Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, trong 10 tháng năm nay, toàn quốc xảy ra hơn 19.700 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 9.000 người, bị thương gần 14.700 người.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chia sẻ tại lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (Ảnh: Đức Lam).
Hậu quả tai nạn giao thông ảnh hưởng đến những thành quả của tăng trưởng kinh tế và làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn, thân thiện trong mắt bạn bè, đối tác.
Hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông" năm 2024, Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông để bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông và chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chia sẻ, lễ tưởng niệm là dịp để mỗi chúng ta nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè về sự trân quý không gì so sánh được của cuộc sống; đồng thời cũng nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định pháp luật trật tự ATGT.
Ông Trần Hồng Hà gửi lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc nhất đến tất cả các gia đình có thân nhân không may tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam. Đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương chủ động, tích cực giúp đỡ, sẻ chia, cùng chung tay xoa dịu những nỗi đau mà tai nạn giao thông đã gây ra cho các nạn nhân và gia đình của họ.
Người dân tỉnh Ninh Bình tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (Ảnh: Đức Lam).
Phó Thủ tướng Chính phủ kêu gọi mỗi người tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về ATGT; hình thành văn hóa giao thông văn minh, lịch sự, tinh thần tương thân, tương ái, sẵn sàng nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau khi lưu thông trên đường rất cần thiết; từ đó góp phần xây dựng một xã hội an toàn hơn, nhân văn hơn.
Tại lễ tưởng niệm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các cấp, các ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng từ Trung ương đến địa phương tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo đảm trật tự ATGT.
Trong đó tiếp tục hoàn thiện các quy định về tiêu chí chấp hành pháp luật về ATGT trong công nhận gia đình văn hóa, đưa văn hóa trong tham gia giao thông trở thành một trong những chuẩn mực giá trị của con người Việt Nam;
Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ phát triển các dự án kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, an toàn, thông suốt, thân thiện;
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong tổ chức, quản lý, kiểm định phương tiện và điều hành giao thông thông minh; thường xuyên rà soát, phát hiện, khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập trong tổ chức giao thông và "điểm đen" về giao thông; tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về ATGT…
" alt=""/>Hơn 9.000 người sáng đi tối không thể trở về nhà vì tai nạn giao thôngĐại biểu Trần Hoàng Ngân, TPHCM (Ảnh: Hoa Lê).
Đại biểu cho rằng, việc áp thuế TTĐB với xăng sẽ thật sự phù hợp khi đã có nguồn năng lượng sạch thay thế. Tuy nhiên, trong thời gian chờ có được nguồn năng lượng sạch thay thế hoàn toàn, người lao động vẫn phải sử dụng các phương tiện, máy móc hoạt động bằng xăng, do đó cần cân nhắc việc áp thuế suất như dự thảo.
Tán thành về sự cần thiết phải sửa đổi luật, tuy nhiên đại biểu Lê Thị Nga (Hà Nam) đề nghị không nên đánh thuế TTĐB đối với xăng.
"Bản chất của thuế TTĐB là đánh vào mặt hàng xa xỉ để không khuyến khích tiêu dùng, nhưng chúng ta lại đánh thuế TTĐB vào mặt hàng xăng dầu, đây là mặt hàng thiết yếu. Chúng tôi theo dõi từ trước đến nay, các chuyên gia đề xuất nhiều lần bỏ thuế TTĐB với xăng. Nên nhân dịp sửa đổi lần này, chúng tôi đề nghị bỏ thuế TTĐB với xăng", bà Nga nêu ý kiến.
Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng đề nghị không đưa xăng dầu vào mặt hàng chịu thuế TTĐB, bởi đây là mặt hàng thiết yếu, không đúng với mục đích là đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng xa xỉ.
Cân nhắc lộ trình áp thuế với rượu, bia, thuốc lá
Góp ý về dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho rằng, không nên ghép chung tăng thuế suất bia và rượu như dự thảo luật.
Theo ông Thân, rượu là rượu, bia là bia. Bia là đồ uống giải khát, "đánh thuế ở đây là nguy hiểm lắm", tác động rất nhiều đến các lĩnh vực khác, nhất là doanh nghiệp. Để ra một giọt bia cần rất nhiều đến các ngành phụ trợ khác, chưa kể lĩnh vực này nộp ngân sách rất nhiều.
Bên cạnh đó, các công ty rượu, công ty bia thời gian gần đây, doanh thu mới tăng lên sau đại dịch Covid-19. "Theo tôi nên áp dụng phương án 1 mà dự luật đề xuất, giãn đến năm 2027 mới áp dụng", ông Thân nêu ý kiến.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân, Thái Bình (Ảnh: CTV).
Đồng ý tăng thuế TTĐB với rượu bia, thuốc lá, tuy nhiên đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cũng cho rằng cần cân nhắc lộ trình áp dụng. "Qua khảo sát, rượu, bia phi chính thức, nhập lậu là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc. Cần công bằng với doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc; cần đánh giá đầy đủ, hài hòa sự tác động của việc điều chỉnh thuế", ông Hạ nói.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) bày tỏ nhất trí về việc tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia gây tác hại đến sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.
Bà Ánh cho rằng, quy định này cũng sẽ làm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân do tác hại của rượu, bia gây ra, giữ an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, theo đại biểu, xét về nhiều mặt thì khi tăng thuế suất đối với mặt hàng nào đó cũng cần cân nhắc lộ trình thực hiện phù hợp, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới.
Theo đại biểu, nếu tăng thuế quá nhanh và mạnh khiến các doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp làm sụt giảm sản lượng đột ngột dẫn đến nhiều dự án đầu tư thua lỗ, không thể thu hồi được vốn.
"Việc giảm sản lượng quá nhanh tác động tiêu cực đến công ăn, việc làm của người lao động, số lượng lao động dôi dư từ các nhà máy rượu, bia chưa kịp để chuyển đổi nghề nghiệp", đại biểu nói.
Đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc giãn việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành rượu, bia và bắt đầu áp dụng từ năm 2027.
Đề xuất vàng mã, túi nilon, thuốc diệt cỏ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Dương Minh Ánh bày tỏ nhất trí cao với đề xuất đưa vàng mã, hàng mã thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Bởi việc đốt vàng mã của người dân ngày càng trở nên phổ biến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí.
Hiện nay, chỉ số bụi mịn tại các đô thị lớn trong đó có Hà Nội đang ở mức báo động đỏ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân.
Do đó, theo đại biểu, ngoài những biện pháp như tuyên truyền, vận động người dân giảm đốt vàng mã, thì biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này mục đích là để dần thay đổi hành vi đốt vàng mã của người dân, góp phần giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Tương tự như vậy, bà Ánh cũng đề nghị ban soạn thảo cần rà soát, bổ sung mặt hàng như túi nilon, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì đây là những mặt hàng gây ảnh hưởng lâu dài đến môi trường, nguy hại đến sức khỏe của người dân.
" alt=""/>Xăng có phải là hàng xa xỉ?Quặng mangan chứa các kim loại quan trọng trong sản xuất công nghệ cao (Ảnh: Getty).
Theo Newsweek, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tokyo và tổ chức phi lợi nhuận Nippon Foundation đã phát hiện ra số khoáng sản này dưới đáy đại dương ngoài khơi đảo Minami-Torishima, nằm cách Tokyo khoảng 1.900km về phía đông nam.
Mỏ khoáng sản dưới nước này chứa 740.000 tấn niken và 610.000 tấn coban. Theo các nhà nghiên cứu, con số này đủ để đáp ứng nhu cầu của Nhật Bản trong 11 năm và 75 năm.
Tổng giá trị của các nguồn tài nguyên này ước tính là 26,6 tỷ đô la, nếu bán theo giá giao dịch hiện tại là 16.035 USD một tấn niken và 24.300 USD một tấn coban.
Niken và coban được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống lưu trữ năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong hóa chất pin lithium-ion, trong khi coban là thành phần thiết yếu cho pin sạc trong thiết bị điện tử tiêu dùng và đóng vai trò trong sản xuất chất bán dẫn. Cả hai kim loại, cũng như mangan, đều rất quan trọng đối với các công nghệ như pin lithium cho xe điện (EV).
Newsweeknhận định, phát hiện này sẽ giúp Nhật Bản độc lập hơn về vấn đề chuỗi cung ứng.
Nhật Bản không phải là nước duy nhất đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung các mặt hàng thiết yếu. Mỹ và một số quốc gia khác cũng đang tìm kiếm các nguồn kim loại và khoáng sản hiếm mới như vonfram, mangan và các nguyên tố đất hiếm (REE). Trung Quốc đang nắm giữ nhiều trong số này, mà Washington cho rằng gây ra rủi ro cho an ninh quốc gia.
Một báo cáo vào tháng 6 của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ đã coi sự thống trị của Trung Quốc với coban là một rủi ro lớn đối với chuỗi cung ứng, đặc biệt là khi căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Năm nay, Trung Quốc được cho đã cảnh báo hạn chế xuất khẩu khoáng sản quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản. Động thái này được đưa ra khi Tokyo thắt chặt các hạn chế đối với việc bán thiết bị sản xuất chip cho các công ty Trung Quốc vào tháng 7.
Phát hiện về mỏ khoáng sản của Nhật Bản là kết quả của một cuộc khảo sát dưới nước được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 6, bao gồm hơn 100 địa điểm dọc theo đáy đại dương gần Minami-Torishima.
Nippon Foundation đã công bố kế hoạch bắt đầu khai thác quy mô lớn vào cuối năm tài chính 2025, với sự tham gia của Đại học Tokyo. "Bắt đầu từ năm 2026, chúng tôi dự kiến sẽ thành lập một liên doanh với nhiều công ty Nhật Bản để thương mại hóa các khoáng sản như các nguồn tài nguyên được sản xuất trong nước", quỹ cho biết.
" alt=""/>Nhật Bản phát hiện "kho báu" trị giá 26 tỷ USD dưới đáy biển