Nhiều người thắc mắc mối quan hệ giữa ông lão và người phụ nữ là gì? Vì sao ông lão không thấy xấu hổ khi mặc quần áo cho người phụ nữ? Đó có phải là mối quan hệ cha con?
Trên thực tế, họ là một trong những cặp chồng già vợ trẻ. Ông Lý năm nay 76 tuổi (ở Quảng Đông, Trung Quốc). Cách đây hơn 10 năm ông lấy Dương Tiểu Bình (lúc đó 19 tuổi). Hai người sinh được một con trai, đặt tên là Lý Quang Hữu, trang Sohuđưa tin.
Ngày càng già đi, sức khỏe không còn tốt, ông Lý quyết định đào một cái hố lớn trên sườn đồi sau nhà. Đó là “ngôi nhà” ông chuẩn bị cho mình sau khi qua đời. Ông Lý cho biết: “Khi tôi nằm xuống, có thể chôn trực tiếp ở đây, giảm bớt gánh nặng cho vợ con”.
Nói đến đây, ông Lý không kìm được nước mắt. Những giọt nước mắt trong suốt như pha lê lăn dài trên gò má già nua của ông. Người con trai ở bên cạnh nhìn thấy cha rơi nước mắt liền vỗ vai an ủi.
Trong nháy mắt, cậu con trai Lý Quang Hữu (10 tuổi) cũng nghẹn ngào khóc, có lẽ trái tim non nớt của cậu cũng cảm nhận được sự bất lực của cha mình. Cậu bé hít một hơi sâu nói với cha: “Cha... Cha... Con sẽ chăm sóc mẹ và cha, con sẽ giúp đỡ cha khi con lớn lên!".
Người đàn bà bị nhốt
Gia đình ông Lý rất khó khăn, ông làm mọi việc chỉ đủ kiếm cơm cho gia đình ba người trong căn nhà dột nát, không dư dả tiền bạc. Tuy nhiên, bây giờ ở tuổi 76, bị mù một bên mắt, ông cảm thấy rất bất lực.
Dương Tiểu Bình – vợ của ông Lý là một người mắc bệnh tâm thần.
Sau khi sinh con, tình trạng bệnh của Dương Tiểu Bình có sự cải thiện. Cô có thể ra đồng làm việc, chăm con cái. Tuy nhiên, cách đây không lâu, bệnh của cô bỗng trở nên tồi tệ. Cô không còn nhớ bản thân là ai, không biết những người thân là ai.
Khi nghe thấy tiếng nhạc, cô sẽ nhún nhảy và đi lang thang. Ông Lý không còn lựa chọn nào khác nên đành nhốt Dương Tiểu Bình trong nhà, khóa cửa. Khi đó, Dương Tiểu Bình sẽ một mình đi vòng vòng trong nhà, nhảy múa, ca hát, đôi khi nói nhảm và mất bình tĩnh.
Ông Lý kể, hơn 10 năm trước, Dương Tiểu Bình đi lạc đến làng của ông. Cô bị bệnh tâm thần nên không biết gia đình mình ở đâu. Vì thương, ông Lý đã lấy Dương Tiểu Bình làm vợ. Nhưng bây giờ ông thấy hối hận, bởi vì ông đã già, sức khỏe suy yếu nên không thể lo cho người vợ và con trai nhỏ.
Ông Lý nghĩ rằng, nếu năm đó, ông đưa Dương Tiểu Bình vào trại tâm thần thì sẽ không phải lo lắng những chuyện này.
Dương Tiểu Bình có thể viết, hát và nhảy múa. Cô vẫn còn nhớ bản thân có một người cha nên ông Lý tin rằng cô đã được đi học. Có thể là do bị kích thích khi còn là thiếu niên, dẫn đến Dương Tiểu Bình bị vấn đề về tâm lý.
Hiện tại, ông Lý rất muốn Dương Tiểu Bình có thể gặp lại người thân, để cô và con trai có cuộc sống đỡ vất vả sau khi ông rời khỏi thế giới này.
Từ hình thể của Dương Tiểu Bình, có thể thấy trong suốt 10 năm sống với ông Lý, cô được ông chăm sóc ăn uống điều độ, không bị ngược đãi. Nhìn cách cư xử của ông Lý cũng thấy rằng ông vẫn rất yêu vợ.
Hà Vũ
Ban tổ chức đặc biệt của cuộc thi Ngôi sao Tiếng Trung
Nói về lý do tạo nên một sân chơi học tập cho học sinh yêu tiếng Trung, bà Phạm Kim Thiền Vân - Giám đốc Công ty cổ phần giáo dục My Chinese, Trưởng Ban tổ chức chia sẻ: “Tôi luôn mong mỏi tạo ra 1 cuộc thi thuyết trình tiếng Trung nhằm đem lại cho học sinh tiểu học, THCS tại Việt Nam cơ hội thử thách bản thân và làm nền tảng cho các em có thể tham gia các cuộc thi tiếng Trung lớn quy mô toàn cầu”.
Bà Thiền Vân cho biết, dù được Trường Đại học Sư phạm Liêu Ninh (Trung Quốc) mời về giảng dạy, bà vẫn từ chối các cơ hội này để ở lại Việt Nam, cống hiến và truyền cảm hứng học tập cho học sinh. Bà cho rằng việc trẻ hoá độ tuổi học tập tiếng Trung hiện nay ở Việt Nam đang là 1 xu thế mới và quan trọng; việc đào tạo các đội ngũ giảng dạy tiếng Trung cho trẻ em có trình độ chuyên môn cao là nhiệm vụ cấp thiết.
Cuộc thi khiến cha mẹ và thí sinh đều hạnh phúc
Bà Trần Ngọc Anh (phụ huynh đến từ Hải Phòng) cho biết, khi cô Thiền Vân lên sân khấu động viên các con không được giải, là 1 người mẹ bà đã rất xúc động. Gửi lời cảm ơn Ban tổ chức đã tạo 1 sân chơi rất lý thú cho học sinh, bà nói: “Là người đưa con đi tham gia khá nhiều cuộc thi, tôi thấy Ban tổ chức cuộc thi này rất chuyên nghiệp, tâm huyết và chu đáo. Các thí sinh tham gia không phải đóng 1 khoản phí nào cho chương trình, nhưng lại được tham dự thi ở 1 không gian sang trọng”.
Là thí sinh đạt giải Quán quân của cuộc thi, Nguyễn Huy Hải Anh (12 tuổi, trường TH &THCS Sốp Cộp, Sơn La) chia sẻ: “Con rất vui khi được tham dự 1 cuộc thi lớn và chuyên nghiệp như thế này. Con cũng rất biết ơn bố vì đã đồng hành cùng con từ những ngày đầu tiên con bắt đầu học tiếng Trung Quốc”.
Cuộc thi Ngôi Sao Tiếng Trung 2024 khép lại, góp phần tạo dựng thế hệ trẻ tự tin, năng động và hội nhập quốc tế.
Cuộc thi Ngôi Sao Tiếng Trung Đơn vị Tổ chức: Công ty Cổ phần Giáo dục My Chinese Địa chỉ: 368B Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội Email: [email protected] Hotline: 032.888.3775/0395.999.505/0389.15.16.15 Website: https://tiengtrungtreem.vn/ |
Minh Hòa
" alt=""/>Ngôi Sao Tiếng TrungGiải Đặc biệt và giải Nhất hạng mục Trung học cơ sở năm nay thuộc về bạn Đào Khương Duy (lớp 7/1 Trường THCS Huỳnh Tấn Phát, Bến Tre) - nhân vật trong bài viết Siêu anh hùng xứ dừa và bức thư giành giải quốc tế UPU trên ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ.
Khương Duy đoạt giải với Chuyến bay hạnh phúc. Tác phẩm của chàng trai xứ dừa sẽ được chuyển thể và xuất bản thành tranh truyện Ehon.
Đây là cuốn tranh truyện Ehon đầu tiên của cuộc thi Đoá hoa đồng thoạisẽ được Ban tổ chức chuyển thể, làm việc cùng họa sĩ, biên tập, xuất bản và phát hành trên khắp Việt Nam.
Dự kiến cuốn sách truyện được ra mắt vào ngày khởi động cuộc thi Đoá hoa đồng thoạinăm 2024 tại Hà Nội.
Qua 4 vòng chấm thi trong số 3.110 tác phẩm của hơn 2.000 thí sinh trong và ngoài nước, Ban tổ chức đã chọn ra 23 tác phẩm xuất sắc nhất của 22 tác giả. Theo đó có 3 giải Nhất, 5 giải Nhì, 9 giải Ba, 5 giải Khuyến khích.
Giải Nhất hạng mục tiểu học thuộc về em Nguyễn Thanh Ngân với Thế giới trong áo mưacủa mẹ và Số 0 trốn đi đâu. Giải nhất hạng mục Tự do trao cho Nguyễn Thuỳ Chi với tác phẩm Bông xuyến chi.
Tác giả Đào Khương Duy cho biết, rất bất ngờ và vui mừng khi đoạt giải nên cùng gia đình ăn bữa cơm thật ngon để chia sẻ niềm hạnh phúc.
Câu chuyện trong Chuyến bay hạnh phúclấy cảm hứng từ chính chuyến bay đầu tiên của Đào Khương Duy đến Hà Nội năm 2023. Cậu bé vô cùng háo hức, từ lúc chuẩn bị cho tới khi lên cửa máy bay. Khi máy bay cất cánh, lần đầu tiên Duy nhìn thấy bầu trời xanh qua cửa sổ, thấy mái nhà bé tí xíu ở trên cao... Tất cả như một giấc mơ đẹp với cậu bé 13 tuổi.
"Trên chuyến bay có rất nhiều người nhưng em biết không phải ai cũng được bay vì tốn nhiều tiền. Suy nghĩ này là cảm hứng để em viết chuyến bay hạnh phúc", Đào Khương Duy bày tỏ.
Trong Chuyến bay hạnh phúc,Đào Phương Duy kể về chú hươu cao cổ vì muốn được đi máy bay nhưng không có chiếc nào thiết kế phù hợp với chiều cao của mình. Hươu cao cổ bèn lên một ngọn đồi để đóng chiếc máy bay cho riêng mình. Khi hươu đang đóng máy bay thì chú voi cũng ngỏ ý muốn được bay cùng vì cũng chưa từng được đi máy bay do không hãng nào thiết kế ghế vừa với cân nặng của voi. Chú nhím cũng thế, do thân hình nhọn hoắt nên không hãng nào đồng ý cho nhím bay bởi sợ thủng ghế.
Thế rồi rồi tất cả đều hợp lại để đóng một chiếc máy bay đặc biệt nhất trên đời: đủ cao cho bạn hươu cao cổ, ghế đủ to cho bạn voi, ghế nhiều lỗ thủng cho bạn nhím. Máy bay đóng xong cũng là lúc mây ùn ùn bay qua đỉnh đồi, các bạn hươu, nhím, voi ngồi vào máy bay và tận hưởng cảm giác vô cùng hạnh phúc dù chuyến bay đó không bao giờ cất cánh.
"Qua câu chuyện này, em muốn chia sẻ suy nghĩ rằng, điều quan trọng nhất là ước mơ có thành hiện thực hay không và mình đã cố gắng thay đổi ước mơ đó như thế nào", Đào Khương Duy nói.
Phan Ngọc Đại Ngọc (8 tuổi) ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã giành giải nhất cuộc thi sáng tác truyện ‘Đóa hoa đồng thoại’ lần thứ 3, hạng mục Tiểu học.
" alt=""/>Viết về chuyến bay hạnh phúc, cậu bé 13 tuổi giành giải Đoá hoa đồng thoại