TIN BÀI KHÁC:
Thủ tướng Libya mất việc vì lỡ hạn chót
Trung Quốc thử tàu cao tốc qua núi nhanh nhất thế giới
Triều Tiên có tên lửa bắn tới lục địa Mỹ?
Trong bài viết đăng tải trên trang cá nhân, Nam Em bày tỏ: "Tôi cũng mong phía cơ quan chức năng có thẩm quyền có hình phạt xử lý nghiêm minh cho những cá nhân, tổ chức đã và sẽ gây nguy hại đến thế hệ trẻ mai sau vì hành vi cổ xuý cho việc dùng mạng xã hội để công kích, quấy rối gây ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể... Trong thời gian chờ đợi sự xem xét của phía cơ quan có thẩm quyền, tôi xin chân thành cảm ơn".
Những ngày qua, Nam Em liên tiếp phát livestream trên mạng xã hội thu hút đông người theo dõi. Cô gây bàn tán khi gợi lại chuyện tình cảm ồn ào trong quá khứ, không ngại tiết lộ góc khuất trong giới showbiz và 'bóc phốt' vài người nổi tiếng.
Cụ thể, trong các buổi livestream, Nam Em lần lượt tiết lộ chuyện tình cảm với một nam nghệ sĩ hiện đã có vợ con. Ở video khác, cô kể về một nghệ sĩ mang danh “ngọc nữ" nhưng thường xuyên dùng chất kích thích...
Ngày 17/2, Nam Em cũng có chia sẻ gây tranh cãi: "Thử khui hết showbiz đi, có người nào không cặp đại gia tôi đi bằng đầu. Ai cũng cặp đại gia hết, chẳng qua là không bị khui thôi. Khui ra là không ai đứng được hết. Quần quần áo áo hàng hiệu ở đâu ra? Showbiz trả tiền đâu có cao đâu mà quần quần áo áo, đồ hiệu".
Dù Nam Em không chỉ đích danh ai nhưng động thái này của cô khiến cư dân mạng bàn tán, đồn đoán về các nhân vật được đề cập.
Doanh nhân Hữu Cường - chồng sắp cưới của Nam Em - bênh vực người đẹp và đồng thời có phát ngôn gây sốc. Ở một livestream, nhân vật này khẳng định sẽ cùng Nam Em “phá nát showbiz”.
Bên cạnh việc tò mò về tính xác thực của câu chuyện, phần lớn khán giả tỏ ra ngán ngẩm, bức xúc trước những phát ngôn ồn ào của Nam Em và chồng sắp cưới. Cả hai được cho là đang đi quá giới hạn và làm tổn hại danh dự người khác.
Diệu Anh
Theo một quan chức Pháp, ông Macron có vài số điện thoại khác nhau, trong khi đó, phát ngôn viên chính phủ Gabriel Attal nói rằng các giao thức bảo mật của Tổng thống đã được áp dụng sau tiết lộ về Pegasus.
Mới đây, vài tổ chức báo chí quốc tế đưa tin phần mềm gián điệp Pegasus của công ty NSO Group được dùng để tấn công smartphone của nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, chính khách tại một số quốc gia. Tại Israel – quê hương của NSO Group, một nhà lập pháp cấp cao cho biết có thể xem xét cấm xuất khẩu phần mềm. NSO Group khẳng định phần mềm có mục đích chống lại tội phạm, khủng bố và phủ nhận mọi sai trái.
Quốc hội Pháp đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp, tập trung vào Pegasus. Trước đó, tờ Le Monde và đài phát thanh Radio France của Pháp cho rằng điện thoại của ông Macron nằm trong danh sách mục tiêu tiềm năng bị giám sát.
Israel đã chỉ định một nhóm liên bộ để đánh giá các báo cáo dựa trên cuộc điều tra của 17 tổ chức báo chí về Pegasus. Theo 17 tờ báo, Pegasus được dùng trong các nỗ lực tấn công smartphone bằng mã độc, cho phép trích xuất tin nhắn, ghi âm cuộc gọi và bí mật kích hoạt microphone.
NSO Group gọi báo cáo của các cơ quan truyền thông là “đầy giả định sai lầm, lý thuyết chưa được kiểm chứng”. Nếu nhận được khiếu nại về việc Pegasus bị sử dụng sai mục đích và chứng minh là có thật, họ có thể vô hiệu hóa phần mềm đã bán cho khách hàng.
Du Lam (Theo Reuters)
Theo báo cáo cả tổ chức Amnesty International, bất kỳ iPhone nào cũng có thể bị hack và đánh cắp dữ liệu nhạy cảm qua phần mềm gián điệp mà không cần bấm vào liên kết nào.
" alt=""/>Tổng thống Pháp đổi điện thoại sau vụ phần mềm gián điệp PegasusTIN BÀI KHÁC