![]() |
Eddie Redmayne trong 'Cô gái Đan Mạch'. |
Càng gần đến ngày công chiếu,The Danish Girl (Cô gái Đan Mạch) càng khiến các fan háo hức hơn. Bởi đâykhông chỉ là bộ phim về Lili Elbe - người đầu tiên dám dũng cảm phẫu thuậtchuyển đối giới tính mà nó còn đánh dấu sự trở lại màn ảnh của Nam diễn viênxuất sắc nhất Oscar 2015 Eddie Redmayne.
Eddie Redmayne đã phải vượt quanhững nỗi sợ hãi, khó khăn, tìm mọi cách để có thể kết nối cảm xúc, tinh thầnvới nhân vật tồn tại cách đây hơn 100 năm và vượt qua mọi định kiến từ nhữngngười xung quanh.
Ngày đầu tiên khi trở thành Lili Elbe, rất nhiều ánh mắt từ các thành viên đoànlàm phim đổ về phía anh: 'Thực sự lúc đó tôi cảm thấy rất bối rối', Eddie chiasẻ trên New York Daily News. Dù chịu nhiều áp lực, trải nghiệm này lại là nguồncảm hứng mạnh mẽ để tài tử 34 tuổi hóa thân thành người chuyển giới một cáchtrọn vẹn với sự đồng cảm sâu sắc.
Eddie Redmayne và Alicia Vikander trong phim. |
"Rất nhiều cô gái chuyển giới tôi từng gặp mô tả cảmgiác tương tự và thậm chí họ còn phải đối mặt với nỗi sợ bị bạo hành', Eddie nói.Anh cũng tiết lộ thêm nỗi sợ luôn thường trực trong đầu khi đảm nhiệm vai LiliElbe là 'bản thân không đủ xinh đẹp' giống như những cô gái thực sự khác.
Dựa trên câu chuyện phi thường cóthật, dưới bàn tay của đạo diễn tài hoa Tom Hooper (The King’s Speech),Cô gái Đan Mạch đã làm sống lại nhân vật Lili Elbe và đưa khán giả tớithế giới đầy màu sắc nhưng cũng không ít nỗi đau. Mọi chuyện bắt đầu từ một buổichiều, khi Lili Elbe lúc bấy giờ là Einar Wegener - chàng họa sĩ tài năng đượcvợ (Alicia Vikander) nhờ đóng giả cô gái làm người mẫu vẽ tranh do sự cố bất ngờxảy đến. Chiều vợ nên đồng ý, lần đầu chạm tay vào những tà váy, Einar đột nhiêncó cảm giác khác lạ và dần phát hiện ra thế giới anh đích thực thuộc về.
![]() |
Tác phẩm điện ảnh tuyệt đẹp này được thực hiện bởi đạo diễn tài năng Tom Hooper, người từng nhận tượng vàng Oscar cho hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất. |
Diễn biến nội tâm của nam diễnviên từng thành công khi nhập vai nhà vật lý lỗi lạc Stephen Hawking hồi nămngoái khiến giới bình phim hết sức ấn tượng. 'Tâm huyết của Eddie Redmayne dànhcho Lili được thể hiện trong từng khoảnh khắc anh ấy nhập vai', nhà bình phimEsther Zuckerman nói. Trong khi đó, tờ Huffington Post nhận định 'sự mong manh,dè dặt mà Eddie đặt trong Einar chính là điều khiến Lili trở nên hết sức xúcđộng và đầy xúc cảm'. Tác phẩm điện ảnh tuyệt đẹp này được thực hiện bởi đạodiễn tài năng Tom Hooper, người từng nhận tượng vàng Oscar cho hạng mục Đạo diễnxuất sắc nhất.
Từ 19h ngày 13/1/2016, khán giả có thể thưởng thức Cô gái Đan Mạchquacác suất chiếu đặc biệt trước khi bộ phim chính thức công chiếu tại Việt Nam từngày 15/1.
Thu An
" alt=""/>Eddie Redmayne tâm sự khi vào vai người chuyển giớiChồng tôi công tác xa nhà, mỗi tháng anh chỉ về được 1 lần. Tôi sinh 2 đứa con đều nhờ cậy bà ngoại lên chăm sóc, đỡ đần. Khi các con đến tuổi đi học, 1 mình tôi phải gánh vác hết việc nhà, vừa đi làm, vừa chăm con để chồng yên tâm công tác.
Bố mẹ chồng tôi ở quê, mỗi tháng chúng tôi đều phải gửi 1 khoản tiền về để phụ giúp ông bà. Trước đây, mẹ chồng tôi không lên trông cháu giúp con dâu với lý do: “Mẹ không thể để bố con ở nhà 1 mình được. Mẹ mà đi thì nhà cửa tan hoang mất”. Nghe bà nói vậy, tôi cũng không dám nài nỉ, đành một mình lo toan việc nhà và nhờ mẹ đẻ giúp đỡ thêm.
Tôi ý thức rất rõ về trách nhiệm với gia đình nhà chồng nên luôn cư xử đúng mực. Cách đối nhân xử thế của tôi chưa bị chồng chê trách bao giờ.
Năm trước, bố chồng tôi qua đời. Thương mẹ ở một mình, chồng tôi muốn đón bà lên ở cùng vợ chồng tôi. Tôi cũng đồng tình vì thấy như vậy là hợp lẽ. Khi chúng tôi thưa chuyện, mẹ chồng tôi đồng ý nhưng bà không chuyển lên ngay mà chờ hết giỗ đầu của bố chồng tôi.
Mẹ chồng tôi về nhà tôi ở khi con lớn của tôi đã học lớp 2 còn đứa bé vừa đi mẫu giáo nên bà cũng không vướng bận việc gì. Khác với suy nghĩ của tôi, mẹ chồng tôi bắt nhịp với cuộc sống thành phố rất nhanh.
Bà chủ động ra ngoài thăm thú phố phường và làm quen với nhiều ông bà trong khu phố. Bà còn tham gia cả câu lạc bộ dưỡng sinh ở phường. Tinh thần của bà rất vui vẻ.
![]() |
Ảnh minh họa |
Khi mới lên ở cùng tôi, chính mẹ chồng tôi chủ động nói: “Mẹ còn khỏe, nhà có việc gì con cứ nói để mẹ làm đỡ cho”. Tuy bà nói vậy, tôi cũng đâu dám ỷ lại cho bà. Tôi vẫn dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, nấu nướng bữa sáng, đưa đón con đi học... Tôi chỉ dám nhờ bà nấu giúp tôi bữa cơm tối vì những hôm phải đưa con đi học ngoại khóa, tôi thường về muộn.
Nhưng rồi tôi chỉ dám để bà nấu cơm đúng 3 lần. Lý do là cơm bà nấu cả nhà không thể nào nuốt được. Trong 3 bữa cơm mẹ chồng tôi nấu, bà cho con dâu và cháu nội thưởng thức món cơm nhão bét, thịt kho mặn chát, rau củ dở sống dở chín và món cá dở luộc dở nấu canh.
Nhìn thấy con dâu và cháu nội bưng bát cơm lên mà không nuốt được, bà nói: “Khổ, mẹ nhà quê vụng về, băm to kho mặn quen rồi. Nếu con và cháu không ăn được thì chịu khó tự nấu vậy”.
Tôi chỉ nghĩ là mẹ chồng vụng về nên nói chữa: “Các cháu không quen với các món ăn mẹ nấu nên mẹ cứ để con về nấu cơm tối cho cả nhà. Mẹ chịu khó ăn muộn chút vậy”.
Nhà có thêm mẹ chồng nhưng tất cả việc trong nhà vẫn đến tay tôi. Trong khi tôi đi làm về, lao vào nấu cơm, tắm giặt cho con, dọn dẹp nhà cửa thì mẹ chồng tôi vẫn thảnh thơi xem ti vi, đi tập dưỡng sinh, thể dục.
Ngày mới lên thành phố, mẹ tôi chơi thân với bà hàng xóm. Hai bà thường đi bộ và tập dưỡng sinh với nhau. Nhưng gần đây, tôi không thấy mẹ chồng đi cùng với bà ấy nữa. Tôi hỏi mẹ chồng thì được biết 2 bà có xích mích với nhau.
Một hôm, tôi đang đi đổ rác thì được bà hàng xóm kéo vào nói nhỏ: “Cháu ở với bà mẹ chồng ấy phải dè chừng. Bà ấy không vừa đâu. Bà ấy kể với cô là cháu dám sai bà ấy cơm nước phục vụ mẹ con cháu. Bà ấy là mẹ chồng chứ đâu phải osin. Bà ấy cố tình nấu cơm cho cả nhà không ăn được để lần sau cháu khỏi nhờ…”.
Đến lúc ấy, tôi mới biết sự thật về mâm cơm không nuốt nổi của mẹ chồng. Tôi thấy rất buồn. Tôi đã định quên chuyện này đi nhưng hàng ngày nhìn thấy bà, tôi lại thấy trong lòng ấm ức. Tôi có cảm giác bà không hề thương cháu nội và con dâu.
Ngày tháng còn dài, tôi còn chung sống với mẹ chồng rất nhiều năm nữa. Theo mọi người, tôi nên làm gì để thay đổi mẹ chồng đây?
(Theo Dân Việt)
" alt=""/>Tâm sự: nồi cơm nhão và đĩa thịt kho mặn của mẹ chồngTình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình là vấn đề đáng báo động. Tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp, sự thiếu dứt khoát, nhẫn nhịn của chị em phụ nữ khiến cho cuộc sống của họ rơi vào bế tắc.
Mới đây, một bài thơ có tiêu đề: “Hôm nay tôi nhận hoa” xuất hiện trên mạng xã hội đã khiến rất nhiều chị em phụ nữ giật mình tỉnh ngộ.
![]() |
Ảnh: Wallpaperswide |
Được biết, bài thơ đã được tác giả Hoài Linh- Ban Quốc tế TW Hội phụ nữ Việt Nam dịch. Thông điệp của bài thơ là: Theo vòng tròn bạo lực nếu để kéo dài sẽ là "Cái tát đầu tiên - Nhát dao cuối cùng".
Hôm nay tôi nhận hoa.
Không phải ngày sinh, không ngày gì đặc biệt.
Nỗi buồn đau đêm qua tôi đã biết,
Lời của anh như dao cứa vào tim.
Nhưng anh đâu muốn thế - tôi tin.
Vì đây hoa thắm xin lời thứ tha.
Hôm nay tôi nhận hoa.
Không kỷ niệm thành hôn, không ngày gì đặc biệt.
Gằn tôi vào tường, cổ tôi anh xiết.
Đêm hãi hùng.
Đêm nửa thật nửa mê!
Và sáng nay tôi đau đớn ê chề.
Nhưng chắc hẳn lòng anh đầy hối hận,
Gửi ăn năn qua màu thắm của hoa.
Hôm nay tôi nhận hoa.
Không mùng Tám tháng Ba hay ngày gì đặc biệt,
Đêm qua trận đòn thù tái diễn.
Hơn mọi lần, hơn cùng cực của đớn đau.
Nếu bỏ anh, tôi sẽ ra sao? Nào tiền, nào các con thơ dại?
Vừa khiếp sợ, vừa dùng dằng ở lại
Nhưng chắc rằng anh thấy quá tay
Mà gửi hoa thắm hôm nay.
Hôm nay tôi nhận hoa.
Một ngày vô cùng đặc biệt.
Về mộ sâu, thân xác tôi được mọi người đưa tiễn.
Trút hơi tàn đêm qua - anh đã giết tôi.
Can đảm hơn và dứt bỏ, than ôi!
Thì đâu hoa thắm tơi bời hôm nay...
Hiện tại, bài thơ đang được lan truyền trên mạng xã hội với một tốc độ chóng mặt.
Theo số liệu thống kê được Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) nêu trong kỳ họp Quốc hội năm 2016, trong các năm 2011-2015 có 157.859 vụ bạo lực gia đình, trong đó trường hợp nạn nhân là nữ chiếm 74,24%, trẻ em chiếm 11,4%, người cao tuổi chiếm 8,91% và ở nam giới là 3%. Trong số 492.520 vụ li hôn đã giải quyết thì nguyên nhân từ bạo lực gia đình chiếm 83,78%. Mỗi năm có hơn 8.000 vụ li hôn mà nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Mức độ tổn hại kinh tế do bạo lực gia đình gây ra chiếm 1,4%GDP/năm. |
“Mẹ không quan tâm con có trượt môn Toán hay không... Nhưng mẹ quan tâm nếu con khóc, nếu con căng thẳng, nếu con buồn bã...", bà mẹ Hàn Quốc động viên khi con gái kể cô làm bài thi không như mong muốn.
" alt=""/>Bài thơ 'Hôm nay tôi nhận hoa' khiến nhiều chị em tỉnh ngộ