![]() |
Quá tải: Tắc đường - sốt đất
Hơn 7 năm trước, khi quy hoạch Hà Nội mở rộng chưa được phê duyệt, một KTS đã dự báo rằng, chỉ trong vòng 10 năm tới đô thị Hà Nội sẽ phải đối mặt với tình trạng tắc đường và quá tải cục bộ tại nhiều khu vực. Đặc biệt, với việc quy hoạch dồn nén các khu đô thị “chỉ để ở” phía Tây Hà Nội, sẽ khiến nhiều tuyến đường xuyên tâm của Thủ đô trở thành những “cống người” vào mỗi sáng sớm hay lúc chiều xuống.
Và, không phải đợi đến 10 năm, sau 5 năm, Hà Nội đã thực sự xuất hiện nhiều “cống người” trên các trục đường xuyên tâm.
Nhìn lại sự phát triển của Hà Nội, sau gần 10 năm mở rộng, diện tích nội thành đã tăng gấp đôi, gấp ba, nhưng chủ yếu phân lô, bán nền. Các chỉ số về diện tích đất công cộng, cây xanh, đường sá, cầu cống… được quy hoạch theo kiểu tùy hứng, chỉ áp dụng trong từng dự án nhỏ lẻ. Rồi các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên dày đặc, nhưng không có nhà ở đi kèm. Và tất đã xảy ra tình trạng dồn cục khi di chuyển từ nơi ở trong TP đến nơi làm việc.
Trong quy hoạch phát triển Thủ đô trước đây, 9 KCN cũ kết bè với hàng loạt các KCN mới đã tạo thành một vành đai bủa vây Hà Nội. Hậu quả, từ bất cứ hướng gió nào, về mùa đông cũng như mùa hè không khí ô nhiễm công nghiệp đều thổi vào nội thành. Đặc biệt, với Hà Nội mở rộng, nguy cơ ô nhiễm ngay trong lõi đô thị đã hiển hiện.
Và để giải quyết “sai lầm” này, suốt hơn một thập kỷ qua, Hà Nội đã nỗ lực di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi vùng lõi, nhưng những khó khăn về đất đai, chuyển đổi công nghệ… khiến kế hoạch luôn chậm. Tham vọng chuyển toàn bộ cơ sở công nghiệp ra khỏi Thủ đô cũng gặp rất nhiều trở ngại. Bằng chứng là, khi lập quận mới Hoàng Mai (gồm một phần huyện Thanh Trì) thì các cụm công nghiệp đó giờ lại nằm gọn trong nội thành (thuộc Q.Hoàng Mai). Vậy là, mong muốn nội thành “sạch bóng KCN gây ô nhiễm”, một lần nữa phải chuyển thời gian!
Ngay ở các trung tâm, quy hoạch ngăn nắp trước kia cũng bị phá vỡ khi chính quyền cho phép xây dựng hàng loạt cao ốc khiến hạ tầng bị quá tải dẫn đến cống sập, cây xanh bị chặt hạ và các phương tiện giao thông bị “hút” vào. Điển hình phải kể đến con đường Nguyễn Chí Thanh từng được mệnh danh “kiểu mẫu”, đẹp nhất Thủ đô. Với chiều dài 1,8 cây số, các lợi thế về cây xanh, mặt nước, không gian… kể từ khi được “phong hạng”, bây giờ đã “bị” người ta cấy vào đó đủ loại công trình đồ sộ. Mật độ dân số tăng vọt, giao thông quá tải, đường Nguyễn Chí Thanh đang có nguy cơ bị “xuống hạng”.
Do quy hoạch chắp vá, tầm nhìn ngắn hạn với mong muốn khai thác nhanh, hàng ngàn dự án bao quanh các TP cũng đã được chuyển đổi mục đích cho hàng trăm Cty kinh doanh đất trên giấy với hạ tầng chắp vá, tạm bợ. Thế là đô thị lên cơn sốt đất. Tình trạng đầu cơ đất với cách làm ma mãnh “cho dự án, cấp dự án và chạy dự án” càng góp phần cho bức tranh “nhà nhà làm quy hoạch” lộ rõ. Trong cơn quay cuồng đó, các nhà đầu cơ khắp nơi đổ về, kể cả nước ngoài, đã đẩy giá đất lên cao kinh hoàng (giá đất ở Hà Nội khu trung tâm - vùng lõi Thủ đô - thuộc loại cao nhất thế giới).
Băm nát đô thị - tiêu tốn nguồn lực
Cuối năm, đứng “bên rìa” đô thị đang lớn - rộng, Thủ đô Hà Nội, mà thấy nao nao. Nếu nhìn chấp chới từ “đỉnh” một tòa nhà cao tầng nơi phía bắc Thủ đô, thôi thì cũng mừng trước lớp lớp các khối bê tông ken xấp vào nhau. Thủ đô ta đã cao hơn, nơi ở sang hơn nhiều.
Còn nếu nhìn ở khoảng máy bay hạ độ cao chuẩn bị tiếp đất lại thấy những cảm giác khác. Còn đó lô nhô khu nhà thấp tầng san sát, líu ríu, ken dày trong đô thị, còn đó những “mảng vàng” cần tô lại. Còn nếu trực tiếp “đảo một vòng” Thủ đô, tâm tư khi đó mới thật là… tâm tư. Các số liệu công bố cho thấy, diện tích đất dành cho giao thông còn quá khiêm tốn. 7 quận nội thành của Hà Nội cũ có tổng diện tích 83km2, nhưng chỉ có 5,2km2 diện tích đường (chiếm 6,18%). Con số này ở ngoại thành còn "tệ" hơn, chỉ 0,9% quỹ đất được dùng cho giao thông.
Sự manh mún càng thể hiện rõ khi đô thị phát triển lan nhanh theo chiều rộng. Thiếu thiết kế đô thị, chắp vá trong quy hoạch đã khiến mặt tiền nhiều TP bị băm nát bởi tình trạng chia lô, nhà ống dày đặc. Từ đô thị lớn, nhân bản tới các đô thị nhỏ khiến giờ đây tìm đất xây trường học, bệnh viện, công viên… trở nên nan giải. Hàng trăm nghìn tỷ đồng ngân sách - nguồn lực của quốc gia - đã bị ném vào cho việc giải tỏa xây dựng cầu, mở đường, làm các công trình thoát nước, trạm xe buýt, metro, chợ…
Nghịch lý hơn, rất nhiều tuyến đường vành đai chưa kịp xây xong đã trở thành đường nội ô. Các luồng giao thông kết nối (hàng hóa - kho tàng - bến bãi - cảng sông, biển, hàng không…) hầu như lâm vào ngõ cụt. Ví dụ rõ nhất là kết nối giữa sân bay Nội Bài với Hà Nội, tình trạng đô thị “nuốt” các đường vành đai ở Thủ đô.
Xe máy, chia lô nhà ống đã biến Thủ đô trở thành một chợ lớn. Và Hà Nội trở thành 3.600 phố phường với dân số tăng gấp đôi, dân số khống chế trong quy hoạch hơn 10 năm trước nhanh chóng bị phá sản. Các nguồn lực của TP cứ dồn mãi cho giải phóng mặt bằng, chống ngập, mở đường, chống ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường… Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, vòng luẩn quẩn chưa thể dứt khi mà tầm nhìn cũng quẩn quanh với những lợi ích trước mắt.
Tất cả những vấn nạn kể trên là hậu quả của việc chậm trễ dự báo, quy hoạch và các chính sách, luật ban hành không khả thi, thiếu thực tiễn trong quản lý phát triển đô thị.
Kinh nghiệm của các quốc gia thành công trong phát triển đô thị cho thấy, “phải đặc biệt ưu tiên xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị, đó là nền tảng của đô thị”. Nhiều nhà chiến lược đô thị khẳng định “đầu tư cho hệ thống này là cho phát triển, cho mai sau”. Với Hà Nội, mai sau có lẽ khó khăn hơn nhiều - bởi nhìn chung chúng ta vẫn chưa chống đỡ nổi các khủng hoảng hiện tại (do vốn, kỹ thuật, nhân lực) nếu không có một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực sống còn của đô thị: Phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Theo Xây dựng
" alt=""/>Quy hoạch đô thị ở Hà Nội quá tải tắc đườngVà thậm chí đã ra mắt cách đây hơn sáu năm, Valve vẫn đang gặp vấn đề với những người chơi thích rời bỏ trận đấu ngay giữa chừng.
Khảo sát về số lượng người chơi quit game giữa chừng trong 50,577.217 số trận đấu trải đều ở tám mức rank của Dota 2
Theo số liệu thống kê của GOSU AI, một chương trình sử dụng trí tuệ nhân tạo để chuyên nghiên cứu về Dota 2, đã chỉ ra rằng cứ 11.7% số trận đấu diễn ra thì sẽ có ít nhất một người rời bỏ từ sớm.
Cũng theo GOSU AI, ba lý do khiến đại đa số người chơi bỏ lửng trận đấu lần lượt là do mất kết nối trong một khoảng thời gian dài, rage quit và AFK. Ngoại trừ Immortal, nơi người chơi “ưa thích” rage quit hơn hẳn so với tất cả bậc rank khác.
Lý do tại sao game thủ Dota 2 lại thoát giữa trận
Những người chơi không hoàn thành trọn vẹn trận đấu thường bắt gặp trong Dota 2, League of Legendsvà Overwatch. Bởi nhiều lý do mà nhiều người quyết định dừng cuộc chơi ngay khi họ nhận thấy mình bắt đầu thua thế hoặc đồng đội không làm theo ý.
Điều này thường dẫn tới tương quan lực lượng giữa hai đội mất cân bằng. Đội mất người không chỉ chịu thiệt về mặt quân số, nguồn lực cung cấp cũng giảm thiểu và dĩ nhiên sức sát thương cũng khó có thể sánh được với đối thủ.
Valve, giống với nhiều nhà phát triển khác, đã cố gắng khắc phục tình huống không ai mong muốn này bằng nhiều hình thức xử phạt người chơi thoát game trước khi có kết quả chung cuộc.
Theo đó, Valve trừ điểm Priority (Ưu tiên) với bất cứ người chơi Dota 2nào đã từ bỏ nhiều trận hoặc bị ai đó report nhiều lần liên tiếp.
Dota 2client cũng đã có riêng một hệ thống phát hiện những hành vi xấu như throw game, feeding và AFK trong suốt một thời gian dài. Hệ thống này sẽ theo sát người chơi có dấu hiệu khả nghi và trao án phạt Low Priority dựa vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Lưu ý rằng tất cả người chơi Dota 2đều sẽ khởi đầu với mức Normal Priority nhưng khi nó bị giáng xuống Low Priority thì trải nghiệm của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cụ thể, Low Priority buộc người chơi mất nhiều thời gian chờ đợi matchmaking hơn bình thường, chỉ cho phép họ tham gia mode unranked Single Draft, không được phép nhận item rớt ra và nhận điểm Trophy.
Cách để thoát khỏi trạng thái Low Priority khá đơn giản nhưng cũng tẻ nhạt không kém.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các lượt reports và số lượng trận đấu bỏ dở, người chơi dính “mác” Low Priority cần phải trải qua một số lượng game nhất định với những ai cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Khi đáp ứng được yêu cầu, họ sẽ quay trở lại Normal Priority.
Tuy nhiên, số lượng thống kê lại cho thấy càng ở bậc rank thấp, người chơi Dota 2thoát game lại càng phổ biến. Đó có thể là bởi họ là những “lính mới” và dễ dàng bị kích động, nản chí khi đang trong chuỗi trận toàn thua.
Đơn cử như ở bậc rank Herald, 20.5% trong tổng số 171,626 trận đấu được khảo sát đều có tối thiểu một người chơi thoát game. Khi mà gần ¼ số trận rank bình thường đang gặp phải vấn đề nhức nhối trên, rõ ràng nó không còn là chuyện nhỏ.
Tin tốt là nếu bạn thuộc nhóm người chơi từ rank Ancient trở lên, số lượng người rời bỏ trận giữa chừng giảm dần đều từ múc 9.8%. Điều đó chỉ ra rằng, người chơi càng có nhiều kinh nghiệm hay hiểu biết nhiều hơn về Dota 2thì họ càng quan tâm tới Priority và cố gắng không làm gánh nặng cho team.
Không may, điều đó không giải quyết được vấn đề mà những người chơi mới làm quen với Dota 2đã và đang gặp phải. Dù họ cố nỗ lực, cố gắng để cải thiện mức rank nhưng số lượng lớn những người chơi có thói quen thoát game sẽ phá hỏng trải nghiệm, khiến họ mất vui và có thể dẫn tới chia tay Dota 2mãi mãi.
Nếu như Valve không mạnh tay hơn nữa thì chẳng ai có thể thay thế họ cải thiện được vấn đề. Yếu tố ý thức người chơi là một phần quan trọng của những tựa game như Dota 2– nó có thể rất tuyệt khi mọi người cùng nhau tận hưởng và sẽ cực kỳ tồi tệ nếu ai cũng vì cái tôi cá nhân.
Với những công cụ chuyên thống kê những số liệu thuộc dạng vi mô như GOSU AI, khá là thú vị khi biết được một phần nào thói quen chơi game của cộng đồng.
Giống với hầu hết các chủ đề trên trang mạng Reddit được đưa ra thảo luận đề tìm ra giải pháp, công khai những con số kiểu như thế này có thể sẽ khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ, chơi game tích cực hơn?!
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2: Người chơi rank Immortal ‘ưa thích’ rage quit nhấtChiều nay, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế Hà Giang khẩn trương xác minh làm rõ thông tin cô giáo Hồ Thị Thảo (35 tuổi, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, Hà Giang) bị liệt nửa người sau 1 mũi tiêm tại khoa Y học cổ truyền, BV đa khoa tỉnh.
Đồng thời BV có trách nhiệm phối hợp với BV Bạch Mai để xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân liệt nửa người.
Trường hợp có sai phạm, Bộ yêu cầu phải xử nghiêm các tập thể, cá nhân có liên quan. Báo cáo về Bộ trước 12/7.
![]() |
Chị Thảo đang điều trị tại BV Bạch Mai. Ảnh: T.Linh |
Trước đó theo đơn phản ánh bà Trịnh Thị Mai, ngày 23/6, con gái bà là Hồ Thị Thảo đến BV đa khoa tỉnh Hà Giang khám vì tê ngón cái và đau vùng vai, gáy. BS chỉ định chị vào khoa Y học cổ truyền điều trị bằng phương pháp châm cứu.
Chiều cùng ngày, sau khi chụp X-quang, chị Thảo được một nam điều dưỡng của khoa tiêm 1 mũi thuốc vào mông.
Sau tiêm khoảng 10 phút, bệnh nhân có triệu chứng nôn, xỉu người, từ thắt lưng xuống bàn chân mất dần cảm giác, không đi lại được và dần dần liệt nửa người dưới, phải nằm lại viện điều trị.
3 ngày sau, khi triệu chứng không đỡ, gia đình truy hỏi kết quả X-quang, tuy nhiên bác sĩ điều trị trả lời vẫn chưa có.
Sau đó gia đình đã yêu cầu chuyển bệnh nhân xuống BV Bạch Mai để điều trị, hiện đang nằm tại khoa Thần kinh nhiễm khuẩn.
Được biết, chị Thảo là giáo viên dạy âm nhạc của trường Mầm non xã Đạo Đức, hiện một mình nuôi con trai đang học lớp 7.
GS Lương Ngọc Huỳnh giới thiệu một số phương pháp chữa khỏi bệnh liệt dây thần kinh ngoại biên mà không cần đến bác sĩ.
" alt=""/>Cô giáo bị liệt nửa người sau 1 mũi tiêm vào mông