Dina Saeva (sinh năm 1999, đến từ Cộng hòa Tajikistan) nổi tiếng mạng xã hội với những video tạo dáng dưới nước. Kênh video của Dina hiện có hơn 17 triệu người theo dõi. Các clip cô nàng múa, chải tóc, giả vờ hát, ngủ, ăn dưới nước thu hút hàng chục triệu lượt xem. Cô được những người theo dõi gọi bằng biệt danh “nàng tiên cá”.
![]() |
Người đẹp 21 tuổi được nhận xét xinh đẹp tựa những nữ thần trong truyện cổ tích. Cô nàng có mái tóc bồng bềnh, đôi mắt to, môi mọng cùng nụ cười duyên dáng. Với nhan sắc nổi bật, Dina thu hút lượng fan quốc tế đông đảo, đặc biệt tại Trung Quốc. Dân mạng đất nước tỷ dân dành cho cô nhiều lời khen có cánh như “nữ thần”, “thần tiên tỷ tỷ”. |
![]() ![]() |
Có thân hình chuẩn và chiều cao nổi bật, Dina còn là người mẫu được nhiều thương hiệu thời trang để mắt. Thần thái hút hồn của người đẹp Tajikistan nhận nhiều lời khen ngợi. Dina được nhận xét là mẫu nữ có phong cách đa dạng, từ gợi cảm, năng động đến cá tính. |
![]() |
Có hàng chục triệu người theo dõi tại các nền tảng khác nhau, mỗi bài đăng của nàng hot girl trên trang cá nhân cũng có mức giá “khủng”. Ước tính với mỗi đoạn video quảng cáo có độ dài 15 giây, Dina được trả thù lao 230.000 rúp (gần 70 triệu đồng). |
![]() |
Theo Forbes, trong chưa đầy 1 năm, Dina kiếm được 10 triệu rúp (hơn 3 tỷ đồng). Nguồn thu nhập của cô đến từ các hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng lớn. |
![]() ![]() |
Tại trang cá nhân, cô thường xuyên chia sẻ những hình ảnh gợi cảm. Dina cũng yêu thích du lịch và thường xuyên thăm thú, nghỉ dưỡng ở những địa danh nổi tiếng thế giới. |
![]() |
Dina Saeva sinh ra trong gia đình khó khăn, từng làm nhân viên trong nhà hàng. Từ năm 2016, cô nổi tiếng nhờ nhan sắc hút hồn, song Dina lựa chọn giữ kín đời tư. Cô nói rằng không thích bị bịa đặt không hay trên mạng. |
![]() ![]() |
Lần hiếm hoi người theo dõi biết về cuộc sống trước đây của Dina là qua lời kể của mẹ cô. “Tôi từng nghĩ xấu về mạng xã hội, nhưng hiện tại nhờ nó mà cuộc sống của chúng tôi dễ thở hơn. Tôi từng làm liên tục nhiều công việc, trong nhà hàng và cả công trường. Nhờ con gái, những năm gần đây tôi không còn phải làm việc vất vả nữa”, mẹ cô giãi bày. |
Nổi tiếng nhờ một clip hài hước và thường xuyên xuất hiện trên mạng với vẻ ngoài xinh đẹp, Mục Nhã Lan khiến nhiều người thất vọng khi lộ vẻ kém sắc lúc livestream.
" alt=""/>Nhan sắc hot girl được mệnh danh nàng tiên cáChị cũng vừa chính thức trở thành tân Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thiết kế thời trang Đông Nam Á hồi tháng 11/2020.
Thế nên, việc khán giả đặt dấu hỏi về các dự án gameshow, thời trang gần đây “ăn theo” format chương trình chị đang nắm giữ, rất được dư luận, truyền thông quan tâm. Tuy nhiên, đáp lại vẫn là sự im lặng từ chính người phụ nữ này.
Cụ thể, người xem thắc mắc về cách thức loại trực tiếp - chọn thí sinh vào vòng loại- quay TVC cho các nhãn hàng của Đại Sứ Hoàn Mỹ, rất giống gameshow The Face Việt Namkhiến khán giả không ngừng so sánh: thử thách nhóm, chụp động vật, phòng loại trừ, HLV là 3 nữ, host...
![]() |
![]() |
Những kiểu dáng, mẫu áo trình diễn trùng lặp ở các show thời trang gần đây. |
Sau nhiều ngày giữ im lặng, sáng 5/1/2021, thông qua trang cá nhân, CEO Trang Lê lần đầu lên tiếng về việc này.
“Bà trùm” chia sẻ: "Chúng ta không nên là bản sao của bất cứ ai mà hãy trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình bởi vì chỉ khi đó bạn mới là duy nhất".
![]() |
'Bà trùm làng mẫu' liên tiếng về việc đạo, nhái trong làng mốt Việt. |
Đó cũng là câu trả lời khéo léo đến từ người nắm giữ bản quyền các show đang bị “mượn” chất xám hòng thu hút khán giả.
Chị Yến từ chối một công việc tốt và cuộc sống đầy đủ ở thành phố để về vùng rừng núi dù bị nói là “khác người”.
" alt=""/>'Bà trùm làng mẫu' lên tiếng về việc đạo, nhái thời trangTV trong phòng khách sạn cũng có thể bị lấy đi. (Ảnh: Shutterstock)
Kết quả cuộc khảo sát với 1.157 chủ khách sạn ở cả châu Âu và châu Á, do Wellness Heaven - cổng thông tin thông tin trực tuyến của Đức đánh giá và hướng dẫn khách sạn, spa sang trọng - thực hiện năm 2019 cho thấy:
Những vật dụng của khách sạn thường bị khách hàng lấy mang theo nhiều nhất là đồ dùng trong phòng tắm như khăn lau, dầu tắm gội và có khi là cả áo choàng, móc treo quần áo… Giấy vệ sinh "biến mất" không chỉ vào lúc cao điểm Covid-19 mà cả khi dịch bệnh đã lắng dịu.
![]() |
Đã có vụ khách sạn bị mất cả chiếc đại dương cầm. (Ảnh minh họa: vivalifestyleandtravel) |
Gần đây có không ít trường hợp "cầm nhầm" táo tợn hơn với mục tiêu là tác phẩm nghệ thuật, lò sưởi, TV hoặc thậm chí cả đàn piano, đệm giường đắt tiền.
Những đồ vật lớn, cồng kềnh đó thường "một đi không trở lại" vào ban đêm sau khi được chuyển bằng thang máy xuống bãi đậu xe ở tầng ngầm. Một chủ khách sạn cho biết.
![]() |
Khó tìm ra thủ phạm lấy đồ vì nhiều người ra vào khách sạn, nhà hàng. (Hình minh họa: Guardian) |
"Khi đi qua sảnh lễ tân, tôi nhận thấy thiếu một thứ gì đó. Rồi tôi được biết có 3 người đàn ông mặc quần yếm bảo hộ tới mang chiếc grand piano (đại dương cầm) của khách sạn đi. Tất nhiên nó không bao giờ còn xuất hiện trở lại nữa" - chủ khách sạn tại Italia bị mất loại nhạc cụ đắt tiền này kể lại.
Tại một khách sạn ở Pháp, một vị khách bị bắt quả tang đang định "thó" đầu lợn rừng nhồi bông được treo trang trí trên tường. Ngày hôm sau các bạn của vị khách đó thương lượng mua lại tác phẩm nghệ thuật đắt giá này để tặng lại anh ta làm… quà cưới.
![]() |
Chăn, ga, gối, đệm cũng bị khách "cầm nhầm" từ không ít khách sạn. (Ảnh: awol.junkee.com) |
Nhiều khách sạn phàn nàn vì bị mất tranh hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác. Những khách sạn hạng sang có cung cấp Ipad (máy tính bảng) cho khách cũng có thể không tìm thấy chúng ở đâu sau khi khách rời đi.
Trường hợp mất máy pha cà phê, máy sấy tóc, ly uống rượu, ấm trà, chăn - gối - ga trải giường, thảm, điều khiển TV… khá phổ biến. Thậm chí cả đệm cao cấp thường có giá tới vài ngàn Euro cũng bị lấy đi với xác suất tại các khách sạn 5 sao cao hơn các khách sạn khác tới 8 lần. Có khách sạn còn mất toàn bộ bảng số các phòng (?)
![]() |
Khăn tắm thường bị lấy đi tại các khách sạn hạng sang. (Ảnh: USAToday) |
Tại Salzburg, Áo có trường hợp mất băng ghế bằng gỗ thông thơm đặt trong phòng Spa, hoặc vụ toàn bộ hệ thống âm thanh nổi trong một spa ở Đức biến mất sau một đêm…
Trong số các món đồ bị biến mất theo kiểu "kỳ quặc" còn có: vòi sen mát xa thủy lực, bệ ngồi bồn cầu, ống thoát nước, tượng đặt ngoài trời… thậm chí cả bồn rửa.
Các nhà hàng thường bị mất ly tách, gạt tàn, ống hút kim loại, dao kéo, lọ cắm hoa.
![]() |
Bài toán khó với các chủ nhà hàng, khách sạn: Làm sao giải mã thói quen "cầm nhầm" đồ của một số khách? |
Để tìm lời giải cho bài toán "cầm nhầm đồ" không dễ vì khách sạn, nhà hàng là những nơi đông người ra vào. Nên có chủ khách sạn đành đối phó bằng cách đặt một số món đồ "độc lạ" trong phòng làm quà tặng miễn phí, với hy vọng khách sẽ chú ý đến chúng hơn.
Hoặc có chủ nhà hàng đặt thiết kế riêng những vật trang trí như gạt tàn độc đáo, để nếu khách lấy đi thì cũng là cách để quảng bá cho thương hiệu của mình…
Lý do được nhân viên cấp cao của một khách sạn tiết lộ có thể sẽ khiến bạn phải rùng mình.
" alt=""/>Chủ khách sạn đau đầu vì thói 'cầm nhầm' đồ của du khách