Đất quy hoạch ‘khu dân cư xây dựng mới’ tại TP.HCM sẽ được xây nhà
Sở TN&MT vừa trình UBND TP.HCM dự thảo hướng dẫn về chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực quy hoạch nhóm nhà ở trong các đồ án quy hoạch phân khu.
Việc cho chuyển mục đích sử dụng đất như nói trên không phân biệt thửa đất thuộc quy hoạch chức năng khu dân cư hiện hữu hay khu dân cư xây dựng mới. (Xem chi tiết)
Sắp xét xử lại vụ người dân kiện Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM
Dự kiến ngày 16/11, TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ bà N.V.T (ngụ TP.Thủ Đức) kiện Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM vì không cấp sổ hồng.
Theo đơn kiện, bà T. mua căn hộ tại chung cư Lexington Residence, TP.Thủ Đức vào năm 2016, đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư. Nhưng đến nay, bà T. và hơn 1.500 cư dân tại chung cư này vẫn chưa được cấp sổ hồng.
Hơn 750 căn nhà tại dự án Aqua City đủ điều kiện bán
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa xác nhận 752 căn nhà ở thấp tầng tại dự án Aqua City, xã Long Hưng, TP.Biên Hoà do Công ty TNHH Thành phố Aqua làm chủ đầu tư đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
Trong đó, có 441 căn nhà ở liên kế, 82 căn biệt thự song lập và 58 căn biệt thự sân vườn thuộc Khu I; 171 căn nhà ở riêng lẻ tại Khu V của dự án.
Trước đó, tháng 11/2022, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai huỷ bỏ hai văn bản đã ban hành về điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh với một phần Khu I và Khu V, dự án Aqua City.
Nhà hàng nổi trên hồ Xuân Hương được cho thuê 151 tỷ đồng
UBND TP.Đà Lạt vừa đấu giá thành công quyền thuê nhà hàng Thuỷ Tạ và hơn 3.800m2 đất khu vực hồ Xuân Hương, P.7, TP.Đà Lạt với giá 15,1 tỷ đồng/năm. So với mức giá khởi điểm 3 tỷ đồng/năm, mức đấu giá thành công cao gấp 5 lần.
Người trúng đấu giá là một nhà đầu tư cá nhân ở TP.Hà Nội. Người trúng đấu giá có quyền thuê nhà hàng Thuỷ Tạ và hơn 3.800m2 đất hồ Xuân Hương trong vòng 10 năm, trả tiền một lần. (Xem chi tiết)
Doanh nghiệp buôn gạo muốn đầu tư dự án nghỉ dưỡng 900 tỷ đồng
Công ty TNHH Đầu tư du lịch Magic Life vừa xin chủ trương thuê 19ha đất để lập dự án thương mại du lịch sinh thái, khu biệt thự nghỉ dưỡng, khu dân cư, nhà ở xã hội tại P.7, TP.Đà Lạt. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án này khoảng 900 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Đầu tư du lịch Magic Life chỉ mới vừa thành lập vào tháng 5/2023, vốn điều lệ 20 tỷ đồng và ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp này là buôn bán gạo. (Xem chi tiết)
Lâm Đồng ra ‘tối hậu thư’ cho dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ
Dự án Nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động tại Khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng được tổ chức khởi công vào ngày 23/6/2023. Dự án có quy mô 303 căn nhà ở xã hội và 68 căn nhà ở thương mại, tổng mức đầu tư dự kiến 206 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau lễ khởi công rình rang, Công ty Cổ phần đầu tư Nhà An Bình, chủ đầu tư dự án, không tiến hành xây dựng. UBND tỉnh Lâm Đồng vừa đưa ra thời hạn thi công cho chủ đầu tư này. (Xem chi tiết)
Đại diện trường Đại học Ngoại thương cho biết, chương trình đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh là một môi trường tương tác mở, nghiên cứu sinh tự do khai phóng tiềm năng với sự hướng dẫn tận tình của đội ngũ giảng viên và các nhà khoa học với trang thiết bị hiện đại, cơ sở dữ liệu cập nhật. Ở đây, nghiên cứu sinh có thể tự do đưa ra những ý tưởng, hướng nghiên cứu mới, có thể gắn nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn thông qua mô hình chuyển giao tri thức cho doanh nghiệp, thông qua mô hình mô phỏng quản trị kinh doanh để kiểm chứng các kết quả nghiên cứu.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, chương trình này là nơi trao đổi, chia sẻ và kết tinh những giá trị tinh thông về học thuật quản trị kinh doanh với hệ thống lý thuyết nền tảng cùng với các phương pháp nghiên cứu hiện đại nhằm kết nối sự sáng tạo của nghiên cứu sinh để chuyển hóa từ khai phóng tiềm năng thành các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa và lại tiếp tục kết tinh thành những lý thuyết mang tính học thuật cao. Nghiên cứu sinh được tiếp cận với nguồn cơ sở dữ liệu đa dạng để phục vụ đề tài nghiên cứu và cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại phục vụ tối đa cho nghiên cứu sinh trong thời gian hoàn thành công trình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, chương trình đặt mục tiêu áp dụng các lý thuyết nền tảng trong việc xây dựng các khung nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, giải quyết các tình huống thực tiễn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, ứng dụng kiến thức và kỹ năng mới để thực hiện nghiên cứu, đẩy mạnh công bố nghiên cứu trên các tạp chí uy tín ở trong và ngoài nước. Chương trình là điểm đến cho những nghiên cứu sinh có mong muốn nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới và đóng góp hàm ý thực tiễn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Thông tin liên hệ: Khoa Sau đại học, Tầng 9 nhà A, Trường Đại học Ngoại thương Số 91 Phố Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội Hotline: 035 3901 533 Website: https://sdh.ftu.edu.vn Email: [email protected] Facebook: https://www.facebook.com/khoasaudaihoc.ftu |
Thế Định
" alt=""/>Bệ phóng khai mở tiềm năng tri thức cho nghiên cứu sinh FTUChính điện hình chữ công, gồm Tiền điện - Quang Đức (với ý nghĩa là tài cao, đức độ của vua Lê Thái Tổ sẽ muôn đời tỏa sáng); Trung điện - Sùng Hiếu (tôn sùng đạo hiếu) và Hậu điện - Diên Khánh (vun đúc sự tốt lành của vương triều nhà Lê).
Công trình có kết cấu khung gỗ lim 6 hàng cột, vì chồng rường giá chiêng; trang trí hoa văn trên bề mặt cấu kiện gỗ hình rồng, các linh vật và hoa lá thời Lê chạm nổi, chạm bong một và một số lớp có độ sâu dao động từ 10-20cm.
Chính điện Lam Kinh sau khi phục dựng, tu bổ đã trở thành công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất và phức tạp nhất tại tỉnh Thanh Hóa, với khối lượng gỗ lim cùng tu bổ là hơn 2.000m3.
Đáng chú ý, bên trong chính điện, các đồ thờ, vật dụng được phục dựng và sơn son thếp vàng với giá trị gần 40 tỷ đồng.
Đặc biệt, tới Lam Kinh, du khách sẽ được nghe kể về câu chuyện kỳ lạ, trùng hợp ngẫu nhiên khi xây dựng chính điện.
Trong số 138 cây cột dựng chính điện, chủ yếu là gỗ lim Lào, có một cột chính được lấy từ cây lim từng tồn tại suốt hơn 600 năm trong quần thể di tích Lam Kinh.
Hướng dẫn viên Ban quản lý Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh cho biết, năm 2009, khi khởi công dự án phỏng dựng chính điện Lam Kinh, cây lim cổ thụ cao nhất nhì rừng Lam Kinh, khoảng 600 năm tuổi đang xanh tốt, khỏe mạnh, bất ngờ trút hết lá, khô cành. Nửa năm sau cây chết, đúng lúc thiết kế thi công chính điện Lam Kinh vừa hoàn thành.
Sau khi báo cáo sự việc tới UBND tỉnh Thanh Hóa, cây lim đã được chặt hạ. Đặc biệt, dù có tuổi thọ lâu đời, cây lim không bị tiêu tâm (rỗng ruột), vẫn đặc nguyên khối. Đường kính thân cây là 82cm, trùng khít với chân đế đá cột cái chính điện xưa để lại, ngọn cây vừa với chân tảng cột quân, 2 nhánh cây đủ làm một cột con và một thượng lương.
Nhiều giả thiết được đưa ra, trong đó các nhà khoa học lâm nghiệp và tâm linh cho rằng tuổi cây lim có thể trùng với tuổi vua Lê Lợi, hoặc thời điểm ông dựng cờ khởi nghĩa, hay là khi ông lên ngôi hoàng đế.
Vì thế, khi đưa vào công trình, cây lim được định vị là cột cái trong công trình, đặt trong hậu điện (nơi nghỉ ngơi của vua), là chốn linh thiêng hạn chế người ra vào. Khi dựng 138 cột trong chính điện, cột cái được dựng lên đầu tiên, đứng gần long sàng - nơi ngủ của vua Lê Lợi, như canh giấc ngàn thu cho vua.
Cũng theo hướng dẫn viên, Ban quản lý khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh nhiều lần trồng cây lim nhỏ thay thế vào gốc cũ, nhưng không sống được.
Những sự trùng hợp liên tiếp khiến người ta tin rằng, cây lim đã 'hiến thân' mình để xây Chính điện Lam Kinh.
Lam Sơn là nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau 10 năm (1418-1428) kháng chiến trường kỳ đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Thăng Long (Hà Nội) lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt.
Nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn. Để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, thái hoàng, thái hậu, nơi cử hành những nghi lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng. Lam Sơn được coi là "kinh đô thứ hai" của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội.
" alt=""/>Bí ẩn cây lim 'hiến thân' và cung điện dát vàng tại Lam Kinh