Hồng Hà nữ sĩlà bộ phim Nhà nước đặt hàng đã ra mắt tháng 10/2023 nhưng tới thời điểm này mới chính thức ra rạp. Tuy nhiên, phim chỉ được chiếu duy nhất tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia và toàn bộ doanh thu từ bán vé sẽ được nộp vào ngân sách. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông vừa ký quyết định cho Hồng Hà nữ sĩ ra rạp ngày 5/2.
Hồng Hà nữ sĩ xoay quanh cuộc đời thăng trầm của nhà thơ Đoàn Thị Điểm, nhân vật có thật sống ở thế kỷ 18. Đoàn Thị Điểm là một phụ nữ tài sắc, có tài làm thơ và dịch thơ, viết sách nhưng cuộc đời gặp nhiều biến cố khi liên tiếp chịu tang những người thân trong gia đình giữa thời loạn. Chồng là TS. Nguyễn Kiều đi xứ 3 năm trở về chưa được bao lâu thì bà mất vì bạo bệnh ở tuổi 43. Tuy vậy Đoàn Thị Điểm đã kịp hoàn thành bản dịch tác phẩm Chinh phụ ngâmcủa Đặng Trần Côn từ chữ Hán sang chữ Nôm để lưu truyền cho hậu thế.
Vai Đoàn Thị Điểm được trao cho diễn viên 9X Anh Đào - gương mặt quen thuộc với khán giả trong phim giờ vàngGặp em ngày nắngđang phát sóng trên VTV3.Hồng Hà nữ sĩcòn có sự góp mặt của NSND Trung Anh trong vai quan Thượng Thư, bố nuôi của Đoàn Thị Điểm. NSND Trung Anh cũng đang được chú ý với vai ông Quảng trong phim Chúng ta của 8 năm sau.
Mùa phim Tết năm nay có tới 10 phim cả nội lẫn ngoại ra rạp, đặc biệt có phimMai của Trấn Thành, bà có sợ Hồng Hà nữ sĩbị lép vế và không bán được vé? Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, tác giả kịch bản kiêm Giám đốc sản xuất phim chia sẻ với VietNamNet: "Tôi không sợ! Vì mỗi phim mỗi vẻ khác nhau như các món ăn ngày Tết được bày trên mâm vậy, ai thích món gì thì chọn món đó".
Bà nói thêm: "Phim Hồng Hà nữ sĩ không tìm sự hấp dẫn bằng các cảnh đuổi bắt, đánh đấm hay cảnh nóng mà nó thuần túy về nghệ thuật kể chuyện dung dị nhưng tinh tế không kém phần hấp dẫn và cách mổ xẻ tâm lý nhân vật trong các sự kiện từng xảy ra trong đời thật của các nhân vật lịch sử. Phim lịch sử lại làm về các danh nhân văn hóa - những nhà thơ tên tuổi như Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn nên cũng là một thủ thách rất lớn với ê-kíp".
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát bày tỏ hy vọng sau khi xem phim, khán giả sẽ không thấy tiếc thời gian mình bỏ ra.
Cổ phiếu của các hãng công nghệ Trung Quốc đã giảm sau khi cơ quan quản lý trực tuyến của nước này công bố kế hoạch giới hạn thời gian sử dụng điện thoại thông minh cho trẻ em tối đa là 2 giờ mỗi ngày, tờ Guardian đưa tin.
Các quy tắc do Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đề xuất sẽ yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị, hệ điều hành, ứng dụng và cửa hàng ứng dụng giới thiệu cái gọi là “chế độ trẻ em” giới hạn thời gian sử dụng màn hình.
Các đề xuất vẫn đang trong thời gian nhận phản hồi của công chúng. Cụ thể, người từ 16 đến 18 tuổi sẽ sử dụng điện thoại tối đa 2 giờ mỗi ngày, trong khi trẻ em dưới 16 tuổi sẽ bị giới hạn trong 1 giờ/ngày, trẻ dưới 8 tuổi: 8 phút/ngày.
Theo kế hoạch này, các thiết bị bật “chế độ trẻ em” sẽ không sử dụng được trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng. Chỉ có các cuộc gọi khẩn cấp và các ứng dụng được phê duyệt mới hoạt động được trong khoảng thời gian này. Cứ mỗi 30 phút sử dụng điện thoại, các tin nhắn bật lên sẽ nhắc trẻ em nghỉ ngơi.
Về vấn đề này, các nền tảng chia sẻ video bao gồm ByteDance, chủ sở hữu của TikTok, cũng như Bilibili và Kuaishou từng cung cấp “chế độ dành cho thanh thiếu niên”, trong đó giới hạn thời gian sử dụng cũng như giới hạn một số nội dung nhất định. Ứng dụng Douyin của ByteDance, tương tự như TikTok, chặn thanh thiếu niên đăng nhập hơn 40 phút mỗi ngày.
Trước đó, vào năm 2021, chính phủ Trung Quốc đã áp đặt một số hạn chế đối với trò chơi điện tử và trò chơi trực tuyến dành cho trẻ em - chỉ được chơi 3 giờ/tuần. Động thái này của chính phủ nhằm hạn chế chứng nghiện trò chơi điện tử ở thanh thiếu niên.
Dĩ nhiên, nó gây đã ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty trò chơi trực tuyến, vốn là ngành kinh doanh có lợi nhuận khổng lồ ở Trung Quốc.
“Tôi nghĩ đề xuất này rất tốt. Một mặt, nó có thể bảo vệ thị lực của bọn trẻ. Mặt khác, nó giúp cha mẹ dễ kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của con cái hơn. Quan trọng nhất là khi bật chế độ này, các nội dung sẽ được kiểm soát để đảm bảo đó là nội dung tích cực và lành mạnh” - một bà mẹ 2 con ở tỉnh Chiết Giang chia sẻ với CNN.
Cận thị đã trở thành một vấn đề sức khỏe quốc gia ở Trung Quốc. Một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ cận thị cao ở trẻ em nước này là do thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc thời gian sử dụng màn hình quá nhiều.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có người dùng Internet lớn nhất thế giới. Trong số 1,4 tỷ dân, khoảng 1,07 tỷ người truy cập web, theo số liệu từ Trung tâm thông tin mạng Internet Trung Quốc. Có khoảng 1/5 người dùng là từ 19 tuổi trở xuống, tính đến tháng 12/2022.
Một ông bố 2 con ở thành phố Chu Hải cho rằng, hiệu quả của các biện pháp mới được đề xuất có thể phụ thuộc vào sự ủng hộ của cha mẹ, bởi trẻ em đôi khi sử dụng tài khoản của cha mẹ để xem các nội dung trên Internet.
Quy định này có thể hữu ích trong việc “giúp cha mẹ giám sát con cái” và hạn chế thời gian sử dụng thiết bị.
“Ngay cả người lớn chúng ta cũng cần nó!” - ông bố này nói vui.
Được biết, thời gian để người dân góp ý cho đề xuất này sẽ kết thúc vào ngày 2/9 tới.
Trong khuôn khổ Toạ đàm trực tuyến "Giải pháp cho giao thông bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2020-2030"được Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sáng 28/6, GS.TS Từ Sỹ Sùa - Giảng viên cao cấp trường ĐH Giao thông vận tải đã thẳng thắn phản đối việc cho xe buýt thường chạy vào làn đường BRT.
Vị chuyên gia này cho rằng, xe buýt thường và buýt nhanh BRT khác hoàn toàn nhau về cách thức di chuyển. Trong khi buýt thường bố trí cửa và đón khách ở bên phải thì BRT lại có cửa, di chuyển và đón khách phía bên trái đường. Do vậy, để các loại phương tiện này chạy chung một làn đường là rất không hợp lý.
"Chúng ta hình dung mỗi bến xe buýt thường chỉ cách nhau khoảng 500-600m, nếu xe buýt thường chạy làn bên trái rồi mỗi khi đón khách lại đánh võng sang phải sẽ xung đột giao thông nghiêm trọng với dòng phương tiện khác, gây nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao", GS.TS Từ Sỹ Sùa nói.
Theo GS.TS Sùa, nếu Hà Nội cho các phương tiện khác sử dụng chung làn đường BRT, nên chăng chỉ cho các xe ưu tiên (xe cứu hoả, cứu thương, quân đội, công an làm nhiệm vụ,...), ngoài ra có thể nghiên cứu cho thêm xe taxi bởi đây là loại hình vận tải hành khách công cộng chiếm số lượng rất đông và lộ trình khá rõ ràng.
"Nếu xe taxi được đi vào làn BRT cũng sẽ làm giảm áp lực đáng kể cho các loại ô tô xe máy khác. Nhưng lưu ý là chỉ các xe taxi có mào mới được đi vào cho dễ quản lý, còn taxi công nghệ không có mào thì vẫn đi như bình thường",vị chuyên gia này nêu ý kiến.
Hà Nội sẽ phát triển xe buýt sạch, hạn chế dần xe cá nhân
Cũng tại buổi toạ đàm, các chuyên gia cũng như các nhà quản lý đều thừa nhận, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thường xuyên ùn tắc như hiện nay cũng có lý do xuất phát từ quy hoạch đô thị, sự phát triển của hạ tầng giao thông chưa bắt kịp sự phát triển của xã hội, hệ thống phương tiện công cộng không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân dẫn tới xe cá nhân gia tăng rất nhanh.
Ông Nguyễn Tuyển - Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, TP. Hà Nội có định hướng phát triển phương tiện sử dụng năng lượng sạch. Hiện nay, đã có 8 tuyến xe buýt chạy bằng điện ( xe VinFast), 7 tuyến chạy bằng CNG.
"Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tham mưu với thành phố thay thế những tuyến xe buýt trong nội đô trở thành những chiếc xe năng lượng sạch. Đồng thời, tiếp tục phát triển những phương tiện với sức chứa nhỏ hơn như xe đạp công cộng, xe điện cỡ nhỏ để tăng cường kết nối mạng lưới phương tiện tiện công cộng. Mục tiêu là đến năm 2030, vận tải hành khách công cộng sẽ đạt từ 40-45% nhu cầu di chuyển của người dân", ông Tuyển nói.
Về giải pháp phát triển phương tiện công cộng, trong đó có xe buýt, GS.TS Từ Sỹ Sùa cho rằng, muốn thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng thì đầu tiên phương thức giao thông đó phải có chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý. Nếu đáp ứng được 2 tiêu chí trên, người dân sẽ tự nguyện tìm đến với phương tiện giao thông công cộng và bỏ dần phương tiện cá nhân.
"Thời gian di chuyển của phương tiện công cộng theo phương pháp OD, tức là từ lúc xuất phát đến lúc kết thúc phải đảm bảo nhanh hơn đi xe đạp (vận tốc tiêu chuẩn của xe đạp hiện nay là 12km/h) và giá thành rẻ hơn xe máy. Khi đó người ta sẽ bỏ xe máy, xe đạp để đi xe công cộng", GS.TS Từ Sỹ Sùa nói.
Vị chuyên gia giao thông này cũng cho rằng, việc hạn chế ô tô xe máy cá nhân cần phải thực hiện bài bản, có lộ trình chứ không nên cấm phương tiện trên một vài tuyến đường hoặc thu phí vào nội đô ở vùng có diện tích quá rộng như một số đề xuất trước đây được.
"Hạn chế phương tiện cá nhân phải theo nguyên lý “vết dầu loang”, phải từ trong ra chứ không phải từ ngoài vào. Ví dụ hạn chế khu vực bờ hồ rồi mở rộng dần ra khu vực lân cận. Ngoài hạn chế theo không gian, có thể hạn chế theo thời gian như ngày chẵn, ngày lẻ, khoanh giờ hoạt động...", GS.TS Từ Sỹ Sùa nêu giải pháp.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Chuyên gia phản đối đề xuất mới của Hà Nội về làn BRT