Croatia có sự ăn ý rất tốt, đặc biệt là khả năng di chuyển không bóng. Khi họ lùi về phòng ngự rất kín kẽ và đúng chỗ, trong khi phản công sắc sảo, hiếm khi đối phương cướp được bóng.
Ở trận đấu này Croatia ở cửa dưới nên có tâm lý cực kỳ thoải mái. Đây là một lợi thế", chuyên gia Phan Anh Tú đánh giá về Croatia.
"Argentina sắc bén hơn trên hàng công, nhưng nếu không có tốc độ thì rất khó vượt qua được các cầu thủ Croatia. Vì thế, tôi nghĩ trận này Croatia có chủ trương đưa trận đấu tới chấm đá luân lưu may rủi",chuyên gia Phan Anh Tú phân tích thêm.
Còn về Argentina, ông Phan Anh Tú nói: "Tôi chờ đợi sự tỏa sáng ở các cá nhân, trong đó có Messi. Các cá nhân nếu không có phong độ tốt, không tỏa sáng, thì rất khó và có thể trận đấu phải giải quyết trên chấm phạt đền.
Argentina quyết thắng trong 90 phút thi đấu chính thức. Kể cả Croatia nếu có thế trận và cơ hội tốt cũng làm vậy. Họ là đội bóng có đủ khả năng để điều tiết, có kinh nghiệm thi đấu ở những trận bóng lớn, nên có năng lực".
"Cá nhân tôi tôi thích và cho rằng Argentina vào chung kết. Đội bóng này có khả năng xử lý bóng ở phạm vi hẹp rất tốt. Hy vọng các ngôi sao của Argentina sẽ chơi hết khả năng. Nếu có phong độ tốt, Messi chỉ cần một hay hai cơ hội là có bàn thắng.
Một cầu thủ lớn như Messi luôn hy vọng có chức vô địch thế giới trước khi giải nghệ. Điều này cũng tạo nên tâm lý nặng nề cho anh và các đồng đội. Nhưng tôi vẫn tin tưởng các cầu thủ Argentina sẽ vượt qua áp lực để giành chiến thắng", chuyên gia Phan Anh Tú chốt lại.
Trận bán kết World Cup 2022giữa Argentina vs Croatia diễn ra vào lúc 2h00 ngày 14/12.
Xem ngay lịch thi đấu World Cup 2022 mới nhất tại đây!
Điểm sàn ngành Y học dự phòng (khối B00) là 21 điểm. Điểm sàn ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y tế công cộng, Điều dưỡng, Điều dưỡng phân hiệu Thanh Hóa, Dinh dưỡng, Khúc xạ nhãn khoa xét tuyển theo tổ hợp B00 là 19 điểm.
Trong khi đó, điểm sàn Trường ĐH Dược Hà Nội là 21 điểm cho cả hai ngành Dược học và Hóa dược.
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã công bố ngưỡng điểm sàn đối với nhóm ngành Sức khỏe với mức cao nhất là 22 điểm.
Ngành Y khoa và Răng - Hàm - Mặt vẫn có điểm sàn cao nhất. Tiếp đến là Y học cổ truyền và Dược với mức nhận hồ sơ xét tuyển từ 21. Các ngành còn lại lấy 19. So với năm 2019, mức sàn này tăng 1 điểm.
Năm ngoái, Trường ĐH Y Hà Nội có điểm trúng tuyển cao nhất trong nhóm ngành Sức khỏe, từ 19,9 đến 26,75 điểm. Trường này dự kiến điểm chuẩn năm nay tăng khoảng 2-3 điểm.
Thúy Nga
Các trường đào tạo ngành Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020.
" alt=""/>Điểm sàn Đại học Y Hà Nội năm 2020Đầu tháng 3 năm 2020, mắt con sưng và đau đớn. Chúng tôi đưa con đi khám ở Bệnh viện Mắt Trung ương, rồi chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai mới phát hiện con bị suy thận mạn giai đoạn cuối”.
![]() |
Căn bệnh suy thận giai đoạn cuối đã cướp mất một con mắt của Nhật Anh. |
Trước đó, cuộc sống ở quê nghèo miền Trung chắt bóp mãi vẫn không dư được đồng nào, vợ chồng anh Nguyên phải dắt díu nhau vào khu công nghiệp ở Đồng Nai kiếm việc làm.
Khi 2 đứa con thơ lần lượt ra đời, anh chị buộc phải gửi về nhờ ông bà nội chăm sóc, nén nỗi nhớ con đau đáu. Tận khi đổ bệnh, Nhật Anh mới được ở gần cha mẹ. Bởi bệnh quá nặng, cậu bé phải nghỉ học khi mới lớp 8, theo cha mẹ vào Nam chạy chữa.
“Mất 3 tháng đầu mới nhập viện, thằng bé phải nằm viện cấp cứu. Có thời điểm mắt trái bị nhiễm trùng khiến con sốt cao kéo dài, bác sĩ đề nghị vợ chồng tôi cho múc bỏ, nhưng chúng tôi sợ con sẽ suy sụp, xin bác sĩ cố gắng giữ lại, dù biết rằng nó đã hỏng hoàn toàn”, anh Nguyên cúi đầu giấu nỗi đau.
Nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, những trận sốt mê man, cùng với thuốc kháng sinh liều cao khiến da con sạm đen, bong tróc, tóc rụng từng nắm. Con ăn ngủ không ngon, cả người càng thêm gầy gò, thường hay khó thở.
![]() |
Khoảng một tháng đầu nằm viện cấp cứu, Nhật Anh bị bong tróc từng mảng da, nắm tóc, khiến người cha ngày thường cứng rắn cũng phải bật khóc. |
Phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, đến nay, Nhật Anh phải chạy thận 3 lần mỗi tuần. Cậu bé lúc nào cũng ước ao mau chóng khỏi bệnh để được đi học cùng các bạn.
Gần 1 năm nghỉ việc để chăm sóc con trai thường xuyên đi viện, anh Nguyên vẫn chưa thể bình tâm trở lại. Điều anh lo nhất là chi phí để chữa bệnh cho con. Bởi, vợ chồng anh chỉ làm công nhân, mỗi tháng tích góp gửi về chỉ đủ cho ông bà nuôi con ăn học.
Từ ngày con phát hiện bệnh, đi khám nhiều nơi, ăn uống tốn kém, đến khi vào Nam chạy chữa, anh phải nghỉ làm nên thu nhập giảm hẳn một nửa.
Hàng ngày, vợ anh đi làm từ sáng sớm đến tối khuya, cố gắng tăng ca thêm thu nhập. Nhưng chi phí điều trị quá lớn, riêng tiền chạy thận cũng 6-7 triệu đồng/tháng, chưa kể những đợt con nhập viện do sức khỏe yếu.
![]() |
Cậu bé lớp 8 gầy gò, tay chân lòng khòng bởi mắc phải căn bệnh mãn tính. |
Bấy lâu nay, vợ chồng anh vẫn ở nhà mướn. Đồng lương công nhân ít ỏi chỉ đủ nuôi 2 con trai ăn học, chẳng thể mơ tưởng đến căn nhà của riêng mình. Sau một thời gian con trai mắc bệnh, tiền viện phí đã vượt quá khả năng chi trả từ lâu. anh chị phải chạy vạy vay mượn khắp nơi, cuộc sống vốn đã chật vật lại càng thêm túng quẫn.
“Sức khỏe của thằng bé đợt này yếu quá cô ạ. Bác sĩ nói phương pháp tôi ưu nhất là ghép thận, nhưng đến hàng trăm triệu đồng, chúng tôi lo không nổi. Giờ tiền chạy thận còn phải chạy vạy từng ngày chưa đủ. Nội ngoại đều thưa người, cha mẹ lại già cả, lẽ nào hơn 60 tuổi còn bắt ông bà bán nhà ra đường ở để chữa bệnh cho con mình”, anh Nguyên quay mặt đi giấu đôi mắt đỏ ngầu.
Nằm cạnh nghe cha tâm sự về hoàn cảnh của gia đình, Nhật Anh càng trầm lặng hơn. Đứa trẻ luôn mơ ước có ngày được trở về với cuộc sống trước đây, nhưng dường như là vô vọng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: