Bé trai bị mổ nhầm đang điều trị viêm hạch" alt=""/>Viêm hạch mạc treo ở trẻ em
Chiếc tăm nhọn đâm thủng ruột bệnh nhân
ThS.BS Nguyễn Văn Dư, khoa Phẫu thuật Ống Tiêu hóa, Viện Phẫu thuật Tiêu hóa cho biết, chiếc que tăm lấy ra có chiều dài khoảng 5 cm có đầu sắc nhọn đã xuyên thủng thành ruột tại đoạn hồi tràng gần cuối cách góc hồi - manh tràng khoảng 50 cm. Do mổ nội soi, bệnh nhân nhanh chóng được xuất viện.
BS Dư cảnh báo, khi ăn không đúng cách như ăn vội, ăn không tập trung… hoặc các trường hợp ngậm tăm đi ngủ có thể vô tình nuốt phải tăm nhọn. Người dân khi thấy có biểu hiện bất thường về sức khỏe nên đi khám hoặc hỏi ý kiến các bác sĩ, tránh tự điều trị hoặc trì hoãn việc thăm khám dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Thúy Hạnh
Nam bệnh nhân vào viện vì đau bụng nhưng khi chụp cắt lớp, bác sĩ phát hiện chiếc kim xyên thủng dạ dày và gan trái.
" alt=""/>Đau bụng sau ăn phở, người phụ nữ Hà Nội bị thủng ruộtVề yêu cầu đối với người hành nghề thực hiện khám chữa bệnh từ xa, Bộ Y tế đề xuất 6 điểm. Trong đó, các chỉ định và kê đơn thuốc của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải thực hiện trên hệ thống đơn thuốc quốc gia.
Cũng theo dự thảo Thông tư của Bộ Y tế, có 7 nguyên tắc xây dựng danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám chữa bệnh từ xa, trong đó bảo đảm an toàn tối đa cho người bệnh là yếu tố đầu tiên.
"Bệnh và tình trạng bệnh được khám chữa bệnh từ xa không bao gồm các trường hợp cấp cứu và yêu cầu cần thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, phẫu thuật trên người bệnh", dự thảo Thông tư nêu rõ.
Một số nguyên tắc gồm: Bệnh mạn tính ở giai đoạn ổn định duy trì điều trị ngoại trú tại cộng đồng; Các bệnh khám và theo dõi sau quá trình điều trị; Các bệnh truyền nhiễm. Các bệnh thông thường điều trị được tại cộng đồng.
Trong danh mục các bệnh, tình trạng bệnh được khám chữa bệnh từ xa ban hành kèm dự thảo Thông tư này có 15 chuyên khoa, mỗi chuyên khoa có 1 hoặc nhiều bệnh, tình trạng bệnh được quy định mã ICD-10.
Cụ thể, chuyên khoa Dinh dưỡng có 1 bệnh là béo phì; chuyên khoa Tai Mũi Họng có bệnh viêm mũi họng cấp tính, mạn tính; chuyên khoa Cơ xương khớp có bệnh đau vai gáy, đau thắt lưng, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối và loãng xương; chuyên khoa Tim mạch có tăng huyết áp, suy tim...
Bộ Y tế chính thức triển khai đề án khám, chữa bệnh từ xa từ năm 2020, hướng đến mục tiêu mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới. Đây cũng là một trong những giải pháp chuyển đổi số mà ngành Y tế thực hiện.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi năm 2023, có hiệu lực từ năm 2024, dành riêng Điều 80 về hoạt động khám bệnh chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh chữa bệnh từ xa.
Mới đây, Bộ Y tế yêu cầu tất cả bệnh viện công lập triển khai nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (VTelehealth) trong năm 2023, giúp người dân tiếp cận dịch vụ dễ dàng và giảm tải cho y tế tuyến trên.