Màn phô diễn kỹ thuật đầy mạo hiểm của đôi vũ công tại cuộc thi tài năng khiến giám khảo và khán giả đứng tim.

Màn phô diễn kỹ thuật đầy mạo hiểm của đôi vũ công tại cuộc thi tài năng khiến giám khảo và khán giả đứng tim.
Tại Nam Phi, cố vấn tòa án David Klatzow cáo buộc ít nhất một ngân hàng lớn của Nam Phi đã đặt khách hàng trước nguy cơ bị lừa đảo khi gắn bó với SMS OTP (mật khẩu cấp 1 lần qua SMS). Klatzow khẳng định các ngân hàng còn dùng công nghệ này phải chịu trách nhiệm cho những mất mát do lừa đảo (phishing). Điều này đặt ra cuộc tranh luận sôi nổi trên truyền thông, báo chí về trách nhiệm, đứng về phía các nạn nhân và chuyên gia bảo mật chống lại các ngân hàng và nhà mạng bị tố che đậy lừa đảo tráo SIM nội bộ. Ông lên tiếng sau khi phát hiện các điều tra viên của FNB, một trong bốn ngân hàng lớn nhất nước, không thể xác định được nguyên nhân vì sao tài khoản của Gail Jacklin lại bị hack vào đầu tháng 1/2016 và “bốc hơi” 300.000 ZAR (gần 500 triệu đồng). “Chúng ta cần ngân hàng nhận thức được trách nhiệm đối với khách hàng thay vì mua chuộc họ để che giấu sự thật trước mắt công chúng”.
Tại Úc, mọi thứ đi từ tệ đến tệ hơn chỉ trong vài tuần. Đầu tháng 2 năm nay, Cơ quan quản lý truyền thông Úc (ACMA) đưa tin các khách hàng ngân hàng tại Úc và New Zealand đang là đối tượng của các tin nhắn SMS lừa đảo chứa các đường dẫn URL đến những website mobile banking giả mạo. Kẻ lừa đảo sẽ thu hoạch thông tin đăng nhập bằng các phương thức tấn công man-in-the-middle (MITM), về cơ bản là xem trộm các tin nhắn giữa người dùng và ngân hàng.
Trong 2FA trên nền SMS, một người dùng Internet banking phải xác thực việc đăng nhập hoặc giao dịch bằng cách nhập mã OTP được gửi đến điện thoại. Phương thức này từng được xem là có thể bảo vệ trước MITM cho đến khi các chuyên gia bảo mật nhận ra tin nhắn văn bản có khả năng bị can thiệp dễ dàng. Nếu một thiết bị bị xâm phạm vì người dùng vô tình tải ứng dụng độc hại hay mã độc về máy, kẻ xấu dễ dàng lệnh cho mã độc theo dõi tin nhắn, trong đó có các tin chứa mã OTP trên điện thoại đó. Để chứng minh, một nhà báo của BBC đã sử dụng SIM tráo phi pháp để lấy mã SMS OTP và truy cập một tài khoản tại NatWest (Anh).
" alt=""/>Ngân hàng nên dừng SMS OTP nếu không muốn khách hàng mất tiền oanUống từ 3 đến 5 cốc cà phê mỗi ngày làm giảm nguy cơ tử vong sớm xuống 15% so với những người không uống chút cà phê nào, những nhà nghiên cứu thuộc Viện Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard kết luận.
Theo thông tin trên trang Ars Technicia, các tác giả đã thu thập dữ liệu hồ sơ sức khỏe của hơn 200.000 người, từ ba trung tâm y tế lớn, bao gồm cả bác sỹ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Những người tham dự vào các cuộc thử nghiệm này đã trả lời định kỳ các câu hỏi có liên quan đến thức ăn trong vòng 30 năm. Trong khoảng thời gian này, có hơn 30.000 người tham dự đã qua đời.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Kết quả từ những nghiên cứu này và các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng uống cà phê có thể tạo nên một lối sống lành mạnh”. Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng uống cà phê làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bện gan, đái tháo đường, rối loạn cương dương và nguy cơ tử vong nói chung, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động của việc uống cà phê ở mức nhiều.
" alt=""/>Nghiên cứu chứng minh: Càng uống nhiều cà phê càng sống thọDưới đây là một vài gợi ý nhỏ dành khi smartphone vào nước.
Nhanh chóng làm khô các bề mặt bên ngoài
Trước tiên, lấy thiết bị khỏi môi trường chất lỏng. Lưu ý quan trọng, người dùng không được sạc, vì sẽ khiến hiện tượng đoản mạch xảy ra, gây cháy nổ.
![]() |
Rút SIM và pin (nếu là pin rời) ra khỏi thiết bị để giảm các diện tích bị giữ nước bên trong, sử dụng miếng vải khô, mềm để lau các bề mặt. Đối với các thiết bị pin liền, đừng cố tháo pin vì sẽ khiến smartphone mất bảo hành từ các nhà sản xuất.
Dùng bông hoặc giấy vệ sinh thấm nước. Tiếp đó, lắc nhẹ và xoay 180 độ thiết bị để đảm bảo chất lỏng sẽ rơi khỏi các cổng kết nối và cổng sạc.
Tránh sử dụng smartphone tại thời điểm đó. Nếu thiết bị đã được tắt nguồn, đừng cố bật máy để kiểm tra máy còn hoạt động được không. Đây là điều tối kỵ vì có thể khiến các thiết bị điện tử hỏng hoàn toàn.
![]() |
Nếu thiết bị chưa được tắt nguồn, người dùng nên nhanh chóng chuyển máy sang chế độ máy bay để đảm bảo không nhận được các thông báo đẩy, tin nhắn hay cuộc gọi.
Rút chất lỏng bên trong
![]() |
Không được sử dụng máy sấy tóc hoặc các phương pháp xử lý nhiệt khác vì chúng có thể làm hỏng phần cứng của thiết bị. Hãy tìm các gói chống ẩm (thường có trong hộp thuốc, hộp đựng linh kiện điện tử) hoặc gạo để hút lượng ẩm bên trong máy. Không dùng bột ngũ cốc hoặc gạo xay vì chúng có thể mắc vào các cổng kết nối.
Mang máy đến các cửa hàng dịch vụ
Nếu vẫn chưa yên tâm về thiết bị của mình, hãy mang chúng đến các trung tâm bảo hành hoặc các cơ sở sửa chữa uy tín gần nhất.
" alt=""/>Làm gì khi smartphone rơi xuống nước?