Nhận định, soi kèo Sumqayit FK vs Neftchi Baku, 23h00 ngày 28/4: Cơn khát chiến thắng kéo dài
Video: Cô dâu, chú rể khóc như mưa trong đám cướiTrong tiếng nhạc của bài hát “Beautiful in white”, chú rể được người thân đẩy xe lăn tiến vào hôn trường. Đi bên cạnh anh là người bạn đời trong chiếc váy trắng, nước mắt chảy dài trên gương mặt chị. Có mặt tại hôn trường hôm đó, nhiều người cũng đã bật khóc.
 |
Xe đón dâu của cặp đôi |
Đó là cảnh diễn ra trong đám cưới của chú rể Nguyễn Thế Quy (SN 1988) và cô dâu Thu Phượng ở Xuyên Tây, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam ngày 8/3 vừa qua.
Chú rể không có một cơ thể lành lặn vì di chứng chất độc da cam từ người cha và cô dâu cũng mang những khiếm khuyết về hình thể nhưng họ đã có một câu chuyện tình khiến nhiều người xúc động.
Chú rể và tuổi thơ không may mắn
Anh Nguyễn Thế Mạnh, chuyên viên Phòng GD & ĐT huyện Duy Xuyên, một người thân của anh Thế Quy, chia sẻ, anh Quy có một tuổi thơ không may mắn.
Thế Quy là con thứ 2 trong gia đình có 4 người con. Khi vừa ra đời, cơ thể yếu, anh phải nằm lồng kính trong một thời gian dài. Khi lên 3, anh vẫn nằm bất động tại chỗ. Lên 6 tuổi, chân tay anh co quắp, đầu và cổ bị quặt về một bên. Giọng nói, nụ cười của anh cũng không được trọn vẹn.
Kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ anh không còn ở với nhau. Anh được một người cô ruột mang về nuôi nấng, chăm sóc.
 |
Cô dâu Thu Phượng bên chồng |
“Không được đến trường nhưng Quy có khả năng tự tìm hiểu để học tập. Ngày bé, Quy thường lê la chơi ở một trường tiểu học gần nhà. Nghe những bài giảng của thầy cô qua cửa sổ, Quy có thể đọc được mặt chữ và viết”, anh Mạnh cho biết.
Lớn lên, anh Thế Quy ngồi xe lăn được điều khiển bằng chân, bắt đầu nghề đi bán dạo hương trầm để nuôi sống bản thân. Một lần tình cờ được một mạnh thường quân giúp đỡ, Thế Quy được đi học về vi tính. Anh tìm mọi cách để có thể thao tác trên máy bằng chân.
Vị mạnh thường quân này còn giúp anh mua bộ máy tính và mở cửa hàng thiết kế, đồ họa tại chợ Huyện (Duy Xuyên). Nhờ công việc này, Quy có thể nuôi sống bản thân.
“Quy cũng là người yêu mến văn học. Anh đã cho ra hai tập thơ của riêng mình”, thầy giáo Mạnh cho biết.
Tình yêu vượt qua rào cản
Lao động giúp Thế Quy có thể nuôi sống bản thân và cũng giúp anh tìm được "nửa kia" của mình, một cách rất tình cờ.
Họ quen nhau vào năm 2017, khi anh Quy đăng tuyển người dán thiệp trên facebook. Thông tin đăng vào lúc chị Thu Phượng cần việc làm nên chị nhắn tin xin việc. Tuy nhiên anh Quy lại nói đó chỉ là “tin thả thính” khiến chị giận và họ xảy ra tranh cãi.
 |
Ảnh cưới của anh Quy, chị Phượng |
Nhưng rồi họ tìm hiểu và dần dần cảm mến nhau. Đến tháng 3/2018, Quy liều lĩnh tỏ tình bạn gái bằng một nụ hôn giữa đường quốc lộ. Tình yêu của họ được viết tiếp bằng một đám cưới vào ngày 8/3.
Anh Nguyễn Đức Cường, người thân của anh Thế Quy, chia sẻ: “Khi biết tin cả hai chuẩn bị đám cưới, gia đình Phượng đã rất lo lắng. Họ lo hai người khuyết tật sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên cả hai đã vượt lên tất cả để giữ vững quyết định của mình”.
 |
Đưa nhau về dinh |
Anh Như Trường, người chuẩn bị loa đài trong đám cưới của anh Thế Quy, chia sẻ: “Tôi chưa từng chứng kiến đám cưới nào xúc động như vậy. Khi họ tiến vào hôn trường, lời của MC cất lên: “Chúng ta, ai cũng có quyền hạnh phúc”, “Họ là những người không may mắn nhưng tình yêu có sức mạnh diệu kỳ giúp họ xoa dịu những đau khổ trong cuộc đời”… khiến cả hôn trường đều bật khóc”.
Họ đưa nhau về dinh trên chiếc xe lăn được kết nơ hồng trong tiếng vỗ tay và nước mắt của người thân.
Câu chuyện tình thú vị này cũng được in vào trong tấm thiệp mời với dòng kết anh Thế Quy đã viết: “Tình yêu ta như nhành cây, qua ngày cháy nắng cây sẽ khô, lá cũng rụng để dâng đời những chồi non rực rỡ của mùa xuân...”.

Tâm sự của tỷ phú từng ngủ với 10.000 phụ nữ: 'Họ đến với tôi vì tiền'
Ông từng thu hút sự quan tâm của báo chí khi tuyên bố đã hẹn hò và ngủ với 10.000 phụ nữ.
" alt=""/>Đám cưới có 1 không 2: Cô dâu chú rể bước vào, cả hôn trường bật khóc
Ngày kết hôn trọng đại, ngày con vào lớp một, ngày mấp mé tuổi về hưu... là những thời khắc quan trọng bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống tương lai.Cuộc sống hiện đại, con người có xu hướng tận hưởng nhiều hơn tiết kiệm. Nhưng có vài mốc son trong đời, cuộc sống của bạn gắn liền với trách nhiệm: xây đắp gia đình cùng bạn đời, nuôi nấng con cái ăn học, bảo vệ bản thân tuổi về hưu… Chênh vênh đứng giữa ngã rẽ cuộc đời, bạn sẽ phải chuẩn bị cả tài chính lẫn tinh thần để đủ sức gánh vác trách nhiệm này.
Ngày kết hôn trọng đại
Nhiều người thừa nhận rằng, cuộc sống độc thân vui vẻ của họ đảo lộn ngay sau lễ kết hôn. Lần đầu tiên trong đời, các cô dâu chú rể bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về trang mới của cuộc sống, gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ vun đắp tổ ấm mới, nội ngoại hai bên và cả những đứa con sẽ chào đời
 |
Ảnh Sun Life Việt Nam |
Với Mai Trang (27 tuổi, Hà Nội), áp lực về ngày cưới hoàn hảo vừa lòng quan khách hai họ không lớn bằng gánh nặng sắp làm vợ, làm mẹ. Sự thực là sau lễ cưới tốn kém nửa tỷ đồng, Trang phải bỏ dần thói quen mua sắm hàng hiệu, về sớm nấu cơm thay vì ăn nhà hàng sang chảnh. Nuôi con sẽ tiêu tốn khoản chi phí khổng lồ cả về mặt tài chính lẫn thời gian. Hai vợ chồng son bớt lãng mạn như hồi mới yêu, sống thực tế, nghĩ đến tiết kiệm, đặt mục tiêu sang năm mua nhà ra ở riêng rồi mới bắt đầu có em bé.
“Làm thế nào để hôn nhân viên mãn” cũng là câu hỏi hóc búa mà nhiều người đang tìm kiếm. Song có lẽ phải mất nhiều năm các cặp cô dâu chú rể tập sự mới tìm ra đáp án. Theo kinh nghiệm của Mai Trang, hầu hết các cặp vợ chồng đều trải qua khủng hoảng hôn nhân 2-3 năm đầu sau cưới. Bất đồng quan điểm sống có thể dẫn đến đổ vỡ, còn vấn đề tài chính sẽ khiến hôn nhân ngộp thở. Do đó, tiết kiệm một chút, yêu thương nhiều hơn sẽ giúp cân bằng được hạnh phúc. Chẳng phải cuộc sống sẽ tươi sáng hơn khi bạn đủ kiên cường để mãi yêu thương và vun đắp cho tổ ấm của mình.
Ngày đưa con vào lớp một
Vào lớp một là bước ngoặt lớn của cả con cái lẫn cha mẹ. Ngày đầu tiên đi học sẽ để lại dấu ấn khó quên trong tâm thức con trẻ cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, có một hiện tượng gọi là “sốc khi vào lớp một”, do môi trường học tập mới lạ lẫm và khắc nghiệt hơn mầm non. Hiện tượng này cũng xảy ra với các ông bố bà mẹ trẻ lần đầu làm phụ huynh đứa con 7 tuổi.
Trên thực tế, nuôi một em bé nhũ nhi mới chào đời không tốn kém và đau đầu như đứa trẻ sắp vào tiểu học. Cứ đến tháng 8 hàng năm, các bậc phụ huynh lại nhấp nhổm lên kế hoạch chạy “marathon” tìm trường cho con vào lớp một. Sau đó là bắt đầu chuỗi ngày sáng đi làm, tối kèm con học đến khi thi vào cấp ba. Cùng với đó là nỗi lo tích góp tài chính cho con tương lai tươi sáng sau này, chuyển cấp vào trường tốt nhất hoặc có điều kiện hơn thì du học trời Tây.
 |
Ảnh Sun Life Việt Nam |
Chị Lan Anh (34 tuổi, TP HCM) cho biết, giáo dục con cái chính là yếu tố vợ chồng chị ưu tiên hàng đầu. Anh chị không chỉ cho con học trường quốc tế để tiếp cận môi trường giáo dục mở, mà đồng thời, còn tích góp cho con du học từ bây giờ bằng cách gửi bảo hiểm giáo dục SunLife, vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo tương lai học vấn của bé nếu chẳng may bố mẹ có chuyện gì.
Theo chị, cha mẹ nào cũng mong muốn mang điều tốt nhất đến con cái. Chẳng phải cuộc sống của con sẽ tươi sáng hơn khi con được thỏa sức khám phá và trải nghiệm biết bao điều tuyệt diệu phía trước. Con cứ mặc sức vui chơi và học tập, thế giới này đã có ba mẹ lo!
Ngày ngấp nghé tuổi về hưu
Mỗi người có một kế hoạch khác nhau khi đến tuổi về hưu. Các dự định đó không nằm ngoài mong muốn được tận hưởng cuộc sống yên bình, dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè và thực hiện những ước mơ ấp ủ từ lâu. Tuy nhiên, không phải ai về hưu cũng dư dả hay nhờ vả được con cái.
Không ít bậc lão niên cho biết, họ phải đối mặt với cảm xúc thẫn thờ sau ngày đầu nghỉ việc. Tiếp theo đó là chuỗi ngày lên phường nhận lương hưu, sống chắt bóp sao cho vừa đủ với khoản thu nhập ít ỏi này. Tại Việt Nam, một khảo sát cho thấy có đến 95% người được hỏi bày tỏ lo lắng về cuộc sống nghèo khó, không đủ tiền trang trải khi về hưu. Những công chức lương khá quen cách chi tiêu 70-80% thu nhập mỗi tháng, nay cũng không thể giữ nếp sống hưởng thụ sau tuổi 55-60.
 |
Ảnh Sun Life Việt Nam |
Ở tuổi ngũ tuần, ông Tiến Thành (Hà Nội) chọn cách làm khác để có thể sống an yên đến già. Ngoài bảo hiểm xã hội, ông Thành hưởng ứng thêm quỹ hưu trí tự nguyện mà công ty ông đang hợp tác với Sun Life. Ông Thành tính toán, mỗi tháng tuy phải đóng thêm một khoản tiền, nhưng lại được miễn giảm không ít thuế thu nhập cá nhân. Nếu không có gì thay đổi, ông Thành có thể nhận 80% lương hiện giờ trong suốt 15 năm về hưu, thậm chí tự tin xin về hưu sớm đi du lịch đó đây cùng vợ.
“Chẳng phải cuộc sống sẽ tươi sáng hơn khi nghỉ hưu không phải là kết thúc, mà là chương mới của hạnh phúc. Cuộc sống tươi đẹp hơn khi ta biết tận hưởng từng khoảnh khắc còn lại của cuộc đời”, ông Thành chiêm nghiệm khi lên kế hoạch sống an vui sau tuổi 60.
Tìm hiểu thêm tại đây.
Lệ Thanh
" alt=""/>3 thời điểm cần suy nghĩ nghiêm túc về tương lai
Theo Ủy ban ATGT quốc gia, mỗi năm Việt Nam có 15.000 người chết vì tai nạn giao thông, riêng năm 2017 số vụ tai nạn giao thông tuy giảm nhưng vẫn ở mức báo động với hơn 20.000 vụ, khiến hơn 8.000 người tử vong.Tai nạn giao thông đã trở thành vấn nạn, nỗi đau, ám ảnh đối với gia đình, xã hội. Đằng sau những con số báo động trên là hàng chục ngàn nỗi đau mất người thân, mất đi trụ cột gia đình và hàng trăm ngàn người vì tai nạn mà trở thành tàn phế, trở thành gánh nặng cho xã hội.
Nỗi đau ám ảnh của tai nạn giao thông
Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng Hà Văn Mến (23 tuổi, Yên Thế, Bắc Giang) vẫn không thể quên được vụ tai nạn kinh hoàng đã làm thay đổi cả cuộc đời mình. Cách đây 5 năm, vào tháng 12/1010, trong buổi liên hoan vui vẻ cùng bạn bè, Mến và bạn đã uống rất nhiều rượu bia. Tan cuộc, hai người chở nhau về bằng xe máy, Mến ngồi sau. Nhưng chỉ rời đi được chừng 3km từ điểm xuất phát, người bạn cầm lái đã không làm chủ được tốc độ, đâm phải một vật cản khiến cả hai ngã xuống đường.
Người bạn kia bị gãy tay, còn Mến nằm bất tỉnh được chuyển thẳng lên bệnh viện Việt Đức trong tình trạng hôn mê. Mất đến 3 ngày, anh mới tỉnh lại. Bác sĩ kết luận, Mến có thể bị liệt tứ chi, do chấn thương ở đốt sống cổ, đốt sống thứ tư. Không thể phẫu thuật do tỷ lệ thành công là 50/50. Mọi sinh hoạt đều phải có người nhà giúp đỡ, từ ăn uống, vệ sinh cá nhân, đều diễn ra tại chỗ.
Gia đình Mến đông con, bố mẹ tuổi đã cao, thu nhập cả gia đình chỉ trông vào vài sào ruộng. Bởi vậy, việc anh bị tai nạn đã khiến cho kinh tế gia đình vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khăn.
Mất hơn một năm nằm bất động, bằng các phương pháp phục hồi chức năng, chân và tay Mến bắt đầu có cảm giác cử động được. Mến phải bắt đầu luyện tập từ những điều nhỏ nhất và kéo dài. Cần đến 5 tháng mới có thể ngồi một mình. Thêm 3 tháng để học cách cầm thìa xúc thức ăn và thêm 2 năm tập luyện ở bệnh viện để cử động tay được cơ bản.
Mến nói, anh đã kể câu chuyện của mình hàng chục lần, mỗi lần kể xong đều thấy rất buồn và ám ảnh. “Giá như hôm đó tôi và bạn không uống rượu say quá, giá như tôi gọi điện thoại cho người thân đến đón thì có lẽ tôi đã không trở thành nạn nhân của tai nạn giao thông”, Mến nói.
Tương tự, tai nạn giao thông cũng khiến cuộc đời của anh Nguyễn Quang Tạo (trú ở huyện Việt Yên, Bắc Giang) rẽ sang một hướng khác. Từ một người thanh niên khỏe mạnh, lành lặn, trong một lần tham dự đám cưới tại địa phương, anh Tạo đã điều khiển phương tiện sau khi uống rất nhiều rượu và gặp tai nạn ngay sau đó.
Kết quả là anh bị vỡ đốt sống, hai chân bị liệt, từ một người có công việc với mức lương khá, Tạo mất đi khả năng lao động, trở thành gánh nặng của gia đình.
Sống chủ động để hạn chế tai nạn giao thông
Câu chuyện của anh Hà Văn Mến và anh Nguyễn Quang Tạo chỉ 2 trong số hàng ngàn câu chuyện về hậu quả, nỗi đau do tai nạn giao thông gây ra. Chỉ vì một phú nông nổi cầm lái sau cuộc vui nồng mùi cồn, cả hai đã trở thành những người tàn phế suốt cuộc đời.
Đây cũng là câu chuyện được lựa chọn để chia sẻ trong chương trình “Vì một xã hội an toàn giao thông năm 2018”. Chương trình được triển khai với chủ đề “Câu chuyện của tôi - Bài học của bạn” nhằm giúp nâng cao nhận thức cho sinh viên về nguy cơ của việc lái xe sau khi uống rượu bia và truyền tải thông “Sống chủ động” của Bảo hiểm PTI.
Thông qua câu chuyện đầy ám ảnh, xúc động của hai “tuyên truyền viên” từng là nạn nhân tai nạn giao thông, bảo hiểm PTI đã giúp nâng cao nhận thức cho sinh viên về pháp luật trật tự, an toàn giao thông, những nguy cơ của việc lái xe sau khi uống rượu, bia và những hậu quả nghiêm trọng do hành vi này gây ra, giúp các bạn trẻ thay đổi suy nghĩ, hành vi, chủ động bảo vệ mình và xã hội khi tham gia giao thông. Hơn thế, chính họ sẽ là những công dân tích cực tuyên truyền những tác hại của việc lái xe sau khi uống rượu bia đến người thân, gia đình và bạn bè, góp phần làm giảm thiểu số vụ tai nạn thương tích và nâng cao văn hóa giao thông ở nước ta.
Tại buổi trò chuyện, đồng chí Nguyễn Minh Đức – Phó đội trưởng đội tuyên truyền Công an Thành phố Hà Nội đã cho biết, có đến 70% các hành vi vi phạm luật giao thông thuộc về độ tuổi từ 18 – 35 tuổi. Theo đó, 50% những người được hỏi có biết việc uống rượu bia không được lái xe theo quy định nhưng vẫn cố tình thực hiện. Đây là một trong những lý do làm gia tăng những vụ tai nạn nghiêm trọng tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây.
Theo đại diện PTI cũng cho biết thêm: PTI là doanh nghiệp bảo hiểm đứng thứ 2 về xe cơ giới, do đó, trên ai hết, PTI hiểu rõ những hậu quả khôn lường của tai nạn giao thông. Thông qua chương trình, PTI muốn chia sẻ bài học thực tế với những bạn trẻ, giúp các bạn có những trải nghiệm thực tế quý báu, cập nhật thêm kiến thức, kỹ năng giao thông cần thiết để chủ động tham gia giao thông một cách văn minh. Trong thời gian tới, PTI và ban tổ chức sẽ tiếp tục mở rộng triển khai chương trình tại nhiều trường đại học tại Hà Nội.
Vũ Minh
" alt=""/>Sống chủ động để tai nạn giao thông không còn là hiểm họa