
Lời toà soạn:Tại Lễ Khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII, trong đó nhấn mạnh mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cụ thể trong những thập niên tới là: Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. VietNamNet xin giới thiệu đến quý độc giả những bài viết theo chủ đề này với mong muốn góp tiếng nói để Việt Nam sớm đạt được mục tiêu đề ra. |
 |
Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ kể từ sau công cuộc Đổi mới. |
Tiếp tục tăng năng suất lao động trên nền tảng ứng dụng khoa học, công nghệ
Trong vòng 20 năm trở lại đây, Việt Nam luôn nằm trong top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với tốc độ từ 6-7%. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), từ năm 2002 đến 2018, GDP đầu người của Việt Nam tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019.
Tuy vậy, có một số liệu đáng lưu ý khi nhìn vào các chỉ số phát triển để dự đoán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Đó là năng suất lao động sơ bộ của người Việt năm 2019 vào khoảng 110,5 triệu đồng/lao động.
Báo cáo của tổ chức Năng suất châu Á (APO, 2019) cho thấy, năng suất lao động của người Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm. Con số này có nhích lên trong mấy năm gần đây (2016-2018) với mức tăng 5,7%/năm.
So sánh với các nước trong khu vực, tỷ lệ tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện cao hơn Singapore (1,42%/năm), Malaysia (2%/năm), Thái Lan (3,2%/năm), Indonesia (3,6%/năm), Philippines (4,4%/năm) và cao nhất trong khu vực ASEAN.
 |
Khoảng cách về năng suất lao động trên mỗi lao động (màu đỏ) và trên mỗi giờ (màu xanh) của các nước so với Mỹ. Sơ đồ này cũng cho thấy mối tương quan về năng suất lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Số liệu: APO |
Tuy vậy, thống kê của APO cũng chỉ ra rằng, năng suất lao động tính theo PPP của người Việt vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Trung bình mỗi giờ, năng suất lao động của một người Việt Nam chỉ bằng 1/11,5 so với Singapore, 1/4,5 Malaysia, 1/2,5 Thái Lan, 1/2 Indonesia, 1/1,6 Philippines và thậm chí chỉ bằng 89% của Lào.
Sự tăng trưởng thần kỳ của Việt Nam thời gian qua là nhờ chiến lược phát triển thị trường, mở cửa nền kinh tế với thương mại quốc tế, thu hút mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phát triển nền tảng sản xuất và xuất khẩu.
Nhưng để tiếp tục phát triển, Việt Nam cần thoát khỏi chiến lược phát triển dựa vào lực lượng lao động giá rẻ, xuất khẩu dựa trên các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, và chuyển trọng tâm phát triển vào tăng năng suất lao động. Trong đó, tăng trưởng năng suất do ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ sẽ là yếu tố tiên quyết để Việt Nam phát triển nền kinh tế.
 |
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1985 - 2019. Số liệu: World Bank |
Theo Dự án “Đánh giá tác động đổi mới của công nghệ ở Việt Nam tới tăng trưởng năng suất GDP của các ngành kinh tế”, kết quả phân tích năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế giai đoạn 2000-2018 cho thấy, tăng trưởng sản lượng bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam là 3,3%.
Có nhiều yếu tố tác động tới sản lượng lao động, có thể kể tới như thâm dụng vốn, sự chuyển dịch lao động giữa các ngành, khả năng hấp thụ công nghệ, nỗ lực của doanh nghiệp đầu ngành trong việc ứng dụng công nghệ,...Trong đó, yếu tố hấp thụ công nghệ đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng, chiếm 1,8% trong tổng mức tăng 3.3% đó.
Báo cáo này cũng cho rằng, trong hơn 20 năm qua, nếu đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, phần lớn các doanh nghiệp Việt có thể tiến gần hơn tới mức tối ưu mà các doanh nghiệp hiệu quả nhất trong nền kinh tế có thể đạt được.
Đầu tư cho khoa học công nghệ: Hưởng thành quả phồn vinh 5-10 năm sau
Theo các chuyên gia, việc nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng sản lượng trên mỗi lao động. Việc áp dụng công nghệ là kênh quan trọng của tăng trưởng. Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các công cụ chính sách hỗ trợ cải thiện năng lực hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế là việc đầu tư cho khoa học và công nghệ ở Việt Nam vẫn còn thấp. Năm 2017, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam chỉ chiếm 0,5% GDP, thấp hơn nhiều so với 1,44% của Malaysia hay 0,8% của Thái Lan.
 |
Việc áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ tác động mạnh tới năng suất lao động, từ đó tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Mức đầu tư thấp cho R&D, từ cả khu vực nhà nước cũng như tư nhân, là vấn đề rất đáng quan tâm. Mức đầu tư thấp cùng với sự hoài nghi của các nhà đầu tư có thể xuất phát từ niềm tin rằng năng suất thu được từ việc áp dụng và sáng tạo công nghệ là không cao. Tác động trực tiếp và gián tiếp của đầu tư vào công nghệ ở Việt Nam đối với năng suất, GDP và tăng trưởng kinh tế hiện vẫn còn mang tính suy đoán.
Nghiên cứu của Bộ Khoa học & Công nghệ, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR-VNU) và trường đại học Queensland (Australia) đã chỉ ra rằng, việc tăng gấp đôi đầu tư cho R&D trong 1 năm có thể dẫn đến mức tăng trưởng GDP thực trên đầu người hàng năm là 1,8% trong giai đoạn 15 năm. Các tác động cao nhất sẽ được nhận thấy vào khoảng 5 đến 10 năm sau quá trình đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
Nguồn vốn đầu tư cho R&D cũng sẽ tác động đến sự gia tăng tiêu dùng và tiền lương, chủ yếu do sự gia tăng thu nhập của lao động có kỹ năng và lao động phổ thông trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong 15 năm, sự gia tăng đầu tư cho R&D dẫn đến mức tiêu dùng tăng trung bình 2,51% và đầu tư toàn nền kinh tế tăng 2,48% hàng năm.
Nhìn chung, việc áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong 20-25 năm tới. Trên con đường đó, các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp ICT sẽ là những “đầu kéo” quan trọng, góp phần chuyển đổi số cho cả nền kinh tế Việt Nam.
Trọng Đạt

Tạo sức mạnh tổng hợp mới cho đất nước
Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản trị…, từng bước hình thành kinh tế số, xã hội số, chính phủ số,...
" alt=""/>Cất cánh tới phồn vinh bằng con đường khoa học công nghệ
 2MP, chụp góc rộng 8MP, với camera chính độ phân giải 13MP. Camera selfie của máy đạt 16MP, đủ làm các bức ảnh selfie đẹp hơn trong ngày Tết.</p><table class=)
 |
Bên cạnh đó, máy có pin 5.000mAh, thoải mái sử dụng trong vòng 1 ngày. Ngoài ra, Y50 dùng bộ xử lý Snapdragon 665, màn hình 6,53 inch, RAM 8GB, ROM 128GB.
Oppo Reno4
Sau khi Reno5 ra mắt, chiếc Reno4 đang về giá 7,49 triệu đồng. Ở tầm giá này, người dùng có bộ 4 camera với các tính năng như Y50, nhưng camera chính của máy độ phân giải cao hơn - 48MP. Là smartphone chiến lược của Oppo ra mắt giữa năm ngoái, camera của Reno4 đủ tính năng, chất lượng hình ảnh đáp ứng người dùng trẻ chụp ảnh đăng lên mạng xã hội. Camera selfie của máy độ phân giải 32MP, nhiều chế độ làm đẹp vốn là thế mạnh của hãng.
Máy chạy chip Snapdragon 720, màn hình 6,4 inch FullHD+, RAM 8GB, ROM 128GB, pin 4,015mAh.
Nếu có thể trả thêm một triệu, người dùng sẽ có Reno5 mới hơn, nâng cấp nhẹ ở bộ vi xử lý. Camera chính sẽ lên 64MP, camera selfie 44MP.
Samsung A71
Chiếc điện thoại của Samsung cũng có camera đủ để người dùng chụp ảnh mùa Tết. Camera chính của máy độ phân giải 64MP, các camera góc rộng/chân dung/cận cảnh lần lượt có độ phân giải 12MP/5MP/5MP.
Các tính năng đáng chú ý gồm: chụp ảnh có sự hỗ trợ của A.I, chụp ảnh xoá phông, chụp ảnh góc siêu rộng, chụp đêm,... Camera selfie của máy độ phân giải 32MP.
Máy có màn hình 6,7 inch FullHD+, chip Snapdragon 730, RAM 8GB, ROM 128GB, pin 4.500mAh, giá bán 8,49 triệu đồng. Ở tầm giá này, A71 phải cạnh tranh với Oppo Reno5 có đề cập trong bài.
Oppo Reno4 Pro/Xiaomi 10T Pro/iPhone SE 2020
Ở tầm giá hơn 11 triệu đồng, người dùng sẽ có đa dạng chọn lựa, vì vậy sẽ “nhức đầu” hơn.
Oppo Reno4 Pro (11,49 triệu) có camera chính độ phân giải 40MP, chip Sony IMX586 Exmor RS, camera góc rộng 8MP cũng của Sony. Cộng thêm hai camera chân dung và camera chụp cận cảnh, chiếc điện thoại của Oppo đảm bảo hình ảnh đủ chất lượng và chụp ảnh đa năng.
Chiếc Mi 10T Pro 5G (12,29 triệu) lại có camera 108MP của Samsung. Thực tế sử dụng không cần ảnh độ phân giải lên tới hàng trăm MP, nhưng về lý thuyết ảnh mức này sẽ có độ chi tiết cao hơn, có thể cắt (crop) ảnh mà không sợ bị giảm chất lượng. Là smartphone duy nhất phân khúc này có camera 108MP nên Mi 10T Pro 5G sẽ được một điểm cộng thêm.
 |
Xiaomi Mi 10T Pro. |
Trong khi đó, mức giá 11,79 triệu người dùng có thể sở hữu iPhone SE 2020. So về độ đa dạng máy ảnh, iPhone SE không so được với hai đối thủ kia. Chiếc máy chỉ có camera chính 12MP, camera selfie 7MP. Tuy nhiên ảnh trên iPhone có chất trung thực riêng, và là khởi đầu cho người mới dùng iPhone.
Galaxy S20/iPhone 11/S20 Ultra cũ/iPhone 11 Pro cũ
Ở tầm giá 17-18 triệu, người dùng có thể yên tâm về chất lượng ảnh của camera. Vấn đề còn lại chỉ là thiết kế, kiểu dáng, hệ điều hành mà mình thích. Ảnh chụp từ iPhone sẽ thiên về độ trung thực, trong khi điện thoại Samsung nói riêng và Android nói chung sẽ áp dụng thuật toán để tối ưu ảnh, giống ảnh đã qua chỉnh sửa.
 |
Samsung S20 Ultra. |
Bộ camera sau của iPhone 11 gồm hai camera 12MP, có chụp xoá phông và góc siêu rộng. Camera trên S20 cũng tương tự, nhưng có thêm camera tele 3x độ phân giải 64MP.
Người dùng vẫn có thể thử nghiên cứu smartphone Android của hãng khác, như Vivo X50 Pro hoặc OnePlus 8T 5G. Vivo X50 Pro có cụm 4 camera sau khá mạnh, gồm camera tele 5x 8MP, tele 2x 13MP, siêu rộng 8MP, và camera chính 48MP.
Trong khi đó, mẫu OnePlus 8T 5G có camera chính 48MP, camera siêu rộng 16MP, camera cận cảnh 5MP.
Ở tầm giá này, người dùng có thể tìm mua iPhone 11 Pro đã qua sử dụng. Riêng về camera, iPhone 11 Pro sẽ hơn iPhone 11 ở camera zoom quang 2x.
Trong khi đó, chỉ khoảng 15 triệu đồng, người mua có thể kiếm Galaxy S20 Ultra. Chiếc máy có cụm camera đa năng và thuộc nhóm tốt nhất hiện tại. Máy có camera góc siêu rộng, góc rộng, tele 5x, zoom kết hợp lên tới 100x.
Galaxy S21 và iPhone 12
Nếu có thể chi ở mức trên 20 triệu đồng, không có sai lầm nào khi chọn mua dòng Galaxy S21 hay iPhone 12. Nếu chỉ xét về camera, Galaxy S21 Ultra và iPhone 12 Pro là lựa chọn đáng tiền nhất. iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max dù có chút khác biệt chuyên sâu về cấu trúc camera nhưng chúng giống nhau ở số lượng và độ phân giải các camera, không khác biệt rõ khi so ảnh.
 |
iPhone 12 Pro Max. |
Nhìn chung, nếu chỉ xét về yếu tố camera, chọn các dòng máy cao cấp vẫn xứng đáng nhất, có thể dùng máy cũ còn tốt. Những chiếc máy từ Samsung Galaxy S10+, lên S20 Ultra, S21 Ultra; hay iPhone X, iPhone 11 Pro, iPhone 12 Pro đều có chất lượng hình ảnh chất lượng cao. Bản thân các smartphone này cũng có camera selfie chất lượng cao, nhưng nếu cần ảnh tự sướng “ảo diệu” hơn, Oppo hay Vivo là lựa chọn tốt.
Hải Đăng

Những smartphone rẻ nhất Việt Nam, giá dưới 1 triệu đồng
Với giá bán chỉ dưới 1 triệu đồng, những smartphone này có các tính năng cơ bản cho người dùng mới, người lớn tuổi, người muốn mua điện thoại dự phòng.
" alt=""/>Những mẫu smartphone chụp ảnh đẹp chơi Tết Tân Sửu