Cách thức các đối tượng lừa đảo sử dụng là tạo lập Fanpage giả mạo, đăng bài quảng cáo để thu hút sự chú ý của người dùng. Khi có khách hàng tìm đến, đối tượng hướng dẫn họ làm theo yêu cầu đăng bài trên Facebook với nội dung bán vé máy bay giá rẻ. Để tạo lòng tin, các đối tượng đồng phạm còn giả làm khách đặt mua vé máy bay và tự tạo giao dịch thành công.
Ngay sau khi người bị hại chuyển tiền, đối tượng lập tức chặn Facebook, xóa toàn bộ dấu vết các tài khoản đã sử dụng liên hệ. Bên cạnh hình thức giả mạo tài khoản mạng xã hội, nhiều đối tượng còn tự nhận là nhân viên của hãng nên có chiết khấu cao, giả mạo đại lý ủy quyền để đưa ra các mức giá hấp dẫn khiến nhiều người mắc bẫy.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo, khi có nhu cầu mua vé máy bay, người dân nên trực tiếp đặt vé qua website chính của hãng hàng không hoặc gọi trực tiếp lên tổng đài nếu không thành thạo việc đặt vé qua mạng. Trước khi thực hiện bất cứ giao dịch nào, người dân cần tìm hiểu kỹ và xác nhận thông tin mã vé và kiểm tra có hiệu lực, đồng thời yêu cầu nhân viên của hãng soát lại thông tin hành trình bay, hành khách bay. Đặc biệt, không nên giao dịch qua bên trung gian thứ ba hay các đại lý khi không rõ về chất lượng, độ uy tín.
Chiếm đoạt 5 tỷ đồng với chiêu lừa bán giấy in giá rẻ
Đối tượng N.H.T (trú tại TP.HCM) vừa bị Công an tỉnh Bắc Ninh tạm giữ vì đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 5 tỷ đồng của hàng nghìn người bị hại trên cả nước. Chiêu trò của đối tượng này là dùng nhiều SIM rác cùng 19 tài khoản ngân hàng khác nhau phục vụ việc gọi điện, kết bạn Zalo với các chủ cửa hàng tạp hóa, photocopy để giới thiệu bán giấy in giá rẻ. Khi nạn nhân đặt hàng, đối tượng đặt mua giấy in chất lượng thấp từ 1 cửa hàng khác có giá rẻ hơn nhiều lần để giao tới cửa hàng của nạn nhân. Tiếp đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào những tài khoản đối tượng cung cấp.
Để tránh bẫy lừa đảo trên, Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân cảnh giác khi giao dịch mua, bán hàng hóa trên không gian mạng; kiểm tra thông tin kỹ thông tin về người bán; chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Đồng thời, đảm bảo rằng người bán cung cấp đủ thông tin về sản phẩm, hình ảnh, nguồn gốc xuất xứ nhằm tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Lập tài khoản ảo lừa bán quần áo qua mạng để chiếm đoạt gần nửa tỷ đồng
Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mới đây đã tạm giữ hình sự đối tượng Đ.T.T (trú tại Hà Nội) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ tháng 12/2022, đối tượng đã lập nhiều tài khoản ảo trên Facebook và Zalo có các tên ‘Bé Thỏ’, ‘Bé Thỏ Bé Thỏ’, ‘Shop Quần Áo Bé Thỏ’, ‘Bé Thỏ Chuyên Sỉ Lẻ Quần Áo’, đăng tải hình ảnh bán hàng với nội dung thanh lý quần áo số lượng lớn. Khi có khách hàng bình luận và liên hệ hỏi mua, đối tượng gửi hình ảnh, video và gọi điện tư vấn và báo giá thấp hơn giá thị trường.
Khi đã lấy được lòng tin của nạn nhân, đối tượng chốt đơn và yêu cầu nạn nhân chuyển khoản tiền đặt cọc. Để tăng độ uy tín, đối tượng còn đóng hàng, chụp ảnh gửi hàng cho nhà xe hoặc đơn vị chuyển phát. Song thực tế, bên trong gói hàng chỉ có quần áo cũ rách, không còn giá trị sử dụng. Sau khi nhận tiền, đối tượng chặn toàn bộ tài khoản Facebook, Zalo, cắt đứt liên lạc và chiếm đoạt tiền.
Để phòng tránh lừa đảo trực tuyến, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cẩn trọng hơn khi giao dịch mua bán hàng hóa trên mạng. Người dân cần kiểm tra và tìm hiểu kỹ thông tin về người bán; chỉ giao dịch khi đã xác nhận được mức độ uy tín của người bán hàng. Không chuyển tiền, thanh toán dưới mọi hình thức khi chưa xác định được uy tín của người bán và chất lượng của sản phẩm.
Xuất hiện nhiều chiêu lừa việc làm thêm trên mạng dịp cận tết 2024
Thời gian cận Tết, trên các nhóm tìm việc online, thông tin quảng cáo, tuyển dụng việc làm thêm liên tục được đăng tải rầm rộ: Tuyển người bình luận sản phẩm, đánh máy đề cương với mức lương từ 100.000 - 300.000 đồng/ngày; cộng tác viên bán vé máy bay chiết khấu hoa hồng lên đến 20%; cắt mác quần áo nhận tiền công liền tay; cộng tác viên vận đơn...
Đối tượng tuyển dụng được nhắm đến chủ yếu là các mẹ ‘bỉm sữa’, học sinh, sinh viên, người lao động có thu nhập trung bình - thấp đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm. Thực tế, đã có nhiều người dân bị dính bẫy lừa đảo của các nhóm đối tượng.
Theo Cục An toàn thông tin, mặc dù hình thức lừa đảo “làm cộng tác viên” không mới, song các đối tượng liên tục thay đổi hình thức nên khiến cho nhiều người vẫn đồng ý tham gia. Cơ quan này khuyến nghị người dân tuyệt đối không làm theo yêu cầu tạm ứng trước tiền; không nên tin tưởng vào những đề nghị quá hấp dẫn và những công việc dễ dàng, không quan trọng trình độ hay kỹ năng; đồng thời cần đặc biệt lưu ý không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng hay mã OTP.
Chiêu lừa lập tài khoản chuyên ‘giải cứu’ người bị hại từ Campuchia
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương vừa triệt phá một đường dây lừa đảo, bắt giữ, mua bán người từ Campuchia về Bình Dương. Trước đó, người thân của người bị hại đã đến cơ quan công an tỉnh Bình Dương trình báo việc bị nhóm đối tượng đe dọa phải đưa tiền để chuộc người thân từ Campuchia về.
Cụ thể, đối tượng chủ mưu của đường dây tạo lập trang mạng ‘TQ’ với nội dung chuyên nhận giải cứu nạn nhân bị bán sang Campuchia về Việt Nam. Dưới vỏ bọc này, đối tượng chủ mưu câu kết với đối tượng người Campuchia và người Việt Nam sống tại Campuchia để giăng bẫy người nhà nạn nhân và chiếm đoạt tài sản.
Sau khi nhận được tiền của người nhà nạn nhân, thay vì đưa nạn nhân về nhà theo thỏa thuận, đối tượng chủ mưu đưa nạn nhân về nhà của đồng bọn tại nơi giáp ranh biên giới Campuchia-Việt Nam và tiếp tục yêu cầu người thân nạn nhân chuyển tiền thì mới cho về Việt Nam.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người lao động có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài, cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ tại Việt Nam; tuyệt đối không tin tưởng vào các thông tin mời chào, hứa hẹn ‘việc nhẹ lương cao’ tràn lan trên các website và mạng xã hội. Người lao động có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp đã được cấp giấy phép tại trang thông tin điện tử dolab.gov.vn của Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Bẫy lừa đảo lần 2 với dịch vụ ‘Lấy lại tiền đang bị treo trên mạng’
Cục An toàn thông tin cho biết, nhiều nạn nhân thời gian qua đã bị dụ dỗ sử dụng dịch vụ ‘Lấy lại tiền đang bị treo trên mạng’ khiến cho họ tiếp tục sập bẫy của các đối tượng lừa đảo. Cụ thể, các đối tượng mạo danh luật sư làm tại các Văn phòng Luật sư có thật và uy tín, đưa ra cho nạn nhân những lời đảm bảo có thể lấy lại được số tiền vừa mất. Đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển phí dịch vụ thì mới thực hiện; nhưng sau khi nạn nhân chuyển tiền, đối tượng lại đưa ra các lý do để yêu cầu nạn nhân chuyển thêm tiền. Nếu nạn nhân không chuyển tiền tiếp, các đối tượng cắt đứt liên lạc và chiếm đoạt số tiền nạn nhân đã chuyển trước đó.
Khuyến nghị của Cục An toàn thông tin với người dân, nhất là những người đã trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, đó là họ cần luôn cảnh giác với những lời mời chào trên mạng xã hội; thường xuyên cập nhật và nắm bắt thông tin về an toàn không gian mạng; tuyệt đối không cung cấp những thông tin cá nhân để tránh bị đánh cắp thông tin sử dụng cho mục đích phi pháp.
Trường hợp đã bị lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an, tuyệt đối không nghe theo hướng dẫn của các đối tượng mạo danh cam kết có thể lấy lại tiền đã bị lừa cho nạn nhân.
" alt=""/>6 thông tin nổi bật về lừa đảo trực tuyến trong tuần cuối cùng năm 2023Chiều 24.6, thí sinh có mặt tại các hội đồng thi THPT quốc gia 2019 để nghe phổ biến quy chế, làm thủ tục dự thi và đính chính sai sót thông tin (nếu có).
Năm nay, dự kiến có hơn 887.000 thí sinh cả nước tham dự kỳ thi THPT quốc gia với gần 38.050 phòng thi; 1.980 điểm thi.
![]() |
Đa số thí sinh ở điểm thi THPT Yên Hòa khá thoải mái sau khi làm thủ tục. Ảnh: Thảo Anh. |
Thí sinh Tiến Đức (THPT Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Tâm trạng của em khá ổn định trước kỳ thi này bởi những năm gần đây sau khi thi xong có thể lựa chọn nguyện vọng của mình. Hơn nữa, sáng mai thi Văn mở màn cũng là môn thi tạo tâm lý dễ thở cho thí sinh, vì môn Văn chín người mười ý, có thể sáng tạo".
![]() |
Sĩ tử hi vọng trong thời gian diễn ra kỳ thi thời tiết sẽ mát mẻ. |
Trong lúc đợi con làm thủ tục, nhiều phụ huynh cũng "tay bắt mặt mừng" chia sẻ những câu chuyện bên lề thi cử với tâm trạng không quá lo lắng.
Chị Mai Hoa (Văn Quán, Hà Đông) kể, cận ngày thi, gần như con không còn ôn bài nữa mà dành thời gian để nghỉ ngơi và giải trí. Bản thân bố mẹ cũng chỉ mong muốn con ăn ngủ điều độ để lấy sức đi thi. Tâm lý của cả nhà khá nhẹ nhàng.
"Chỉ cần con có mục tiêu và mong ước riêng của con, nếu kết quả không tốt thì còn quá nhiều cánh cửa và cơ hội khác. Cho đến đúng hôm nay đi làm thủ tục, tôi phải "xin con" để đưa con đi thi, bởi vì con mong muốn được tự lập và ngại mẹ vất vả.
Con bảo mẹ lo thì đứng ngoài cổng trường đợi con nhưng việc bố mẹ đứng sau cánh cổng trường thi đôi khi lại chính là áp lực với chính mẹ và với cả con. Dù thế, tôi vẫn xin nghỉ làm gần hết tuần này để hỗ trợ và ủng hộ con", chị Mai Hoa chia sẻ.
Tuy nhiên, vẫn có những phụ huynh khá căng thẳng vì “học ba năm thi một ngày".
Chị Hồng Nhung (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Nói gì thì nói, dù bây giờ có quá nhiều lựa chọn nhưng gia đình nào cũng muốn con vào được môi trường tốt để sau này có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn. Vì thế, gia đình tôi cũng thấp thỏm không biết đề thi năm nay có khó không".
Nói về việc ôn tập của con cận ngày thi, chị Hồng Nhung dí dỏm: "Những ngày gần đây, tôi hối con nghỉ ngơi vì cận ngày thi không nên nhồi nhét kiến thức. Tối nào tôi cũng rủ con ra xem phim "Về nhà đi con" vì dạo gần đây thấy các mẹ trổ tài đoán đề thi Văn năm nay có thể lấy chủ đề bộ phim này. Tôi thấy rất hợp lý, vì phần thi Nghị luận xã hội thường ra đề mở. Bộ phim "Về nhà đi con" có đề tài đầy tính nhân văn và hấp dẫn khán giả. Chẳng hạn như có thể ra đề là Lấy cảm hứng từ bộ phim "Về nhà đi con", tại sao nhà là nơi để về chẳng hạn (cười). Biết đâu được đấy!".
Sáng mai (25.6), thí sinh cả nước sẽ bước vào buổi thi đầu tiên môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019.
"Về nhà đi con" là bộ phim gây sốt màn ảnh Việt những tháng gần đây. Bộ phim xoay quanh 3 chị em gái Thu Huệ, Anh Thư, Ánh Dương (với sự nhập vai của diễn viên Thu Quỳnh, Bảo Thanh, Bảo Hân) mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, mỗi người một tính cách, một lối sống. Cả 3 chị em đều gặp phải những biến cố của riêng mình nhưng họ may mắn khi có chung một điểm tựa là ông Sơn (do NSƯT Trung Anh đảm nhận) - một người bố tận tụy, hết mực yêu thương các con. Sau nhiều biến cố, 3 cô con gái đều nhận ra hạnh phúc lớn nhất họ có được chính là một người bố luôn sẵn sàng bao bọc và nói "Về nhà đi con" bất cứ khi nào họ cần một mái ấm.
Theo laodong.vn
" alt=""/>'Về nhà đi con' được dự đoán vào đề Ngữ văn THPT Quốc gia 2019
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Viên, xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, từ nhỏ Thư đã hiểu chuyện. Thương bố mẹ vất vả nên ngoài giờ học, Thư lại tranh thủ làm việc nhà và trông em. Cho đến tháng 6/2024, em bắt đầu cảm thấy đau bụng. Cơn đau kéo dài, xuất hiện ngày càng nhiều. Tại Bệnh viện phụ sản Trung ương, bác sĩ đã tìm ra căn bệnh ung thư buồng trứng.
Để khối u không di căn, bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật lấy khối u. Sau ca mổ chừng 2 tuần, Thư bị biến chứng dẫn tới viêm phúc mạc, hoại tử hồi tràng do nghẹt ruột. Em buộc phải trải qua một ca mổ nữa ở Bệnh viện Việt Đức để cắt đoạn ruột non, làm hậu môn nhân tạo.
Căn bệnh diễn biến quá nhanh khiến sức khoẻ em suy kiệt trầm trọng. Cùng với tác dụng phụ của hoá chất, nhiều lần chị Mai muốn ngất xỉu khi chứng kiến con gái như "chết đi sống lại". Thương con là vậy nhưng chính vợ chồng chị cũng đang chịu áp lực kinh tế rất lớn.
Bởi lẽ, tính đến nay, chi phí điều trị cho Anh Thư đã lên tới gần 100 triệu đồng, chưa kể các khoản đi lại, sinh hoạt cực kì tốn kém dù gia đình đã hết sức tằn tiện. Mỗi đợt con "vào" hoá chất, tiền thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm hỗ trợ khoảng 6 triệu đồng, mà chỉ kéo dài 5-10 ngày/đợt.
Vợ chồng chị Mai vốn làm nông, lúc rảnh rỗi thì đi chặt keo thuê cho người ta, công việc nặng nhọc mà thu nhập lại bấp bênh. Không có tiền lo cho con, anh chị chỉ biết vay khắp người thân, bạn bè. Suốt mấy tháng ròng con nằm viện, ngày nào chị cũng như bị "tra tấn" về mặt tinh thần, nhất là khi đếm lại số tiền ít ỏi còn lại trong túi.
"Thỉnh thoảng, con lại quay sang bảo 'con sợ chết, sao tự nhiên con lại mắc bệnh này hả mẹ? Bố mẹ đi với con thế này thì lấy tiền đâu mà chữa bệnh', tôi nghe mà rưng rưng nước mắt. Vừa rồi con đọc báo, biết được sắp đến khai giảng, con lại khóc suốt. Điều cháu sợ hơn cả là sẽ chết, không còn được nhìn thấy mẹ", chị Mai buồn bã.
Hiện tại, gia đình chị đã không còn đủ khả năng để tiếp tục lo chữa bệnh cho con. Kinh tế hoàn toàn cạn kiệt, mấy sào ruộng năng suất thấp chỉ đủ ăn. Bản thân chồng chị cũng đã cố gắng tìm chỗ làm thêm nhưng do vừa xảy ra bão lũ, việc cũng chẳng có mấy.
![]() | ![]() |
Phòng CTXH Bệnh viện Việt Đức xác nhận: Bệnh nhân Hà Anh Thư (11 tuổi) bị ung thư buồng trứng, đã làm phẫu thuật 2 lần và điều trị hóa chất 2 lần theo chu kì. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ làm nông nuôi hai con đang độ tuổi đi học. Rất mong nhiều nhà hảo tâm biết đến, hỗ trợ bệnh nhân Anh Thư có thêm chi phí điều trị.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Phạm Thị Mai, thôn Viên, xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. SĐT: 0353109963. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2024.270(Hà Anh Thư) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |