Sau BST “Hẹn em”, NTK Adrian Anh Tuấn tiếp tục trình làng BST "Tình ta" trong không khí se lạnh tại Đà Lạt. Sự kiện đã nhận được ủng hộ của đông đảo các nghệ sĩ thân thiết của NTK như hoa hậu Lương Thuỳ Linh, Á hậu Phương Nga, Á hậu Tú Anh, Siêu mẫu Võ Hoàng Yến, Diễm Mỹ 9x...
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Hoa hậu Giáng My, vợi chồng Anh Thơ - Bình Minh, Salim và chồng cùng con trai, Thiên Minh - Jun Vũ cũng góp mặt tại sự kiện.
![]() | ![]() |
NTK kết hợp cảm hứng tình yêu trải qua nhiều thập kỷ và những trào lưu từng là biểu tượng trong quá khứ như hippe bohemian, quần ống loe, áo khoác lông vũ sang trọng hay những chi tiết như cổ áo bản to lật ra ngoài, hoạ tiết sọc caro kinh điển,…
![]() | ![]() | ![]() |
Vẻ đẹp retro nhưng mới mẻ và phóng khoáng những bộ cánh với phom dáng suông hoặc xoè nhẹ dễ mặc, hay những chiếc áo khoác trẻ trung làm nên điểm nhấn cho tổng thể.
![]() | ![]() |
Những chất liệu sang trọng, mềm mại như tweed, dạ, gấm, lụa satin và các loại vải tái chế từ hàu, hạt cafe và sợi tre được đưa vào BST.
![]() | ![]() |
Hoa hậu Hương Giang bước ra cuối cùng trong phần chào kết BST của NTK. Xuất hiện trong bộ áo dài đón xuân 2023 với sắc màu xanh pastel nhẹ nhàng cùng thần thái kiêu sa, cô như truyền tải thêm chất “tình” của BST.
Thắm Nguyễn
" alt=""/>Vợ chồng Bình Minh thắm thiết, Hương Giang kiêu sa mặc áo dài diễn vedette![]() |
Người thực hiện phần nhận xét này là cô Cao Thị Dung, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A3 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ. Cô Dung đã thiết kế và dành ra hai ngày để viết phiếu nhận xét cho 37 học sinh trong lớp.
Những năm trước, cô Dung vẫn nhận xét theo từng mặt mạnh của trẻ, nhưng học kỳ này, cô muốn làm một việc gì đó đặc biệt hơn.
"Từ khi có Thông tư 22 yêu cầu nhận xét đánh giá trẻ bằng lời, tôi vẫn làm nhận xét theo mẫu sẵn có và khen thưởng học sinh theo các ưu điểm nổi trội của bé. Tuy nhiên, năm nay tôi muốn kết hợp cả hai vào một phiếu".
![]() |
Cô giáo 9X đã tự thiết kế mẫu phiếu gồm hai phần, một bên là lời nhận xét, một bên là ảnh kèm ưu điểm của học sinh. Phần ảnh của học sinh, cô cất công xin từng phụ huynh chứ không tự chụp đồng loạt ở lớp cho nhanh.
Việc xin ảnh diễn ra bí mật giữa giáo viên và phụ huynh. Vậy nên, khi nhận được phiếu nhận xét, học trò của cô Dung đã vô cùng thích thú.
![]() |
Cô Dung cho biết những nhận xét chủ yếu mang tính tích cực, động viên học trò. Đây là phần cô đầu tư nhiều tâm sức.
“Phải nhận xét sao cho đúng với học sinh, nhưng cũng phải để học sinh không sợ, ngại đến lớp. Rồi về cơ bản, nhiều em cũng có những đặc điểm giống nhau nên mình phải viết sao cho những phụ huynh nếu xem phiếu của nhau cũng không bảo mình là copy and paste”.
Không chỉ viết nhận xét riêng cho mỗi học sinh, cô giáo còn đem đến một "món quà" khác cho phụ huynh là phiếu tự cảm ơn, xin lỗi của học sinh. Phụ huynh lớp đã rất cảm động khi nhận được những dòng chữ "tự thú" dễ thương của con mình. Và tờ phiếu này cũng được cô Dung thiết kế để phụ huynh có thể "hồi âm" cho con mình.
![]() |
![]() |
Sau 7 năm đi dạy, cô Dung nói phụ huynh bây giờ không chỉ chú trọng tới việc con mình nhận được bao nhiêu kiến thức sách vở, mà họ còn muốn con mình được dạy bảo, trải nghiệm các kỹ năng sống để trở nên năng động, tự tin.
Vì vậy, cô Dung cho rằng giáo viên phải biết cách tổ chức các hoạt động nhiều hơn, trang bị cho bản thân các kỹ năng khác để kết nối được với phụ huynh.
![]() |
![]() |
Một số mong muốn của phụ huynh từng gửi tới cô Dung |
Bản thân cô tự đi học thêm Powerpoint, thiết kế, dựng video... để có thể xây dựng các bài giảng cho sinh động hay như làm các phiếu nhận xét dễ thương như vừa rồi. Cô giáo trẻ cũng thường xuyên tham gia các nhóm học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
“Mình học được rất nhiều từ các anh chị giáo viên lớn tuổi hơn. Có khi đó là những ý tưởng, mình tham khảo rồi thêm những sáng tạo của bản thân vào. Mình cũng luôn sẵn sàng chia sẻ những điều mình biết hay làm được tới các anh chị, bạn bè đồng nghiệp”.
![]() |
Cô giáo Cao Thị Dung |
Cô Dung cũng cho rằng các ý tưởng hay càng được nhiều giáo viên áp dụng thì càng được lan toả. Sau những lần chia sẻ, cô lại có thêm rất nhiều ý tưởng từ các thầy cô khác.
Ngân Anh
Bằng những cách thức rất riêng, cô giáo có 15 năm theo nghề dạy học đã khiến những buổi họp phụ huynh hay ngày lễ truyền thống trở nên rất đặc biệt.
" alt=""/>Cô giáo 9x và những phiếu nhận xét đặc biệt
1. Thường xuyên trò chuyện với con
Phụ huynh hãy cố gắng trò chuyện thường xuyên và cởi mở với trẻ, để nắm được tình hình học tập, bạn bè hay các hoạt động ngoại khóa. Hãy dùng các câu hỏi mở với con như “Con thấy thế nào?”, “Con nghĩ gì?”, “Con kể thêm đi?”... để con thấy rằng bạn đang quan tâm và lắng nghe, và bạn nghiêm túc muốn biết ý kiến, suy nghĩ của con về vấn đề nào đó. Như vậy, nếu gặp vấn đề gì bất thường ở trường, con sẽ dễ dàng chia sẻ với bạn hơn.
2. Đặt ra những quy định và giới hạn rõ ràng để con nghe theo
Bố mẹ cần đặt ra quy định và giới hạn rõ ràng, để con biết mong muốn của bố mẹ và hậu quả của việc không tuân thủ các quy tắc. Bạn nên đảm bảo trẻ hiểu được mục đích của các quy định này và thực thi rõ ràng, nhất quán.
Tuy nhiên, bạn cũng nên tạo điều kiện cho con góp ý về những quy định và hình phạt. Hãy công bằng và linh động, vì càng lớn trẻ càng cần được mở rộng quyền lợi của mình, do đó các quy định và giới hạn cũng cần được thay đổi.
Bố mẹ còn phải làm gương cho con trong việc tuân thủ quy tắc, để rèn cho con tinh thần trách nhiệm, biết thông cảm với người khác và kiểm soát bản thân. Việc này sẽ có lợi khi trẻ đến trường.
3. Hãy can thiệp đúng lúc
Bố mẹ cần can thiệp ngay khi thấy con có hành vi hoặc thái độ có khả năng gây hại mình hoặc người khác. Bạn không nhất thiết phải hành động một mình mà hãy hợp tác với các phụ huynh khác, nhà trường và các chuyên gia y tế để có thể giám sát và hỗ trợ trẻ một cách liên tục.
4. Tích cực tham gia vào hoạt động trên trường của trẻ
Dạy con tầm quan trọng của giáo dục và cho thấy bạn muốn trẻ cố gắng hết sức khi đến lớp bằng cách tham gia vào hoạt động tại trường của con. Hãy làm quen với các giáo viên, để họ biết bạn và con bạn, đồng thời duy trì liên lạc các giáo viên.
Ngoài ra, bạn nên cập nhật thông tin về các sự kiện ở trường, các dự án ở lớp và bài tập về nhà của con. Bạn cũng nên tham dự các hoạt động định hướng, những cuộc họp phụ huynh để nắm rõ tình hình của con ở lớp cũng như hỗ trợ các quy định và mục tiêu của nhà trường. Hãy giúp con cân bằng giữa việc học và các hoạt động ngoại khóa.
5. Xây dựng kế hoạch ứng phó và ngăn chặn nạn bạo lực học đường
Nhà trường cần có kế hoạch phòng chống bạo lực và các nhóm quản lý để chủ động hơn trong việc xác định và ngăn chặn nguy cơ bạo lực học đường. Các kế hoạch phòng ngừa ứng phó với bạo lực sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nếu có sự hợp tác của các cán bộ trong trường, phụ huynh và cộng đồng. Phụ huynh nên tham gia vào các kế hoạch này để vừa được theo dõi các thông tin cần thiết, vừa giúp được con trẻ kịp thời.
6. Hãy học cách đối phó và phối hợp với truyền thông khi có khủng hoảng
Hiểu biết cách thức hoạt động của các phương tiện truyền thông sẽ giúp phụ huynh xử lý khủng hoảng một cách tốt nhất.
Khi một sự việc xảy ra tại trường học được cả cộng đồng quan tâm, các phương tiện truyền thông có thể gây ra áp lực lớn cho trẻ, để tránh cuộc sống và việc học tập của trẻ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực, phụ huynh nên biết cách đối phó hoặc phối hợp với truyền thông.
Hà Dung
Cả 5 gia đình trong vụ đánh hội đồng bạn đã nhiều lần đến nhà H.Y thăm hỏi và xin lỗi nhưng không được chấp nhận. Hội trưởng phụ huynh trường cho hay có những gia đình bận mải với công việc, chưa thực sự sát sao với con em.
" alt=""/>6 cách để phụ huynh ngăn chặn bạo lực học đường