Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết sẽ ưu tiên thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn để tăng thu nhập người dân nông thôn một cách bền vững. Tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã theo Luật năm 2012.
Ngoài ra, chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện đại, hợp lý và giữ gìn được những đặc trưng và bản sắc nông thôn truyền thống xanh - sạch - đẹp. Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá và giữ gìn an ninh trật tự...
Để xây dựng nông thôn mới, cần đa dạng hoá các nguồn vốn; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới; Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý chương trình...
Tính đến tháng 10/2017, cả nước đã có 2.815 xã (31,54%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có khoảng 260 xã được công nhận đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Bình quân cả nước đạt 13,23 tiêu chí/xã, giảm 0,24 tiêu chí so với cuối năm 2016 (dự kiến đến hết năm 2017 đạt bình quân 14 tiêu chí/xã).
Có 38 đơn vị cấp huyện thuộc 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 8 huyện so với cuối năm 2016).
Dự kiến đến hết năm 2017, có ít nhất 40 - 42 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Tuy nhiên theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền của cả nước vẫn còn khá lớn, cụ thể: Đồng bằng sông Hồng (1.088 xã), Đông Nam Bộ (257 xã), miền núi phía Bắc (281 xã), Tây Nguyên (119 xã), Đồng bằng sông Cửu Long (329 xã), Duyên hải Nam Trung Bộ (232 xã), Bắc Trung Bộ (509 xã).
N.H - Thu Trà
" alt=""/>2018, thêm 3.300 xã đạt chuẩn nông thôn mớiVideo: Hoa hậu Hoàn vũ H'Hen Niê khen Sơn Tùng M-TP đáng yêu, thích đàn ông chuẩn men và không dám để mặt mộc ra đường
Là một trong những địa phương có tỷ lệ người hút thuốc lá cao, Ban Chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá Đắk Lắk tăng cường tuyên truyền về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe; phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá; duy trì kết quả xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị, trường học, cơ sở y tế trên địa bàn.
Cùng với đó, Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá tỉnh cũng đã thực hiện hiệu quả công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá cho các đối tượng nghiện thuốc có mong muốn cai nghiện thông qua việc xây dựng các phòng tư vấn sức khỏe tại các trạm y tế, trung tâm y tế.
Tiêu biểu tại huyện Cư M’gar, các cấp Hội Phụ nữ trong huyện đã tổ chức phát động gia đình hội viên có người hút thuốc lá ký cam kết và đã thu được hơn 5.000 chữ ký. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã chỉ đạo các cơ sở Hội đẩy mạnh công tác truyền thông, lồng ghép nội dung tuyên truyền tác hại của thuốc lá trong các buổi sinh hoạt, hội họp, trong triển khai các mô hình “5 không, 3 sạch”, “gia đình không có người thân phạm tội và mắc tệ nạn xã hội”, “gia đình hạnh phúc”… Qua khảo sát tại 187 chi hội, có gần 40% số người ký cam kết đã bỏ được thuốc lá.
Hải Phòng cũng là một trong nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai tích cực công tác phòng chống tác hại của thuốc lá theo Luật phòng chống tác hại của thuốc lá và bước đầu thu được những thành công đáng khích lệ.
Từ năm 2014 đến nay, tại Hải Phòng, Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá đã nhận được sự vào cuộc quyết liệt của các đơn vị và người dân. Hiện nay, Hải Phòng có hơn 90% cơ quan, đơn vị đã treo lắp các biển cấm hút thuốc; Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá được thành lập từ cấp thành phố xuống tâm xã, phường, thị trấn; Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng chống tác hại của thuốc lá thành phố và quận huyện thường xuyên tiến hành công tác thanh kiểm tra và xử phạt sai phạm; 100% bệnh viện trên địa bàn thành phố cam kết xây dựng môi trường không khói thuốc lá, trong đó có 60% đơn vị thực thi nghiêm quy định này…
6 giải pháp phòng chống tác hại của thuốc lá ở Hà Nội
Nhằm chống tác hại của thuốc lá, Hà Nội tích cực xây dựng mô hình môi trường không khói thuốc trên toàn địa bàn. Thành phố Hà Nội chỉ đạo 30 quận, huyện, thị xã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực trong việc xây dựng và triển khai chính sách không hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc tại cơ quan đơn vị, thực hiện môi trường không khói thuốc. Nâng cao năng lực triển khai thực hiện của thanh tra viên, tuyên truyền viên tại 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn về Luật phòng chống tác hại của thuốc lá đặc biệt là hút thuốc lá thụ động.
![]() |
Để đẩy mạnh công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá TP.Hà Nội đã đề ra 6 giải pháp sẽ triển khai: tiếp tục củng cố kiện toàn các cấp, các ngành của Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá, thành lập tổ thư ký đầu mối triển khai các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá tại các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo thành phố và tại quận, huyện và thị xã; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, tuyên truyền lợi ích của việc thực hiện “Môi trường không khói thuốc” và đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá các văn bản hướng dẫn kèm theo;
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã trong việc xây dựng và triển khai chính sách không hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc tại cơ quan, đợn vị; nâng cao năng lực triển khai thực hiện của mạng lưới thanh tra viên liên ngành chuyên trách về phòng chống tác hại của thuốc lá cấp thành phố, cấp huyện; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho thanh tra, công an về các quy định của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn liên quan; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm.
Thực tế, các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá đang được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, với nhiều giải pháp và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân, góp phần nhân lên những mô hình điểm nói không với thuốc lá.
Theo WHO, mỗi năm thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, và hơn 600 nghìn người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác. Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại. Trong thế kỷ 20, thuốc lá đã giết chết 100 triệu người. WHO cảnh báo nếu không thực hiện ngay những biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, thì số người chết hàng năm do thuốc lá có thể tăng lên hơn 8 triệu vào năm 2030, và thế kỷ 21 số người chết vì thuốc lá sẽ có thể lên tới 1 tỷ người. |
Minh Minh
" alt=""/>Nhiều tỉnh thành mạnh mẽ nói không với thuốc lá