Ngày 1/10, Báo Dân trínhận được phúc đáp từ Viện Y dược học dân tộc TPHCM về các vấn đề đã được chúng tôi gửi công văn, đề nghị cung cấp thông tin vào ngày 12/9.
Trong đó, Viện Y dược học dân tộc TPHCM cho biết, có 5 đối tượng được nơi này tiếp nhận thực hành, gồm: Bác sĩ y học cổ truyền, y sĩ y học cổ truyền, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y.
Sau khi Luật Khám, chữa bệnh 2023 có hiệu lực (từ ngày 1/1), thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với chức danh bác sĩ chuyển từ 18 tháng xuống còn 12 tháng; đối với chức danh y sĩ là 9 tháng (trước đây 12 tháng); với chức danh điều dưỡng, kỹ thuật y là 6 tháng (trước đây 9 tháng).
Đối với trường hợp của dược sĩ, Viện Y dược học dân tộc TPHCM sẽ xác nhận thực hành theo quy định tại Luật Dược 2016 và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP. Tương ứng với mỗi vị trí công việc được cấp chứng chỉ hành nghề dược sẽ có yêu cầu về thời gian thực hành nghề dược khác nhau.
Nhân viên y tế hành nghề tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM (Ảnh: HL).
Về kinh phí thực hành, Viện Y dược học dân tộc TPHCM thu 1 triệu đồng/tháng với đối tượng đại học, 750.000 đồng/tháng với đối tượng trung cấp, cao đẳng. Viện Y dược học dân tộc TPHCM chia sẻ, các chi phí hướng dẫn thực hành của nơi này xác định theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí, trên cơ sở lấy thu bù chi. Việc hạch toán, thu chi, thanh quyết toán được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Phía Viện Y dược học dân tộc TPHCM cho rằng, các chi phí thực hành đã được công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị, công khai cho các viên chức trong quá trình công tác tại đây. Việc thu kinh phí thực hành dựa trên hợp đồng là sự thỏa thuận giữa người thực hành và cơ sở thực hành.
Đối với quy định về xác nhận thời gian đào tạo, thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề Y, Dược, cho nhân viên y tế, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết, hiện nay việc thực hành để cấp Giấy phép hành nghề (trước đây là Chứng chỉ hành nghề) được thực hiện theo quy định tại Mục 1, Chương II, Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ.
Theo đó, với việc xác nhận thời gian thực hành để cấp Giấy phép hành nghề do cơ sở hướng dẫn thực hành thực hiện. Việc hướng dẫn thực hành áp dụng cho tất cả chức danh chuyên môn, không phân biệt nhân viên cơ hữu hay học viên, với mục đích đảm bảo về chuyên môn để được hành nghề, sau khi có giấy phép hành nghề.
Học viên thực hành tại một hội thảo do Viện Y dược học dân tộc TPHCM tổ chức (Ảnh: Viện Y dược học dân tộc).
Việc đăng ký thực hành được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7, Nghị định số 96/2023/NĐ-CP về thủ tục, hồ sơ, điều kiện và quy định một số nội dung liên quan đến người hướng dẫn thực hành. Khi cơ sở thực hành đáp ứng các điều kiện tại Điều 5 và Điều 6, Nghị định số 96/2023/NĐ-CP, thì được phép công bố là cơ sở đủ điều kiện để hướng dẫn thực hành.
Trong đó, chi phí hướng dẫn thực hành phải được đăng tải công khai trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Người thực hành cần nghiên cứu các thông tin này trước khi quyết định ký hợp đồng hướng dẫn thực hành.
Ông Khoa cho biết, việc ký hợp đồng thực hành là sự thỏa thuận quyền và lợi ích của các bên, nên việc người lao động, viên chức phải đóng tiền xác nhận thời gian thực hành cho chính đơn vị mình làm việc, về lý thuyết không trái với quy định của Nghị định số 96/2023/NĐ-CP.
Tuy nhiên, cơ sở y tế cần cân nhắc để xem xét thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Việc hỗ trợ phí, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên của chính bệnh viện trong việc xác nhận thời gian thực hành là cần thiết.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, đại diện nhiều bệnh viện ở TPHCM cho biết không thu phí xác nhận thực hành đối với nhân viên làm việc chính thức ở đơn vị của họ.
Đơn cử, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức khẳng định, việc hỗ trợ làm thủ tục xác nhận thực hành miễn phí cho nhân viên đã cống hiến thời gian dài tại đơn vị là trách nhiệm phải làm.
Nhân viên y tế làm việc tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM (Ảnh: HL).
Còn theo lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, y bác sĩ đã vào bệnh viện này làm việc được coi như "con em trong nhà", nên đơn vị đào tạo, xác nhận thời gian thực hành mà không yêu cầu gì về tiền bạc. "Làm việc hay sống phải có tình người, đối xử với người khác thế nào, họ sẽ đáp lại mình như thế", đại diện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chia sẻ.
Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, Luật Khám, chữa bệnh hiện nay không có nội dung về việc nhân viên y tế bắt buộc phải đóng tiền phí xác nhận thực hành cho nơi mình đang làm việc, để được cấp chứng chỉ hành nghề. Với những người đã gắn bó với đơn vị thời gian dài, việc xác nhận thời gian thực hành cho họ mà không tính phí là đúng đạo lý, khi pháp luật không quy định chi phí cụ thể.
Không quy định thutiền nhân viên khibệnh viện tổ chức hội thảo
Liên quan đến các phản ánh về việc Viện Y dược học dân tộc TPHCM liên tục tổ chức hội thảo, thu phí nhân viên với danh nghĩa "cập nhật kiến thức y khoa liên tục", ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, cho biết, theo quy định tại Thông tư số 32/2023/TT-BYT, hiện nay có nhiều hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục, như: Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề; tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh; nghiên cứu khoa học; tham gia các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ…
Người hành nghề có thể lựa chọn thực hiện mà không bắt buộc chỉ thực hiện theo một hình thức.
Ông Nguyễn Trọng Khoa khẳng định, hiện nay Bộ Y tế không có quy định liên quan đến việc thu tiền và mức thu đối với việc bệnh viện tổ chức các hội thảo cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Người hành nghề cần xem xét và cân nhắc trước khi tham gia các hội thảo này.
" alt=""/>Bộ Y tế nói về việc Viện Y dược học dân tộc TPHCM thu phí thực hànhMẹ tôi là giáo viên dạy văn cấp 2. Trong quãng thời gian công tác mẹ vừa là giáo viên giảng dạy vừa làm cán bộ quản lí, mẹ làm hiệu phó của ngôi trường cấp 2 ở chính quê hương nơi mẹ sinh ra và lớn lên.
Những ngày còn công tác, mẹ bận rộn suốt, việc trường, việc nhà, việc xóm, việc làng... vậy mà lúc nào tôi cũng thấy mẹ vui vẻ, tràn đầy năng lượng. Ở trường mẹ công tác học trò rất yêu quý và kính trọng mẹ. Trong gia đình, mẹ được ông bà nội tôi và các anh chị em trong nhà thương quý.
Trong kí ức của tôi, những năm tháng tuổi thơ thật êm đềm. Và tôi biết chúng tôi có được tuổi thơ êm đềm và đẹp đẽ ấy là nhờ có sự hi sinh thầm lặng cao cả của bố mẹ.
Những ngày tôi học cấp 1 là những năm tháng cuộc sống còn khó khăn, vất vả nhiều bề. Bố mẹ dầu dãi, tảo tần, ngoài công việc chính là dạy học bố mẹ còn làm thêm việc đồng áng, không kém gì các bác nông dân. Bố mẹ vẫn cấy 7, 8 sào ruộng, chăn nuôi đủ cả bò bê, lợn gà… Mẹ đảm đang, thu vén công việc vẹn toàn. Anh em tôi ngày đến trường một buổi, buổi còn lại tham gia giúp bố mẹ việc nhà cửa, ruộng vườn như hái rau, cắt cỏ, chăn bò...
Các buổi chiều vừa lao động nhẹ nhàng vừa được làm bạn với đồng quê như càng bồi đắp cho tuổi thơ anh em tôi. Đủ biết thế nào là công việc cấy hái, ruộng đồng của nhà nông, đủ biết những vất vả mà bố mẹ đã trải qua để lo liệu cho các con.
![]() |
Mẹ là điểm tựa bình an cho chúng tôi. |
Về nghỉ hưu nhưng mẹ đâu đã được nghỉ ngơi. Hàng ngày mẹ lại đỡ đần con cháu biết bao là việc, lúc nào người cũng luôn chân luôn tay. Nhất là giai đoạn hai, ba năm trở lại đây, khi dịch bệnh Covid-19 kéo dài, các cháu ở nhà học online, mẹ tôi lại nghiễm nhiên trở thành bà giáo cho các cháu. Bà kèm cặp các cháu học bài, cho các cháu vui chơi.
Ngoài giờ học các cháu học theo thời khóa biểu nhà trường, mẹ tôi tìm cách hướng dẫn và cho các cháu chơi thể thao, rèn luyện thể chất hay đọc sách thư giãn. Mỗi sáng chiều mẹ lo bếp núc, chăm các cháu bữa ăn giấc ngủ cho các con yên tâm công tác.
Tôi phục mẹ nhất là trong cuộc sống mẹ lúc nào cũng chi chút, khéo léo, như các cụ nói "khéo ăn thì no khéo co thì ấm".
Từ những ngày xa xưa lúc cuộc sống còn khó khăn, mẹ luôn thu xếp mọi thứ thật chu toàn. Nhà ông bà nội đông con, ông bà tôi có sáu người con dâu nhưng mẹ tôi là người được ông bà thương quý nhất.
Lúc nào ông cũng bảo chúng tôi hãy nhìn mẹ mà sống. Tôi nhớ ở quê những ngày giáp hạt, dù chẳng dư giả gì, bữa thiếu bữa đủ nhưng mẹ luôn gánh gạo vào biếu ông bà nội. Mẹ bảo ông bà già yếu rồi, không thể làm lụng như ngày còn khỏe nữa. Tôi nhớ mỗi năm vào ngày Tết Đoan ngọ hay Rằm Tháng bảy, bao giờ cũng thế, mẹ lại sắp đĩa xôi với miếng đùi gà thật ngon, cho anh em tôi mang biếu ông bà, sau đó chúng tôi mới được sà xuống ăn bữa cơm Tết thật ngon lành.
Sau này khi ông bà già yếu hơn, tối tối mẹ lại phân lượt cho anh em chúng tôi, ăn tối xong là mang sách vở vào học bài rồi ngủ với ông bà cho vui. Thế là thành quen, chúng tôi lớn lên trong ấm áp tình thương của ông bà và bố mẹ.
Trong việc học tập của anh em tôi mẹ cũng luôn ở bên. Ngày tôi học lớp 8, cả nhà tôi chuyển xuống trung tâm của huyện, để bố tiện công tác. Tôi vào học trường chuyên cấp 2 của huyện.
Khi tôi vào lớp, các bạn đã học gần hết kiến thức của học kì 1. Tôi nhớ phải mất 2,3 tháng mẹ luôn động viên tôi. Mẹ là giáo viên văn mà năm ấy mẹ đọc lại hết cả sách giáo khoa môn toán lớp 8 để tối tối mẹ lại hỗ trợ tôi, giúp cho tôi học gần hết một học kì để theo kịp chương trình với các bạn trong lớp. Nhờ có mẹ mà tôi nhanh chóng bắt kịp tiến độ và hòa nhập với các bạn. Tôi luôn thầm biết ơn mẹ thật nhiều. Không có mẹ chắc gì tôi đã đủ tự tin và được như ngày hôm nay.
Năm nay mẹ đã 68 tuổi rồi. Sức khỏe cũng không thể như trước. Hàng ngày ngoài lúc làm lụng các việc nhà, mẹ lại đọc sách báo, xem ti vi, hễ có tin tức gì hay lại chia sẻ cho các con. Mẹ vẫn thường nhắc nhở các con, cháu từ việc ăn uống cho khoa học, giữ gìn sức khỏe để làm việc, học hành, đến việc kết nối tình cảm gia đình...
Anh em chú bác trong nhà có việc gì, mẹ luôn là đầu cầu kết nối, nhắc nhở chúng tôi yêu thương, sẻ chia, thăm hỏi lẫn nhau. Ở tổ dân phố, mẹ tham gia vào hội phụ nữ, hội hưu trí.
Tôi thấy cuộc sống của mẹ cân bằng, vui vẻ. Mẹ không muốn phiền các con, không để các con phải lo lắng điều gì. Mẹ bảo các con sống tốt cuộc đời của mình là báo hiếu mẹ rồi, mẹ không cần gì cả. Mẹ sống cả đời giản dị, an yên. Mẹ hi sinh lặng thầm cao cả.
Tôi chỉ ước ao mẹ có những ngày thật thanh nhàn, mẹ đã sống cho gia đình, cho các con đủ rồi. Mẹ phải sống cho mình, an yên với tuổi già. Cầu mong mẹ luôn thật nhiều sức khỏe. Mẹ mãi là điểm tựa bình an cho chúng tôi.
Hồng Thắm
Sau loạt bài "Cha mẹ trong tim tôi", Ban Đời sống sẽ đăng tải các bài viết chủ đề "Thanh xuân của chúng ta". Mời độc giả gửi bài viết phù hợp về email: [email protected]. Toà soạn khuyến khích độc giả gửi kèm ảnh phù hợp. Trân trọng! |
Ấy là lần đầu tiên tôi nghe mẹ hát, một bàt hát ru con. Và sau này mỗi lần bế con trên tay, nước mắt tôi lại chảy dài nhớ về mẹ.
Bình yên nhất là nơi lòng mẹ, vững vàng nhất là bờ vai cha. Tôi là người con may mắn trong đời, vì tôi có được cả hai điều ấy.
" alt=""/>Mẹ là điểm tựa bình an của chúng con