Tần suất tử vong giữa chuyến
“Tử vong trên máy bay thương mại thực sự khá hiếm”, Tiến sĩ Arnold Seid, Giám đốc y tế của Global Rescue, đơn vị tập trung vào các trường hợp cấp cứu y tế khi đi du lịch, cho biết.
Nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Y học Cấp cứu Mỹ cho thấy tỷ lệ cấp cứu y tế trên máy bay toàn cầu là 18 trường hợp trên 1 triệu khách với tỷ lệ tử vong là 0,21 trên 1 triệu khách.
Dự kiến sẽ có 4,7 tỷ lượt khách bay vào năm 2024, vượt cả mức trước đại dịch. Vì vậy, bạn có thể phải nghe nhiều hơn về những sự cố bi thảm này.
Về phần mình, các hãng hàng không lên kế hoạch tốt nhất có thể. Nhiều hãng mang cáng lên máy bay.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tử vong trên không cũng gây ra bất ngờ. Khi một người mắc bệnh nan y mong muốn đến thăm nơi nào đó lần cuối - thường để gặp gia đình - các hãng hàng không cho phép họ lên máy bay như một cử chỉ nhân đạo, mặc dù môi trường oxy thấp trong cabin có thể khiến người bệnh mệt mỏi hơn.
Cách xử lý khi hành khách gặp sự cố y tế
Theo Cntraveler, mỗi hãng bay có các thủ tục trong trường hợp cấp cứu y tế đe dọa tính mạng hoặc tử vong khác nhau. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đưa ra một số khuyến nghị với phi hành đoàn khi xử lý các tình huống đó.
Theo hướng dẫn của IATA, phi hành đoàn nên thực hiện hô hấp nhân tạo cho đến khi có một trong các tình huống sau: bệnh nhân có thể hô hấp và tuần hoàn trở lại, máy bay đi vào vùng thời tiết xấu, nhân viên cứu hộ kiệt sức, bệnh nhân tử vong.
Hướng dẫn của IATA cho biết: “Nếu hồi sức tim phổi tiếp tục trong 30 phút hoặc lâu hơn mà không có dấu hiệu của sự sống và không có thông báo sốc điện nào từ máy khử rung tim ngoài tự động, người bệnh có thể được cho là đã chết và ngừng hồi sức”.
Trong trường hợp khẩn cấp, phi hành đoàn sẽ luôn hỏi xem có bác sĩ trên máy bay không. Chỉ bác sĩ mới có thể tuyên bố một cách hợp pháp ai đó đã chết.
Nếu không có bác sĩ trên máy bay, phi hành đoàn sẽ kết nối với dịch vụ y tế mặt đất. Tiếp viên hàng không sẽ cung cấp các thông tin sức khỏe của bệnh nhân để nhờ hỗ trợ.
Nếu có hành khách đột tử, máy bay có cần hạ cánh khẩn cấp không?
Tiến sĩ Seid cho biết: “Không có quy định bắt buộc phải thay đổi đường bay hoặc hạ cánh khẩn cấp trong trường hợp có hành khách tử vong. Phi công phải tuân theo các thông báo nhất định, tùy thuộc vào quốc gia và khu vực pháp lý của sân bay đến cũng như quy định của công ty”.
Nếu phi công quyết định không chuyển hướng, phi hành đoàn sẽ được giao nhiệm vụ xử lý thi thể trong thời gian tạm thời.
Theo đề xuất của IATA, người quá cố sẽ được đi chuyển đến chỗ ngồi có ít hành khách. Nếu máy bay đã đầy, thi thể có thể được trả về chỗ ngồi ban đầu của mình hoặc chuyển sang khu vực khác không cản trở lối đi, lối ra. Nếu không có túi đựng, phi hành đoàn nên vuốt mắt và đắp chăn cho thi thể.
Người đó có thể được chuyển đến khu vực nghỉ ngơi của phi hành đoàn, thậm chí khoang hạng nhất, nơi có thể có nhiều không gian hơn, ghế dự phòng, nơi thi thể được đặt một cách kín đáo.
Chi phí và hậu cần liên quan đến việc hồi hương hành khách gặp sự cố sau khi hạ cánh phụ thuộc từng hãng hàng không, hãng bảo hiểm du lịch. Quy trình vận chuyển thi thể vượt qua biên giới cần các cơ quan chuyên môn tạo điều kiện.
Cách thức hoạt động
Máy kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở phản ánh tỷ lệ cồn trong máu của một người. Cơ quan chức năng có thể sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ say xỉn của một người. Sau khi bạn sử dụng đồ uống có cồn (rượu bia), cơ thể sẽ hấp thụ cồn qua niêm mạc dạ dày vào máu. Khi máu đi qua phổi, một ít cồn sẽ bay hơi và vào phổi.
Do đó, nồng độ cồn trong phổi liên quan đến nồng độ cồn trong máu. Bằng cách sử dụng tỷ lệ phân chia, có thể xác định nồng độ cồn trong máu gần như ngay lập tức từ hơi thở mà không cần lấy mẫu máu.
Theo Medical News Today, tỷ lệ nồng độ cồn trong hơi thở và trong máu là khoảng 2.100:1. Điều này có nghĩa khoảng 2.100ml hơi thở sẽ chứa lượng cồn tương đương 1ml máu.
Độ chính xác
Theo hãng luật Lawson (Mỹ), các nghiên cứu đã chỉ ra kết quả đo nồng độ cồn trong hơi thở khác ít nhất 15% so với nồng độ cồn trong máu.
Nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của bài kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở. Ví dụ, các hợp chất khác trong hơi thở, nhiệt độ, sức khỏe của một người hoặc lỗi thao tác. Ngoài ra, lượng không khí mà một người thở ra khi đo cũng có thể làm sai lệch kết quả.
Bởi vậy, cảnh sát có thể tiến hành kiểm tra vài lần trước khi đưa kết quả. Ngoài ra, trong các trường hợp thiết yếu liên quan tới hình sự, cơ quan chức năng có thể tính tới các hình thức khác có độ chính xác cao hơn như xét nghiệm máu.
Nồng độ cồn có thể tăng lên vào thời điểm 15 phút sau khi uống rượu, thường cao nhất khoảng một giờ sau khi bạn uống rượu.
Cách uống rượu ít gây hại cho sức khỏe
Nếu vẫn muốn dùng rượu bia, bạn nên uống chừng mực. Thông thường, phụ nữ không nên uống quá 1 đơn vị cồn mỗi ngày, nam giới không uống quá 2 đơn vị cồn.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, một đơn vị cồn tương đương với: 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330ml (5%); một cốc bia hơi 330ml (4%); một ly rượu vang 100 ml (13,5%); một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40ml (30%).
Để uống rượu an toàn và có trách nhiệm, bạn nên:
- Kiểm soát lượng rượu uống vào
- Uống thêm nước lọc khi dùng rượu bia
- Tránh uống rượu khi bụng đói
- Tránh dùng thuốc hoặc ma túy khi đang uống rượu.
Ngoài ra, bạn tránh lái xe sau khi uống rượu. Mọi người nên nên có kế hoạch thay thế như thuê/nhờ người khác lái xe hoặc đi taxi.
" alt=""/>Độ chính xác của thiết bị đo nồng độ cồn qua hơi thởKhảo sát của Google năm 2023 cho thấy, 64% phụ huynh Việt Nam đã và đang tìm cách học hỏi công nghệ để dạy con về những kỹ năng an toàn khi lên mạng. Bên cạnh vai trò của phụ huynh, bản thân các em nhỏ và thầy cô giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với những thách thức khi tham gia vào môi trường mạng.
Trẻ em cần được hướng dẫn ngay tại trường về kỹ năng nhận diện những vấn đề không tốt trên môi trường trực tuyến và biết cách phản ứng đúng với chúng. Các thầy cô giáo cũng cần có kỹ năng trao đổi và hướng dẫn học sinh về các tiêu chuẩn ứng xử trên mạng.
Chia sẻ với PV, ông Marc Woo, Giám đốc điều hành phụ trách Việt Nam của Google Châu Á – Thái Bình Dương cho biết, trong 2 năm qua, Google đã phối hợp cùng các cơ quan đối tác và nhà trường để nâng cao ý thức an toàn mạng cho giáo viên, đưa họ trở thành lực lượng đồng hành bên trẻ em và phụ huynh của các em.
“Từ năm 2021 đến nay, qua chương trình Em an toàn hơn cùng Google, hơn 1 triệu học sinh và 7.443 giáo viên ở 1.115 trường tiểu học trên cả nước đã được tập huấn trực tiếp và trực tuyến để nâng cao kiến thức để sẵn sàng tham gia môi trường mạng", đại diện Google Việt Nam chia sẻ.
Theo Google Việt Nam, sự phối hợp toàn diện của giáo viên với phụ huynh và học sinh đã góp phần thay đổi giao tiếp trong mỗi gia đình theo chiều hướng tích cực. Trước năm 2021, có đến hơn 1/3 số phụ huynh được khảo sát chưa bao giờ nói chuyện với con về an toàn mạng, thế nhưng khảo sát năm 2023 cho thấy, 87,7% phụ huynh Việt Nam đã có thể dễ dàng trao đổi với con về chủ đề này.
“Phụ huynh Việt Nam cũng đang chủ động tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm hỗ trợ con trong học tập (78,2%), tìm kiếm nội dung giáo dục chất lượng cao (72,2%), hướng dẫn con về an toàn mạng (64,1%)”, Google cho hay.
Theo bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng kiểm định Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT, Bộ TT&TT), Internet ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong cuộc sống. Tại Việt Nam, 2/3 số trẻ em hiện có thể tiếp cận với thiết bị kết nối Internet.
Số liệu của UNICEF cho thấy, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-15 tuổi có sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% đối với trẻ em từ 14-15 tuổi.
Tần suất sử dụng Internet của trẻ em đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong những dịp hè. Môi trường Internet cũng là con dao 2 lưỡi, bên cạnh các lợi ích nhờ việc cung cấp kiến thức, giải trí, tạo môi trường kết nối, công nghệ cũng mang tới những rủi ro và nguy hiểm cho trẻ em, nhóm đối tượng chưa có đủ nhận thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên mạng. Trước mối lo ngại đó, không ít phụ huynh đã lựa chọn giải pháp cực đoan là cấm con em mình tiếp xúc với Internet.
Theo đại diện VNCERT, giải pháp tốt nhất hiện nay để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cần sự chung tay của gia đình, nhà trường, xã hội và chính các em. Ngoài sự chủ động của cha mẹ, chính các em cũng cần nhận thức về các thông tin mà mình tiếp cận.