2025-04-26 09:41:45 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thể thao View:874lượt xem
Catherine Hartley,ồnggiatrưởngbắtvợnhịnđóisuốtnădự báo thời tiết hôm 31 tuổi, ở Perceton, Irvine (Mỹ) mặc quần áo cỡ 12 khi kết hôn với Matthew Hartley. Tuy nhiên, người chồng này lại muốn vợ mặc quần áo cỡ O, theo DailyMail.
Cặp đôi này quen nhau khi nàng 15 tuổi và chàng 25 tuổi. Catherine cho biết, Matthew theo đuổi cô bằng cách mua cho cô rượu và thuốc lá.
Họ kết hôn vào tháng 10/2006 và bắt đầu từ đây, cơn ác mộng kéo dài 12 năm với Catherine bắt đầu. Matthew kiểm soát mọi khía cạnh cuộc sống của vợ, gồm cả những thực phẩm người vợ được phép ăn.
Hartley cho biết, không thích vợ béo, vì thế, anh ta ngăn cấm vợ ăn uống lành mạnh. Có thời điểm, Catherine chỉ nặng 31,5kg.
Catherine kể với Daily Record: “Anh ta nói tôi béo, vì thế ép tôi ăn kiêng. Anh ta muốn có một người vợ cỡ 0. Nếu tôi ăn trước khi đi ngủ, anh ta sẽ ép tôi ngủ trên ghế sofa với lý do không thích ngửi thấy mùi thức ăn trên người tôi. Rốt cuộc, tôi gầy tới mức khi nằm xuống giường, xương của tôi bị đau. Cuối cùng, tôi cũng mặc vừa quần áo của bé gái lên 7 tuổi”.
Catherine cho hay, cô bị chồng hành hạ suốt 12 năm của cuộc hôn nhân. Theo Catherine, cô từng bị chồng tóm cổ, nhấc người khỏi mặt đất, có lúc, anh ta ném cô xuyên qua phòng.
Hartley thậm chí còn lắp máy quay ở mọi căn phòng trong nhà để thường xuyên giám sát vợ. Khi Cathernine mang bầu Hartley vẫn tiếp tục chê vợ quá béo.
Tháng 8/2017, cặp đôi này ly thân và tới tháng 4/2019 chính thức ly hôn. Sau khi chia tay, Catherine đã báo với cảnh sát về những hành động của chồng.
Hartley sau đó thừa nhân 3 tội tấn công vợ cũng như nhận tội tấn công tình dục một phụ nữ khác.
Các nghệ sĩ đến từ Hàn Quốc sẽ có mặt tại lễ hội năm nay.
Hòa chung không khí chào mừng 71 năm ngày Quốc Khánh Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc mong muốn mang tới cho khán giả Việt Nam những trải nghiệm thú vị với những nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc với sự chuẩn bị đầy nhiệt huyết của các bạn trẻ yêu văn hóa Hàn Quốc.
Tại Lễ hội lần này, khán giả thủ đô sẽ có dịp đến với không gian truyền thống xen lẫn hiện đại của văn hóa Hàn Quốc như các gian hàng ẩm thực, làm thủ công Hàn Quốc, mặc thử Hanbok, trưng bày văn hóa truyền thống và đại chúng của Hàn Quốc. Đặc biệt, tham gia vào các gian hàng, khán giả sẽ có dịp nhận những món quà ngộ nghĩnh, độc đáo của Hàn Quốc.
Điểm nhấn của lễ hội sẽ là phần biểu diễn của Viện Âm nhạc Dân tộc Chuncheon Hàn Quốc. Với 60 phút trình diễn trên sân khấu, những nghệ sỹ Hàn Quốc sẽ đưa khán giả đến với những địa danh nổi tiếng Hàn Quốc ở các vùng miền khác nhau. Không chỉ là những làn điệu Arirang truyền thống, khán giả sẽ có dịp thưởng thức những giai điệu Arirang được trình diễn theo lối hiện đại đầy năng động và cuốn hút.
Ông Lee Dae Joong, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc cho biết: "Tôi mong rằng Lễ hội Arirang Hàn Quốc sẽ là một địa chỉ thú vị để người dân Việt Nam ghé thăm vào dịp nghỉ lễ này".
Hòa nhạc Điều còn mãi của VietNamNet là một trong những chương trình đáng chú ý hàng năm biểu diễn tại Nhà hát Lớn.
Tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên khẳng định để tạo điều kiện, môi trường thuận lợi nhất để các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sĩ, diễn viên có nhiều cơ hội thể hiện tài năng, sức sáng tạo nghệ thuật, cống hiến nhiều hơn cho khán giả trong không gian văn hóa sang trọng nhất của Thủ đô Hà Nội, tất cả các đơn vị nghệ thuật, nếu có tác phẩm chất lượng cao sẽ được đưa vào diễn thường kỳ tại Nhà hát lớn.
"Việc đưa các tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao vào Nhà hát lớn sẽ giúp khán giả yêu nghệ thuật chân chính có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật chất lượng cao, thăm quan Di tích lịch sử cấp quốc gia đã có hơn 100 năm tuổi", ông Vương Duy Biên cho biết.
Cục Nghệ thuật biểu diễn là đơn vị chủ trì phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng kế hoạch biểu diễn thường xuyên tại Nhà hát lớn Hà Nội. Kế hoạch không chỉ được tổ chức trong những tháng cuối năm 2016 mà còn diễn ra trong những năm tiếp theo. Sẽ kết hợp với các đơn vị lữ hành để đưa du khách về Nhà hát Lớn thưởng thức nghệ thuật.
VietNamNet đặt câu hỏi: Nếu chỉ chọn những tác phẩm sân khấu có chất lượng đưa vào Nhà hát Lớn và Cục nghệ thuật liên hệ phối hợp với các đơn vị Nhà hát thuộc Bộ lên kế hoạch biểu diễn, vô hình chung khán giả hiểu rằng chỉ có Nhà hát lớn mới có tác phẩm chất lượng cao. Vậy thì những tác phẩm khác của các Nhà hát thuộc Bộ và cả các đơn vị xã hội hóa, họ sẽ bán vé thế nào khi mà khán giả nghĩ rằng, tác phẩm ở ngoài không "chất lượng", "phí tiền mua vé"? Các đơn vị xã hội hóa liệu có "cửa" vào Nhà hát Lớn?
Vở Biệt đội báo đen sẽ trình diễn mở màn trong chuỗi tác phẩm chất lượng cao đưa vào Nhà hát Lớn
Ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn khẳng định: "Tất cả các đơn vị thuộc Bộ hay xã hội hóa nếu có tác phẩm chất lượng thì đều được vào Nhà hát lớn biểu diễn. Những tác phẩm diễn ở Nhà hát lớn là tác phẩm có chất lượng cao trong số ngân hàng tác phẩm của các đơn vị chứ không phải là tác phẩm của các nhà hát đến đây thì có chất lượng cao, còn lại thì không có chất lượng cao. Chính những tác phẩm đó cũng là tác phẩm mà các đơn vị đó mang đi biểu diễn phục vụ nhân dân chứ không phải là chỉ biểu diễn ở Nhà hát lớn".
Ông Chương cũng cho biết nguồn kinh phí của các doanh nghiệp tài trợ chương trình và nguồn thu từ bán vé đều tập trung về một đầu mố là văn phòng Bộ. Trên cơ sở doanh thu đó, Văn phòng sẽ tham mưu báo cáo lãnh đạo Bộ xem phần nào dành cho Nhà hát lớn, phần nào cho các đơn vị bồi dưỡng nghệ sĩ. Còn doanh thu như thế nào, phân bổ ra sao thì khi diễn ra rồi Bộ mới triển khai.
PGS.TS nghiên cứu về sân khấu Nguyễn Thị Minh Thái bày tỏ sự ủng hộ Bộ trưởng mới với một cử chỉ mang tính chất chiến lược và tất cả các tác phẩm đỉnh cao tốt đẹp của nghệ thuật Việt Nam nói chung đều được vào đây.
Nhưng bà cũng có một băn khoăn: "Tôi có câu hỏi là ai sẽ trách nhiệm về cái gọi là nghệ thuật đỉnh cao? Bây giờ đỉnh cao hay đỉnh thấp phải có người và người đó không lụy về tiền bạc, chỉ về chất lượng thôi. Bộ Văn hoá nên cung cấp về hội đồng hoặc một số người có trách nhiệm về cái nghệ thuật đỉnh cao đưa vào Nhà hát lớn.
Khách du lịch nước ngoài rất mê nghệ thuật truyền thống Việt Nam, xe xếp hàng dài ở nhà hát Cải Lương, còn người Việt Nam thì thờ ơ đi qua. Sân khấu đang trên bờ vực khủng hoảng, và đây là một cử chỉ cứu sân khấu, đặt nó đúng vào thánh đường, nhưng ai sẽ vào đây, làm như thế nào để vào đây, và đừng để cho người ta phải quan tâm đến chuyện tiền bạc. Tôi hoan nghênh cách làm này, quan trọng là tác phẩm và truyền thông thế nào thôi", bà Thái nói.