Không riêng bệnh tim mạch, nhiều bệnh nhân bỏ ngang điều trị vì thuốc đắt không có trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả. Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa thành phố Thủ Đức (TP.HCM), cho biết rất nhiều thuốc trị ung thư tiên tiến nhưng hiện nay không có trong danh mục thuốc BHYT hoặc không được đăng ký giấy phép lưu hành.
"Hiện BHYTchỉ chi trả các thuốc điều trị ung thư cổ điển, truyền thống như truyền hóa chất. Trong khi đó, các thuốc này mức độ hiệu quả hạn chế, nhiều tác dụng phụ. Các thuốc thế hệ mới như thuốc điều trị đích, thuốc miễn dịch được đánh giá có hiệu quả nhưng bệnh nhân không thể tiếp cận được vì quá đắt", bác sĩ Vũ cho biết.
Người bệnh ở Việt Nam khó tiếp cận thuốc mới
Kể từ 2018 đến nay, danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán BHYT chưa được cập nhật, bổ sung các thuốc mới một cách tổng thể từ Thông tư 30/2018/TT-BYT. Lần cập nhật gần nhất ở Thông tư 20/2022/TT-BYT chỉ bổ sung danh mục thuốc điều trị Covid-19 không cập nhật thuốc mới.
Theo một chuyên gia về dược, hiện nay, ở Việt Nam, 95% giường bệnh thuộc các cơ sở công lập, người bệnh tiếp cận thuốc mới chủ yếu thông qua các cơ sở khám chữa bệnh công lập và được chi trả bởi bảo hiểm y tế.
Thực tế, thời gian thuốc mới có mặt ở Việt Nam là sau gần 4 năm kể từ lần đầu tiên ra mắt trên toàn cầu, sau đó mất thêm 3-4 năm để được xem xét bổ sung vào danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán BHYT. Trong khi đó, thời gian trung bình kể từ khi được cấp giấy đăng ký lưu hành đến khi thuốc được cập nhật vào danh mục bảo hiểm y tế chi trả ở Nhật là 3 tháng, Anh, Pháp - 15 tháng, Hàn Quốc - 18 tháng.
Theo đúng quy trình, các thuốc mới cần được đưa vào danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán BHYT và từ đó đưa vào các đợt đấu thầu của bệnh viện. Khi đó, người bệnh mới có cơ hội tiếp cận thông qua sử dụng thẻ BHYT.
Khi không nằm trong danh mục thuốc được BHYT chi trả, người bệnh rất khó có thể tiếp cận được các loại thuốc mới này tại các cơ sở khám chữa bệnh công. Nếu muốn sử dụng các loại thuốc mới, họ phải tự chi trả. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy như tạo áp lực tài chính, không đảm bảo chất lượng thuốc nếu phải mua qua các kênh ngoài cơ sở khám chữa bệnh và gây khó khăn trong việc theo dõi và phối hợp điều trị cho nhân viên y tế.
Nguồn dữ liệu IQVIA MIDAS data cập nhật cho thấy đến năm 2022, chỉ có 9% thuốc mới có mặt tại Việt Nam (trong tổng 460 thuốc mới ra thị trường từ 2012 tới cuối 2021), chỉ 11% thuốc biệt dược gốc được sử dụng trong tỷ trọng thuốc dùng tại các bệnh viện. Điều này hạn chế khả năng bệnh nhân được tiếp cận đến các giải pháp điều trị mới, tiên tiến thông qua kênh BHYT. Các thuốc này bao gồm thuốc điều trị đích, thuốc miễn dịch trong điều trị ung thư và một số thuốc tim mạch.
Theo bà Tống Thị Song Hương, nguyên Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế, hiện nay, rất nhiều thuốc mới được đánh giá có hiệu quả về lâm sàng, tài chính. Tuy nhiên, danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả chậm cập nhật - “Vấn đề là chúng ta có đưa các thuốc mới vào danh mục được bảo hiểm y tế chi trả hay không? Nếu không đưa thì người dân không được tiếp cận thuốc mới, thuốc tốt và phải mua thuốc bên ngoài. Nếu đưa vào thì nên đưa như thế nào?", vị chuyên gia này đặt vấn đề.
Để giải quyết bài toán cân đối quỹ BHYT khi đưa thuốc mới vào danh mục, bà Hương đề xuất dự án luật định mức trần thanh toán. Như vậy, người tham gia BHYT được hưởng quyền lợi ở mức cơ bản. Nếu muốn hưởng, sử dụng dịch vụ, thuốc cao hơn, họ phải chi trả thêm.
Theo thống kê, mức chi trả bằng tiền túi cho dịch vụ y tế của Việt Nam chiếm 45% tổng chi tiêu y tế, so với chỉ số mục tiêu được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị chỉ là 20%. Bên cạnh đó, dân số ngày càng già hóa khiến nhu cầu điều trị gia tăng, đòi hỏi việc sử dụng nguồn lực y tế hiệu quả.
Tham gia sự kiện, Dược thảo Thiên Phúc đã giới thiệu các sản phẩm đông trùng hạ thảo nuôi trồng chất lượng cao như: đông trùng hạ thảo dạng tươi, khô, TPBVSK Viên nang đông trùng hạ thảo Banikha, trà Banikha, TPBVSK An đường Thiên Phúc, TPBVSK Banikha viên bổ phế…
Theo đại diện Dược thảo Thiên Phúc, để cho ra đời một sản phẩm đông trùng hạ thảo gửi đến tay người tiêu dùng, quy trình sản xuất cũng như kiểm soát chất lượng tại Thiên Phúc luôn được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ. Đông trùng hạ thảo Thiên Phúc sau khi thu hoạch đều được đưa đến Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia để phân tích, đánh giá. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm bệnh của sản phẩm thu được ít hơn hẳn so với nấm tự nhiên do được nuôi trồng trong điều kiện vô trùng.
“Trong suốt sự kiện, các DN Singapore đánh giá cao chất lượng của Đông trùng hạ thảo Thiên Phúc khi có hàm lượng Adenosin và Codyseppin cao. Việc tham dự sự kiện do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã giúp Dược thảo Thiên Phúc nói riêng, các DN Việt Nam nói chung có cơ hội vươn mình ra biển lớn, chứng minh được năng lực và tầm vóc của DN nước nhà trên trường quốc tế”, bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc chia sẻ.
Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc Trụ sở chính : 740 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở nuôi cấy: BL - 84 Khu quy hoạch Yersin - P9 - TP. Đà Lạt Hotline : 0914 00 1080 Email: [email protected] Website: duocthaothienphuc.vn, anduongthienphuc.vn |
Doãn Phong
" alt=""/>Dược thảo Thiên Phúc tìm cơ hội chinh phục thị trường SingaporeKhách hủy tour, chuyến tăng mạnh
Tình trạng cá chết gần một tháng qua kéo dài từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế không chỉ ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống của người dân mà ngành du lịch hiện cũng đang phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề.
Ông Hồ An Phong, Giám đốc sở Văn Hóa thể thao và Du Lịch Quảng Bình cho biết: Tình trạng cá chết chưa rõ nguyên nhân đã lây lan sang rất nhiều vấn đề, gây hậu quả lớn và kéo dài. Ngành du lịch Quảng Bình hiện nay đang đứng trước nguy cơ rất lớn và tình trạng này ngày càng rất xấu”.
Ông Hồ An Phong, Giám đốc sở VHTT&DL cho biết, hiện nay số khách hủy chuyến tại Quảng Bình đã tăng lên 30% |
Dịp lễ 30/4 – 1/5 đang đến rất gần, so với những năm trước thì năm nay lượng khách du lịch giảm mạnh. Cách đây khoảng 3 ngày, số khách hủy chuyến, đặt phòng đang ở mức 20% nhưng đến giờ đã tăng lên 30%.
Còn những khách có ý định đến du lịch chưa đặt thì hỏi thăm tình hình để…chuyển sang địa điểm khác.
Ngoài thế mạnh về hang động, tâm linh thì nguồn hải sản tươi ngon và bãi biển đẹp là lợi thế của du lịch Quảng Bình. Nhưng hiện nay, khách du lịch và cả người dân không dám ăn hải sản và tắm biển vì sợ nguồn nước nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chị Nguyễn Thị Mai, chủ khách sạn Ban Mai nằm trên đường Trương Pháp nói: “Tôi kinh doanh khách sạn ven biển đã bước sang năm thứ 10 nhưng chưa có năm nào “kinh khủng” như năm nay. Trước khi đại nạn cá chết xảy ra, khách sạn chúng tôi đã nhận đơn đặt phòng sang cả tháng 6 tháng 7. Lễ chật kín phòng nhưng hiện nay có nhiều tua mặc dù đã đặt cọc nhưng vẫn gọi điện hủy”.
Bãi biển Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh với các nhà hàng khách sạn san sát nổi tiếng với những món đặc sản biển tươi sống nhưng hiện nay đều phải đổi thực đơn sang gà, vịt, lươn, ếch… nhưng vẫn vắng bóng thực khách.
Nhà hàng đã thay đổi thực đơn nhưng vẫn vắng bóng khách
Chị Hà Thị Hiền, chủ nhà hàng Sơn Hạnh, một nhà hàng nổi tiếng với các món hải sản tươi sống nằm bên bờ biển Nhật Lệ chia sẻ: “Từ khi xảy ra tình trạng cá chết đã có 7 đoàn khách lớn hủy ăn ở nhà hàng hải sản chúng tôi. Thời điểm này mọi năm, mỗi ngày chúng tôi phục vụ gần 400 khách. Cách đây 4 ngày còn có mỗi ngày 5 đến 7 bàn ăn khách đến cũng không dám ăn hải sản mặc dù nhà hàng đã đổi thực đơn.
Một dãy nhà hàng ven biển vắng bóng thực khách |
Khoảng 4 ngày trở lại đây, chúng tôi không có khách mặc dù đã giảm giá 15%”.
“Khách chỉ đến ăn vào món nhẹ, như rau củ quả luộc, lạc rang… uống dăm bảy cốc bia, ngồi ngắm biển rồi về”, một chủ nhà hàng khác rầu rĩ nói.
Trước tình trạng này, UBND tỉnh Quảng Bình, sở VHTT&DL, sở NN&PTNT đã có những giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt cho ngành du lịch tỉnh nhà.
Sở VHTT&DL khẩn trương chỉ đạo các nhà hàng, khách sạn liên kết với các tàu đánh bắt xa bờ, đảm bảo nguồn cung cấp hải sản đảm bảo phục vụ người dân và du khách.
Thay đổi thực đơn từ đặc sản biển sang các loại đặc sản khác. Yêu cầu các cơ sở kinh doanh du lịch không được để xảy ra bất kì một sơ suất nào trong việc lựa chọn và chế biến món ăn.
![]() |
Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị sở NT&PTNT kiểm tra, xác nhận bằng văn bản đối với các loại hải sản được nuôi dự trữ. |
Tuyên truyền mạnh về các sản phẩm du lịch khác như hang động khám phá, trải nghiệm, tâm linh.
“Để tạo niềm tin cho người dân và du khách, UBND tỉnh cũng đề nghị Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, sở NT&PTNT kiểm tra, xác nhận bằng văn bản đối với các loại hải sản được nuôi dự trữ tại các nhà hàng khách sạn để thực khách có thể yên tâm khi thưởng thức”, ông Nguyễn Hữu Hoài, chủ tịch UBND tỉnh cho biết.
Sở VHTT&DL cũng khuyến cáo người dân không nên tắm biển, đợi khi có kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng.
Hải Sâm
" alt=""/>Cá chết, 30% khách đến Quảng Bình hủy tour, tỉnh nỗ lực khắc phục