Ngoài chú trọng việc ứng xử giữa thầy cô và học trò, vấn đề ứng xử giữa học sinh với học sinh cũng được nhà trường quan tâm. Nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề có học sinh tham gia, chẳng hạn “Giữ gìn tình bạn đẹp” trong môn Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp 6.
Thông qua những tình huống thực tiễn cụ thể, học sinh được học cách thấu hiểu, biết đặt mình vào vị trí của bạn để cảm thông và sẻ chia. Trước các tình huống nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè, học sinh được học cách giải quyết với thái độ chân thành, thiện chí, xây dựng, tin tưởng, lắng nghe, xin lỗi và bao dung.
Tại Trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm), Hiệu trưởng Nguyễn Thị Vân Hồng cho hay thời gian qua, nhà trường phát động phong trào “Lời chào người Tràng An” nhằm giáo dục học sinh văn hóa chào hỏi. Phong trào này nhằm khích lệ học sinh nói lời hay, làm việc tốt, biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
Điều này cũng tạo nên nhiều chuyển biến tích cực. Giờ đây, việc chào hỏi lễ phép của học sinh với thầy cô và khách đến trường đã trở thành nếp quen. Để duy trì văn hóa này, đồng thời làm gương cho học sinh, hàng ngày, vào đầu và cuối buổi học, ban giám hiệu nhà trường đều đứng ở cổng trường để chào đón học sinh.
Theo thầy giáo Lê Việt Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định (Hoàng Mai), thầy cô có vai trò quan trọng trong việc nêu gương xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử. Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” một lần nữa khẳng định trách nhiệm của các nhà trường, trong đó có vai trò người đứng đầu trong việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
“Cùng với việc thực hiện tốt quy tắc ứng xử, cán bộ, nhà giáo của trường sẽ tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt hai bộ quy tắc ứng xử của thành phố nhằm làm đẹp thêm hình ảnh nhà giáo Thủ đô”, thầy Dương nói.
Thời gian đầu yêu nhau, anh khá giữ kẽ, đi ăn uống anh đều giành phần trả tiền nhưng chỉ chọn những quán phù hợp với túi tiền. Tôi đánh giá cao điều đó. Song khi đã yêu được 4-5 tháng, anh bắt đầu gợi ý để tôi chi tiền.
Chẳng hạn có lần 5 ngày chúng tôi không gặp nhau. Anh bảo xe bị hỏng mà chưa có tiền sửa nên không qua đón tôi đi chơi được. Nghe thế, tôi liền chuyển khoản cho anh 2 triệu để sửa xe.
Hay có lần anh rủ tôi về dự sinh nhật chị gái anh. Trên đường đi, chúng tôi vào một trung tâm thương mại chọn quà. Tôi định mua tặng chị gái anh một lọ kem chống nắng, nhưng anh nói chị anh thiếu chiếc túi xách mới để đi làm, rồi anh chọn một chiếc túi trị giá 7 triệu. Tôi tưởng anh sẽ trả tiền, nhưng anh lại nhìn qua tôi nên tôi vội vàng lấy thẻ ra quẹt trả.
Sau những lần đó, tôi thấy anh thỉnh thoảng hỏi vay tiền tôi, lúc thì vài trăm ngàn, khi thì một triệu chứ không nhiều, anh cũng hứa sẽ trả lại ngay khi có thể. Nhưng thường thì tôi cho luôn anh vì chẳng đáng bao nhiêu.
Tình cảm của tôi dành cho anh không hề giảm bớt, nhưng trong lòng tôi bắt đầu không thoải mái.
Cuối tuần vừa rồi, chúng tôi hẹn nhau đi uống cà phê, lần này anh đưa cả cháu gái theo. Bé Mơ là con gái của chị anh, tôi cũng từng gặp cháu vài lần và cũng rất quý cháu.
Khi tôi đưa cháu ra quầy mua kem thì cháu chọn chiếc kem đắt tiền nhất. Tôi không tiếc tiền nhưng thấy nó to quá nên tôi hỏi cháu liệu có ăn hết không? Cháu bảo, cháu muốn thử loại này lâu lắm rồi nhưng mẹ cháu nói không có tiền nên không mua. Cháu hỏi: "Cô giàu như thế chắc sẽ mua được phải không?".
Tôi giật mình khi cháu nói vậy, sau khi thanh toán hóa đơn và đứng chờ người ta làm kem, tôi hỏi sao cháu biết cô giàu? Cháu trả lời rằng nghe cậu (người yêu tôi) và mẹ cháu nói chuyện với nhau, cậu bảo nhà cô rất giàu, sau này cưới xong có thể cậu sẽ được bố mẹ vợ mua cho ô tô.
Từ lúc đó, tôi luôn cảm thấy lấn cấn băn khoăn trong lòng. Tôi tin những gì bé Mơ nói là sự thật. Nếu như vậy thì bạn trai tôi là đang yêu tôi hay yêu tiền của gia đình tôi đây?
Theo Phụ nữ mới