Game thủ tự nhiên mất quyền và mất tiền
Như tin đã đưa, ngày 23/08 vừa qua Sở TT&TT TP.HCM đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet chặn game Đột Kích tại TP.HCM với lí do có nhiều hình ảnh bạo lực. Yêu cầu này có thể sẽ khiến nhiều game thủ không có cơ hội chơi game Đột Kích và có nguy cơ mất trắng số tiền họ đã bỏ vào chơi game trong hơn 2 năm qua.
Đột Kích là một game mặc dù miễn phí, tuy nhiên để cạnh tranh với những người chơi khác, game thủ phải bỏ ra một số tiền hằng tháng cũng không hề nhỏ. Theo tính toán của một game thủ chơi game này lâu năm, để nhân vật của mình cạnh tranh được với người khác, một game thủ trung bình mỗi tháng phải mua các thiết bị hỗ trợ cho nhân vật như áo giáp, hồi sinh nhanh, mũ… cỡ khoảng 200 đến 300 ngàn đồng. Những người muốn trang bị nhân vật, súng xịn có khi phải bỏ khoảng 1 triệu đến 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Với số tiền đã bỏ ra như thế, việc các game thủ phản ứng lại với quyết định của Sở TT&TT TP.HCM là một điều khó tránh khỏi.
“Mình không hiểu tại sao game lại bị chặn vô lí như thế, rõ ràng những hành vi bạo lực trong game nhà phát hành đã sửa lại rồi. Với lại bọn mình được quyền chơi game đó chứ vì game đã được duyệt tồn tại 2 năm nay có sao đâu. Trước đến giờ cũng bỏ cả chục triệu vào game, chặn vậy ai sẽ đền bù cho mình đây vì đâu phải doanh nghiệp ngưng phát hành game đâu mà yêu cầu họ đền bù”, game thủ Nguyễn Quang Vinh cho biết.
Lê Đình Nam, game thủ 20 tuổi, tại TP.HCM cũng tỏ ra bực bội: “việc làm của Sở TT&TT TP.HCM rõ ràng vi phạm đến quyền lợi của game thủ bọn mình quá. Mình đã trên 18 tuổi thì có quyền được làm gì mình thích chứ, hơn nữa Đột kích theo các tổ chức đánh giá game uy tín trên thế giới đều xếp là game dành cho lứa tuổi trên 15, vậy tại sao lại cấm bọn mình không được chơi nó. Hi vọng cơ quan chức năng sẽ xem lại vấn đề quyền lợi của bọn mình. Nếu chặn game đó thì số tiền game thủ bỏ ra chơi game từ trước đến nay sẽ phải giải quyết như thế nào đây, có ai bồi thường cho người chơi chúng tôi hay không?”.
" alt=""/>Khi game thủ bị tước mất quyền chơi gameTheo nhiều phản ánh mà phóng viên Báo ĐBVN đã nhận được, có những tin nhắn quảng cáo dịch vụ cầm đồ SIM với những lời “có cánh” của một người tên Tuấn về loại hình mới này. Lần theo số điện thoại trong tin nhắn, chúng tôi đã liên lạc được với anh Tuấn và được anh khẳng định: “Đúng là mình mới mở loại hình cầm đồ SIM đẹp.”
Theo anh Tuấn, anh chỉ cầm đồ SIM số đẹp của 3 mạng VinaPhone, MobiFone và Viettel mà thôi. Sau khi đọc số điện thoại mình muốn cầm đồ 09….8888, ngay lập tức, anh Tuấn định giá SIM này chỉ có thể "cầm" với giá 25 triệu đồng. Khi chúng tôi tỏ ra băn khoăn với mức giá này thì anh Tuấn cho biết, dịch vụ của anh là dịch vụ cầm đồ chứ không phải dịch vụ bán SIM nên chỉ có thể trả với mức giá như vậy. “Nếu anh muốn số tiền nhiều hơn thì chỉ có cách là cầm đồ SIM đẹp hơn chứ không thể đòi giá cao hơn được”, anh Tuấn cho biết thêm.
Còn về thủ tục cầm đồ, anh Tuấn cho hay, "khách cầm đồ sẽ phải ra làm hợp đồng chuyển quyền sở hữu SIM số đẹp của mình cho anh và khi nào muốn lấy SIM lại thì sẽ mang hợp đồng này ra để chuyển nhường quyền sử dụng lại như cũ".
" alt=""/>Cầm đồ SIM đẹp: Cẩn thận kẻo mất oan