
Đáp lại, Wang nói: "Em đồng ý".
"Tôi thông báo rằng Wang Lingling và Qin Dushan đã chính thức là vợ chồng. Tôi hy vọng hai bạn sẽ dành trách nhiệm và sự nhiệt huyết của mình vào công việc gian khó phía trước. Chúc bạn hạnh phúc", "chủ hôn" là một đồng nghiệp của hai người phát biểu.
.png) |
Đôi trẻ tiến hành nghi thức đám cưới qua điện thoại. |
Đó là nghi thức đám cưới đơn giản qua màn hình điện thoại của đôi trẻ ngày 1/2. Trong khi Qin làm cảnh sát cứu hỏa, Wang làm y tá. Họ hiện cùng nhận nhiệm vụ chống dịch ở Tứ Xuyên, Trung Quốc song không thể gặp mặt nhau.
Trước đó, đôi trẻ sau 2 năm yêu đã đi đăng ký kết hôn vào 2/1 và dự kiến tổ chức đám cưới vào 1/2 song phải hoãn lại vì dịch bệnh bùng phát, theo The Paper.
 |
Wang và Qin sẽ tổ chức đám cưới chính thức sau khi tình hình dịch ổn định. |
Ý tưởng thực hiện đám cưới qua điện thoại đến từ Wang. Mục đích là để không bỏ lỡ ngày đẹp mà hai người đã chọn và cũng để khích lệ tinh thần làm việc của cả hai giữa thời điểm khó khăn.
"Sau khi hết dịch, chúng tôi vẫn sẽ tổ chức một đám cưới chính thức để mời bạn bè, họ hàng tới chung vui", Qin cho biết.
Dù chỉ diễn ra 5 phút với sự chứng kiến của 10 người, không hoa, không nhẫn và nhìn nhau qua màn hình điện thoại, Qin và Wang bày tỏ cảm thấy hạnh phúc và coi đây là một kỷ niệm đáng nhớ.
Giữa tình hình phức tạp của dịch bệnh, chủ trương hoãn đám cưới, đơn giản hóa lễ tang để tránh tụ tập đông người cũng được chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc vận động người dân.
Đối với những gia đình vẫn muốn tổ chức đám cưới, các hoạt động được khuyên nhanh gọn, đơn giản, không mời khách và sử dụng khẩu trang vệ sinh.
" alt=""/>Đám cưới qua video call vì bị ngăn cách bởi virus corona

- “Hoa quả loại to, bóng, mịn màng... thì đều có hóa chất. Bán thì bán nhưng đừng có dại mà ăn vào phát bệnh”, chị Nguyễn Thị M, một người bán hoa quả lâu năm ở chợ đầu mối Long Biên tiết lộ.Càng đẹp mã thì... càng độc
Trước thực tế của dư luận đang hoang mang về việc nhiều loại hoa quả như lê, táo, đào… để từ 6 đến 9 tháng mà không hỏng thậm chí vỏ vẫn láng bóng, mịn và có màu đẹp mắt. PV VietNamNet đã đến thực tế tại một số điểm chợ đầu mối chuyên cung cấp các loại hoa quả ở Hà Nội để tìm hiểu sự thực.
Sáng sớm có mặt ở chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội), tại đây có rất nhiều loại hoa quả được bày bán. Theo quan sát, các loại quả được bày bán nhiều nhất vẫn là: cam, táo, lê, đu đủ, xoài, thanh long, chuối… vì đang vào vụ. Tuy nhiên trong mỗi loại hoa quả thì lại có các loại giá khác nhau tuỳ vào độ to nhỏ, tươi hay héo…
 |
Nhiều hoa quả càng tươi, ngon đẹp thì càng độc. Ảnh minh hoạ |
Theo chị Trần Thị T, một người bán hoa quả tại đây thì các loại hoa quả ở chợ từ nhiều nguồn đổ về. Chúng lại được phân thành nhiều loại khác nhau. Thường thì người bán sẽ chia thành loại đẹp và loại xấu. Loại đẹp thì giá đắt, các chủ cửa hàng lớn lấy về bán trong các cửa hàng hoa quả sạch, hoa quả Sài Gòn với giá cắt cổ, hàng kém hơn thì bán cho các của hàng nhỏ lẻ, hàng rong, các quán cà phê…
Tiết lộ về độ an toàn, chị này e dè: "Trước khi đổ hàng cho tôi họ đã cho cái gì vào quả cho đẹp thì tôi chịu. Mình bán hàng, hoa quả càng to, bóng, đẹp mã thì người mua càng thích".
Qua mối quan hệ thân thiết từ bạn bè, tôi gặp được chị M, một người chuyên cung cấp hoa quả cho một số chợ đầu mối của Hà Nội. Chị M tiết lộ: “Hoa quả loại to, bóng, mịn màng... thì đều nhúng qua hoá chất”.
Tôi thắc mắc thì được chị giải thích thêm: “Sở dĩ quả đep, ngon, sáng mịn và chín vàng vì được sử dụng hoá chất để bảo quản. Loại hoá chất này được gọi là 2,4D được dùng để làm cho một số loại hoa quả như cam, lê, táo... trơn bóng, giữ được lâu tận 3 đến 4 tháng. Còn chuối, đu đủ từ xanh chỉ cần ủ qua đất đèn một đêm là chín vàng ruộm, láng bóng và đều màu. Tất cả hàng ở đây họ có ngâm hay không thì chị cũng không biết vì chị chỉ biết bán”.
Tiết lộ về việc chọn hoa quả ngon, an toàn, chị M cho hay: “Hoa quả loại to, bóng, mịn màng... thì đều có hóa chất. Chị bán thì bán thế nhưng chị không dại ăn nhiều phát bệnh đấy. Nếu để ăn thì nhà chị thường chọn những loại quả loại chín không đều, quả vừa, nhiều khi chọn quả càng xù xì, mã ngoài càng xấu thì càng an toàn”.
Mùa nào ăn quả nấy
Theo chị H, một người bán hoa quả khác chia sẻ: Để tránh mua phải hoa quả ngâm hoá chất hay sử dụng chất bảo quản thì tốt nhất là không bao giờ mua hoa quả trái vụ. Cứ mùa nào thức nấy cho lành, lại rẻ.
Chọn mua hoa quả thì phải chú ý đặc tính của từng loại: loại quả có lông như đào thì phải dày, phải mượt; loại quả có tinh dầu như cam quýt thì khi bấm nhẹ phải có tinh dầu thơm phức bắn ra; loại quả có vỏ mềm (như táo hay lê) mà vỏ lại cứ cứng, giòn bất thường thì chớ dại mà mua về. Tốt nhất là mua quả còn cả lá cho yên tâm mà đảm bảo hàng Việt Nam.
 |
"Để chọn đu đủ thì phải chọn quả chín không đều, thậm chí có phần xanh thì mới không sợ bị dấm đất đèn, chị M chia sẻ. |
Mấy tháng nay các cửa hàng cứ quảng cáo cam Hà Giang rồi bán ầm ầm. Thực tế thì cam Hà Giang năm nào tôi cũng nhập về bán. Cam Hà Giang phải hơn tháng nữa mới có, bây giờ là toàn hàng Tàu cả đấy, ăn vào vị khác là biết ngay. Đối với xoài cũng vậy, nên hạn chế mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường loại xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản.
Quan trọng hơn, khi mua hoa quả thì phải biết quả chín thì có mùi thơm đặc trưng của nó. Thường thì không có loại quả chín nào lại thoang thoảng mùi và kèm theo mùi hóa chất. Những loại hoa quả không có ở Việt Nam thì tốt nhất là phải cẩn trọng. Ví dụ quả bơ có vị ngậy đặc trưng, quả mít, quả ổi, quả na cũng thơm mùi đặc trưng mà ở loại quả dấm hóa chất thường nhạt nhòa, thậm chí là không có.
Rồi chị H nhanh nhảu nói: “Người ta cứ bài trừ hàng chợ chứ nhiều khi hàng ngoại như nho Mỹ, táo New Zealand, mận Úc… rất có thể đều là hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc. Vì vậy khi chọn những loại quả này nhất thiết phải có tem, nhãn mác đảm bảo đầy đủ thì mới mua, tránh tiền mất, tật mang”.
Hạnh Thuý
" alt=""/>Tiết lộ động trời của người bán hoa quả chợ Long Biên