chí không hề có trong "từ điển" của họ. Những chiếc máy tính chạy Windows 95 hay Windows 98 sau này cũng là điều tương đối xa xỉ. Playstation ư, đó là vật phẩm dành cho "con nhà giàu".
Đại đa số người chơi ngày ấy thân thuộc với những chiếc máy điện tử bốn nút "cắm băng" nho nhỏ, thứ mà với nhiều game thủ được trân quý hơn vàng. Ngày ấy, Mario, Ninja cứu mẹ, Contra... là các tựa game huyền thoại. Hay như Battle City, tựa game đừng làm mê đắm biết bao người chơi, từ già đến trẻ, một sản phẩm hiếm hoi lôi cuốn được cả những "game thủ" lớn tuổi ngày ấy.
Mario
Đối với nhiều game thủ, Mario là một tượng đài, là một nhân vật bất diệt, bất tử trong lòng người chơi nói riêng cũng như làng game thế giới nói chung. Đã trải qua biết bao nhiêu năm, bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu phiên bản Mario ra đời, song nhân vật này vẫn giữ được sức cuốn hút lạ kỳ đối với người chơi trên toàn thế giới. Nói không ngoa khi cho rằng, Mario là nhân vật game có tầm ảnh hưởng mang tính lịch sử.
(Theo Tổ Quốc)
Nhiều tựa game Việt vào top toàn cầu, các doanh nghiệp phát triển game mọc lên nhiều hơn, tạo ra một giai đoạn rực rỡ cho mảng game di động tại Việt Nam.
" alt=""/>Những tựa game huyền thoại gắn liền với tuổi thơ của game thủ Việt, nhìn thôi mà ký ức ùa về