Mang trong mình dòng máu Việt, Anh, Pháp và Tây Ban Nha, nhưng nữ giáo sư Kiều Linh Caroline bảo bên trong cô có 100% nước mắm.Với những người lần đầu gặp mặt, chưa nghe giáo sư Caroline Kiều Linh nói chuyện, khó ai đoán ra những nét gốc Việt của cô.
Trong nhà tôi có nước mắm và mắm tôm
Với giáo sư Caroline, tinh thần Việt của cô đọng trong hai từ “nước mắm”. Mùi vị của nước mắm chính là mùi gợi nhớ đến quê hương, đến ông bà nội, đến 5 năm đầu đời đầy kỷ niệm ở Việt Nam.
Caroline mang trong mình dòng máu Việt, Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Năm 1975, khi chiến tranh kết thúc, Caroline khi đó mới 5 tuổi. Cả gia đình sau đó chuyển sang Mỹ sinh sống.
Ở nơi được mệnh danh là đất nước của người di cư, nhiều người nói rằng mọi người có thể đến từ nhiều nước khác nhau, mang màu da khác nhau nhưng bình đẳng. Với Caroline, mọi chuyện không đơn giản như vậy.

|
Với giáo sư Kiều Linh Caroline, nói tiếng Việt là một cách để kết nối với quê hương. Ảnh: Hải An. |
Nỗi sợ kỳ thị ám ảnh cuộc sống từ khi còn là đứa trẻ đến lúc trưởng thành. “Ở nhà, bố mẹ bắt tôi nói tiếng Anh. Vậy là sau hàng chục năm, tôi quên cả tiếng Việt lẫn phong tục của mình”.
Nhưng dẫu có bỏ tiếng nói, quên phong tục thì sự kỳ thị vẫn còn ở đó. “Nếu mình nói mình là người Mỹ thì người Mỹ cũng không bằng lòng với điều đó. Vậy mình là người gì nếu không phải là người Mỹ?”, giáo sư Caroline nhớ lại.
Rất nhiều câu hỏi ám ảnh khi giáo sư Caroline còn là cô sinh viên đại học. “Nếu là người Việt thì điều gì khiến mình nhận ra nguồn gốc của mình”, Caroline tự hỏi. Và cô sinh viên ấy bắt đầu kết nối với quê hương của mình bằng cách học tiếng Việt.
“Có người hỏi tôi bạn là người Việt ở Mỹ hả, hay 70% Pháp, 30% Việt. Tôi trả lời: Không, tôi 100% Mỹ nhưng trong tôi 100% nước mắm”, giáo sư Caroline cười.
Nhớ món ăn Việt Nam
Hơn 40 năm sau khi rời Việt Nam, trả lời câu hỏi về điều gì khiến chị nhớ quê hương của mình, giáo sư Caroline chia sẻ: “Ngày còn là một đứa trẻ, tôi chỉ thích đồ ăn ông bà nội nấu cho. Phở, bún bò Huế, bánh cuốn, xôi, đặc biệt là trái cây. Hồi đó, trái cây Việt Nam chưa được xuất khẩu sang Mỹ. Tôi nhớ vô cùng”.
Nỗi nhớ và nỗi ám ảnh về nguồn gốc dẫn Caroline đến với hành trình khám phá, nghiên cứu đời sống của người Việt tại Mỹ và Việt Nam. Càng tìm hiểu, càng đọc, chị bảo càng thấy sự hiểu biết của mình là không đủ.
“Tôi tự nhủ, mình cần biết nhiều hơn về Việt Nam. Hơn nửa triệu người Việt đến Mỹ nhưng sách vở về họ rất ít. Muốn tìm hiểu về phong tục thì đi đâu. Câu trả lời là về Việt Nam”, giáo sư Caroline nói.
Trở về Việt Nam, Caroline nghiên cứu về lịch sử, về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước. Đặc biệt, cô bảo mình tập trung vào mối quan hệ của Việt kiều với đất nước. Đó là đề tài nữ giáo sư chia sẻ đã theo đuổi suốt cả cuộc đời. "Trái ngọt" của hành trình trở về cội nguồn ấy là cuốn sách “Transnationalizing Vietnam” - viết về cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Caroline bảo cô trở về Việt Nam với mong muốn nối lại sợi dây tưởng đã đứt với nguồn cội của mình. “Nghĩ về gia đình, về người Việt, về Việt Nam, tôi cảm nhận được sự kết nối”, giáo sư gốc Việt bày tỏ.
Mãi đến đầu thế kỷ 20, một người có tên J. Ross Moore đã phát minh ra chiếc máy sấy chạy điện đầu tiên trên thế giới. Để giúp mẹ mình khỏi phải phơi quần áo ướt trong mùa đông tàn khốc ở Bắc Dakota, J. Ross Moore đã chế tạo một cái trống lớn có thể làm nóng bằng bếp lò dùng sấy quần áo cho khô.
Trong khoảng 30 năm tiếp theo, Moore phát triển ý tưởng về một chiếc máy sấy quần áo tự động có thể sử dụng được cả bằng điện và gas. Do khó khăn về tài chính, ông tìm một nhà sản xuất để làm các mô hình này.
Sau nhiều lần bị từ chối, một công ty có tên Hamilton Manufacturing đã nhận bằng sáng chế máy sấy quần áo của Moore. Hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận và Wis Hamilton bắt đầu bán chiếc máy sấy quần áo tự động đầu tiên vào năm 1938. Đây là những chiếc máy sấy duy nhất được sản xuất và bán trên thị trường Mỹ trước Thế chiến thứ hai.
Máy sấy bắt đầu phổ biến trong những năm 1940. Sau Thế chiến thứ hai, doanh số bán tăng vọt. Hamilton Manufacturing và một số công ty mới tham gia vào thị trường máy sấy quần áo (chẳng hạn như GE), đã bán hơn 60.000 máy mỗi năm. Nhiều thương hiệu ra đời và sự cạnh tranh đã khiến giá máy sấy giảm xuống thấp hơn.
 |
Bảng điều khiển đã được đưa lên phía trước. |
Năm 1946, các nhà sản xuất đã đưa máy sấy quần áo tiến thêm một bước khi di chuyển bảng điều khiển lên phía trước, bổ sung thêm bộ đếm thời gian, bộ phận xả khí ẩm, điều khiển nhiệt độ và chu trình hạ nhiệt.
Năm 1955, Whirlpool bắt đầu tiếp thị dòng máy sấy với tuyên bố họ chỉ mất nửa thời gian để làm khô quần áo như máy sấy thông thường.
Năm 1958, một máy sấy sử dụng hệ thống áp suất âm lần đầu tiên được ra mắt công chúng. Năm 1959, cảm biến sấy khô lần đầu tiên được sử dụng trên các dòng sản phẩm mới.
 |
Máy sấy ngày càng trở nên quen thuộc trong cuộc sống. |
Cho tới năm 1965, máy sấy với chu trình sấy giảm nhiệt được giới thiệu ra thị trường. Năm 1972, các nhà sản xuất đưa bộ khởi động điện vào máy sấy khí. Chỉ 2 năm sau đó, vào năm 1974, các bộ điều khiển vi điện tử giúp người dùng có thể lựa chọn những chu kỳ sấy theo thời gian.
Cải tiến về cảm biến sấy khô, bộ điều khiển được tạo ra để kiểm soát tất cả các khía cạnh của chu trình sấy bao gồm cả độ khô và độ dài của thời gian.
Năm 1983, những chiếc máy sấy đầu tiên có bộ hẹn giờ cho phép người dùng vận hành vào giờ thấp điểm. Năm 1985, máy sấy quần áo hoàn chỉnh được cung cấp ra thị trường với bảng điều khiển và sách hướng dẫn sử dụng. Sản phẩm này liên tục được cải thiện cho tới tận ngày nay và trở thành thiết bị gia dụng phổ biến, gần gũi với các gia đình.
Theo một con số thống kê, năm 1955, chỉ khoảng 10% gia đình tại Mỹ sở hữu một máy sấy quần áo bởi thiết bị này vô cùng đắt đỏ, giá trung bình là 230 USD. Hơn 40 năm sau, giá của máy sấy ở mức 340 USD.
Hoàng Nam (Tổng hợp)

Có nên mua máy giặt tích hợp chức năng sấy hay không?
Máy giặt sấy tích hợp tiết kiệm diện tích, giá thành hợp lý và tiện dụng hơn hai máy riêng biệt nhưng cũng có nhiều hạn chế mà người dùng cần cân nhắc.
" alt=""/>Máy sấy quần áo ra đời như thế nào?